Mọi thứ về sách

Thảo luận trong 'Giao lưu-Tâm sự' bắt đầu bởi dfuz6, 27/3/15.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mấy cuốn self help với dạy làm giàu thường ko có giá trị mấy. Vì người giàu thì ko chia sẻ bí quyết làm giàu, người sống đạo đức hay tự lực thì ko viết sách giúp người khác có đạo đức hay nỗ lực.

    Mấy cuốn sách dạng này thường chỉ chứa những điều hoặc vô thưởng vô phạt, hoặc có điều áp dụng dc thì ai cũng biết, đại chúng, nhưng nâng tầm lên. Mục đích là để làm giàu thêm về tiền/danh vọng cho tác giả.

    Dạo này chả đọc dc sách gì mới, nhưng rút ra là đời người ngắn thì chỉ nên đọc chọn lọc. Trừ sách đọc đơn thuần vì yêu thích ra - kiểu fiction/non fiction - thì chỉ đọc những cuốn lưu truyền hậu thế qua nhiều đời, có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Những cuốn đọc qua đã biết đại ý là gì thì có thể bỏ qua ngay.
     
    cayChanh, WisAnita thích bài này.
  2. surphi10

    surphi10 Guest

    Theo thời gian mà con người có những nhu cầu đọc khác nhau thôi. Đọc cái gì cũng được, miễn là người đó thấy có giá trị với họ.

    Mà cái ranh giới của self help nó cũng mong manh lắm. Không biết mấy quyển như "Quà tặng cuộc sống", "Hạt giống tâm hồn" có được xếp vào dạng self help không. Và trước mình có thấy 1 trang web nói "Con đường chẳng mấy ai đi" là sách self help :v (à nếu mấy cuốn trên là sách self help thì có thể nói là bọn chúng thuộc loại giúp người khác sống có đạo đức ấy).

    Mình cũng không ưa đọc mấy quyển self help - dạy làm giàu, thành công, nhưng cũng không nên áp đặt lên người khác.

    P/s: Nói về chủ đề dạy làm giàu, dạy thành công. Hồi trước trên youtube, thấy có 1 thanh niên 20 tuổi bàn về khủng khoảng tuổi 30 vì không thành công trong sự nghiệp =)) Rồi tự hào khi thấy thằng nhóc hàng xóm mang bộ truyện doremon hắn tặng đi bán lại lấy tiền ??? (Mình méo ưa, nhưng cũng chả khuyên ai, họ nên tự chịu trách nhiệm về quan điểm của mình)
     
    Last edited by a moderator: 16/3/18
    Anh DaucayChanh thích bài này.
  3. Wis

    Wis Guest

    Te-Si thì đúng hơn. :D
     
    cayChanh thích bài này.
  4. cayChanh

    cayChanh Guest

    1 bộ NT . Mà nghe tiêu đề mới biết ông hawking mới mất. Đọc sách ổng khó hiểu, đọc xong là đầu bay ra bn câu hỏi :D

    @Wis : sách tony buổi sáng nó nặng mùi Te lắm thì phải, t mới đọc qua mấy quyển mỗi quyển mấy trang, thấy nó judge liên tục :D.
     
    Wis thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    À mấy quyển surphi kể thì mình nghĩ đúng là hơi khó phân loại thật. Ý mình là loại sách để tiếp thu kiến thức. Sách thì có đến hàng trăm triệu quyển, nếu ko phân loại với cách thức đọc thì cả đời ko thể nắm dc hết. Ngay cả văn học, vốn để thăng hoa cảm xúc thuần túy thì cũng thập cẩm đủ loại. Chỉ đọc loại kinh điển thôi cả đời còn chưa chắc hết thì sao lại phải đi đọc sách thị trường.

    Nói riêng về sách dạy làm giàu mình ko tin có thể giàu nhờ đọc sách. Kiến thức làm giàu có tồn tại, nhưng nó ko nẳm ở dạng lý thuyết, hoặc dạng có thể truyền tải qua sách. Để ý thấy mấy người giàu từ tay trắng trước tới nay đều là dạng hổ báo cáo chồn, liều lĩnh xông pha, dám nghĩ dám làm... Nhờ thế họ mới mới thấy được các cơ hội làm giàu vốn chuyển động ko ngừng, đúc kết kinh nghiệm từ thất bại bản thân để chơi bạc lớn. Chứ ru rú ở nhà đọc sách thì để làm việc khác chứ ko giàu được:D

    (Một thanh niên nghèo vụt cơ hội từ btc cảm thán)
     
    Wis, rogp10surphi10 thích bài này.
  6. rinlovegood

    rinlovegood Guest

    Về truyện, tiểu thuyết...vì hồi cấp 2 cấp 3 chỉ đọc thể loại này thôi

    Tiểu thuyết trinh thám: Dốc quỷ ám của Chu Hạo Huy, đặc sắc ở cái kết, rất cảm động. Dựa trên 1 sự kiện có thật được đăng tải trên báo... Đừng nói chuyện với cô ấy của Ngộ Cẩn, mình tìm hiểu tâm lý học tội phạm sau khi đọc truyện này

    Truyện ma trung quốc: đọc rất nhiều nhưng thấy hay thì có Tấm vải đỏ của Hồng Nương Tử, Kỳ án ánh trăng của Quỷ Cổ Nữ, Đạo mộ bút ký của Nam Phái Tam Thúc, Cưới ma của Chu Đức Đông

    Truyện teen ^^: Bí mật tình yêu phố angel, Nữ hiệp quái chiêu của Girlne Ya (không phải tiểu thuyết cũng không phải nặng nề ngôn tình, đọc có chút vui tươi, ngây ngô)

    Truyện người lớn: Thiên thần sa ngã của Tào Đình, đây là truyện đầu tiên đọc về thể loại 18+, được 1 đứa bạn cho mượn hồi học cấp 2...hồi đấy cũng chưa hiểu cái quái gì nhưng đọc thì thấy hay

    Câu chuyện phù sinh của Sa La Song Thụ, cái này không có biết đưa vô mục nào, nhưng nó là các mảnh ghép các câu chuyện nhẹ nhàng...câu chuyện về Trường Sinh

    Ngày xửa ngày xưa mình thường đọc truyện, tiểu thuyết...bây giờ lớn thì mình lại kiếm sách khoa học, sách tâm lý, sách chuyên ngành, nói chung các thể loại khác để đọc...nên mấy chế nào trước giờ ít đọc ngôn tình thì thử xem nào ^^
     
    Mây TrờicayChanh thích bài này.
  7. Wis

    Wis Guest

    Sách của Te-dom mà, nhưng có mùi Si-Ne rõ ràng.
     
  8. cayChanh

    cayChanh Guest

    "cô gái đến từ hôm qua" của nguyễn nhật ánh có phải ngôn tình ko :p.
     
    rinlovegood thích bài này.
  9. kwideur

    kwideur Guest

    ĐI TÌM LẼ SỐNG - Viktor E.Frankl, Ni -Fe.

    Mình mới đọc lại cuốn Đi tìm lẽ sống - mua ở hội sách - của Viktor E.Frankl, một nhà tâm lý học người Áo và là tù nhân sống sót trong trại tập trung Đức Quốc Xã, điều thu hút mình đến với cuốn sách này.

    ĐI TÌM LẼ SỐNG, đúng với cái tên của nó, đi tìm một ý nghĩa để tiếp tục sống qua những ngày tháng cùng cực khổ do đói, làm việc nặng nhọc, làm việc thiếu thốn, bệnh tật, phù nề, chán nản không một tia hy vọng. Lẽ sống là điều giúp tù nhân sống sót tới những ngày cuối cùng trong trại. Bởi lẽ khi một tù nhân buông xuôi, mất hết đi mọi niềm tin, hy vọng sống cùng với cơ thể gầy giơ xương ốm yếu sau bao ngày đói khát sẽ làm cho những mầm bệnh ủ sẵn trong người trỗi dậy và giết chết anh ta trong ngày một ngày hai (một phần thông tin trong sách).

    Cuốn sách sẽ không phải là một cuốn tự truyện, tiểu thuyết chi tiết kể lại những ngày tháng gian khổ, sống như thú, như zombi trong tù mà là cách mà một người tù sống sót, tồn tại trong tù. Diễn biến tâm lý của họ qua phân tích của tác giả Viktor. Từ lúc bị sốc khi vào tù, rồi những tháng ngày chai sạn cảm xúc khi phải chứng kiến biết bao cảnh chết chóc trong tù, cho đến khi ra tù, trở về nhà với hình ảnh một bữa cơm gia đình đầm ấm, vợ con chạy ùa ra ôm chầm mừng mình trở về, rồi lại vỡ mộng một lần nữa khi biết rằng mình là người duy nhất sống sót sau cuộc chiến.

    Thông điệp tác giả muốn truyền tải là con người, trong một hoàn cảnh mất đi sự tự do, mất đi quyền con người, mọi nhu cầu vật chất, tinh thần như thế...thì vẫn còn lại một thứ: sự tự do trong lựa chọn thái độ của mình. Họ có trách nhiệm với việc đó. Cuốn sách sẽ hay đối với ai quan tâm về tâm lý, quan tâm đến chiến tranh, đến trại tập trung thời Đức Quốc Xã, thời Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.


    Về type MBTI của tác giả Viktor E.Frankl:
    Đọc bài viết của tác giả, mình không có thấy có tí Fi nào ở đây cả. Không hề có một tí mơ mộng nào ở đây cả(bạn thử đọc cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu của Rosie Nguyễn thử xem, sặc mùi mơ mộng). Tất cả đều là lời kể về những diễn biến trong tù, và những nhận định về tâm lý của tù nhân. Cũng không phải là những đúc kết kiểu Ti. Mình cảm nhận tác giả có Ni - Fe. Tác giả có khiếu về suy nghĩ tích cực, xNFJ mình gặp cũng thế. "Đam mê triết học, tâm lý học thực nghiệm và phân tâm học", là một bác sĩ tâm lý, "thỉnh thoảng nghĩ về ý nghĩa cuộc sống". Một người bạn ENFJ của mình cũng hay cho mình những góc nhìn rất hay, rất tích cực.
    Mình đoán tác giả INFJ.

    Giờ mới thấy nhóm NF rất hay nói về việc ảnh hưởng tâm lý về lâu dài lên một cá nhân nào đó (trong các buổi nói chuyện với họ).
     
  10. kwideur

    kwideur Guest

    • Về Giản Tư Trung, qua buổi nói chyện của ông ở buổi hội thảo, mình mới có cơ hội hiểu thêm về tính cách của ông, thông qua cách ông thuyết trình, cách ông dẫn dắt câu chuyện chủ đề. Buổi hội thảo nói về sự học, Học thật - Làm Thật – Sống Thật, có một điều là cách sử dụng từ ngữ, cách ông nhắc lại ý nghĩa/định nghĩa của những từ, theo một cách logic có hệ thống, hoặc cũng có một phần suy ra từ chính ông, cho thấy ông dùng Ti.
    • Một trong những đặc điểm của Ti là dùng từ phải chính xác, rõ ràng, đúng nghĩa trong trường hợp câu cú ngữ cảnh đó. (nhận xét từ những Ti-user mà mình đã gặp). Như ba mình, ông lại hay thích giải thích mọi thứ theo kiểu how thing work. Một ISTP khác lại nói với mình quy luật về viết phiếu, "theo đúng là viết phiếu/hóa đơn thì không được sửa tẩy xóa, không được sai một lỗi nào".
    • Ông đưa ra định nghĩa cho từng từ, rồi lồng ghép kiểu như công thức toán để giảng giải vấn đề cho mọi người. Và phong cách Ti, nói lên sự thật (thật ra Fi cũng thế), đôi khi nói lên những điều sẽ khiến cho một số người nghe sẽ hơi nhói.
    • Cách dẫn dắt chủ đề của ông sẽ hơi có một chút lan man, sẽ hơi sa vào nói sâu về một phần nào đó, hoặc đi quá xa so với ban đầu. Kiểu bay nhảy tùm lum. Ông có sử dụng cả Ne nữa. Nhưng điều chắc chắn là ông quan tâm đến bản chất vấn đề, ví dụ như kế toán, ý nghĩa của những con số, những biểu đồ là gì, đằng sau chúng là gì. Chứ không chỉ là thấy trên mặt, học trên ngọn. Ông rất nhấn mạnh việc đó, rằng khi hiểu được bản chất sự việc "học vậy sẽ rất là đã", điển hình của nhóm NT. Mà cụ thể mình đoán luôn ông là INTP. Đúng kiểu, và ông chọn con đường giáo dục, nghiên cứu về sự Học.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------​
    • Các bạn muốn thưởng thức giọng văn Ti, hãy tìm đọc cuốn sách Đúng việc này....bản thân cuốn cuốn sách cũng thực sự ý nghĩa. Nó giúp mình sống sót qua những tháng ngày làm công nhân kiêm lơ xe.
     
    Anh ĐậucayChanh thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.