[Chia sẻ&Học hỏi] Đam mê của bạn là gì? Và bạn đã tìm ra nó bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Giao lưu-Tâm sự' bắt đầu bởi FaNo, 8/7/15.

  1. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Ở đây mình xin bổ sung thế này.Mình thấy chúng ta đang tranh lận vấn đề mà hình như chưa nắm rõ các khái niệm,định nghĩa của vấn đề đó là gì

    Đam mê theo từ điển tiếng việt mà mình tra là sự ham thích 1 cách thái quá về 1 thứ gì đó(tức là thứ cảm xúc đó phải mạnh mẽ đủ khiến cho bạn gắn bó với nó lâu dài.Tuy nhiên mạnh tới đâu thì cái này chưa thể định lượng được vì nó thuộc về cảm xúc).Mình có thể lấy ví dụ:1 người lâu lâu chơi bida với đám bạn sẽ không có đam mê bằng 1 người chơi bida chuyên nghiệp luyện tập hàng tuần với mong muốn trở thành cơ thủ hàng đầu quốc gia.Vậy sự khác nhau giữ thích và đam mê chủ yếu là độ mạnh mẽ của cái cảm xúc thích đó

    Nói thêm đã nói tới đam mê thì phải nói tới ước mơ.Ưoc mơ là sự mong muốn của con người nhằm đạt được 1 thứ gì đó và thứ đó hiện giờ nằm ngoài khả năng đạt được của người đó(trạng thái tạm thời).Vậy ước mơ khác đam mê ở chỗ ước mơ có thể viễn vông,là muốn những thứ chưa đạt được hiện tại.Đam mê có thể là cảm xúc thích 1 thứ gì đó mạnh mẽ và có thể thực hiện được hoặc không vào bây giờ.

    Thành công là sự đạt được thứ gì đó theo mục đích cá nhân không phải là theo ý muốn xã hội như của bạn Evernalonekz.Nếu 1 người mà đạt được những thành tựu mà được nhìn nhận là thành công theo sự công nhận của xã hội thì thành công đó là thành công của xã hội đặt cho anh ta hoặc bắt anh ta phải như vậy.Ở đây ta phải xét ý muốn của bản thân anh ta đã.

    VD:1 người làm 1 bài văn được 9 điểm và được giáo viên và cả lớp khen là giỏi,thành công nhưng người đó muốn 10 điểm thì trong thâm tâm anh ta nghĩ anh ta thất bại.Sự thành công của cá nhân phụ thuộc vào mục đích cá nhân chứ không phụ thuộc vào mục đích của xã hội,ý muốn của xã hội

    Đam mê nào nếu theo đuổi đến cùng thì có thể thành công,có thể thất bại theo ý muốn của người đó.Ở đây mình xin nói thêm nhiều trường hợp nhiều người theo đuổi đam mê và thành công trong lĩnh vực đó nhưng trong cuộc sống thì bết bát không thể đảm bảo những nhu cầu cơ bản như ăn,uống,nhà ở....Rõ ràng cái sự thành công của ông ta khó có thể đảm bảo cho người đó cuộc sống tốt và có thể dẫn đến việc ảnh hưởng đến những thành công sau này.Vậy thực ra nếu theo đuổi đam mê thì chúng ta cũng phải dành 1 chút nhìn vào thực tế và đề ra những biện pháp mềm dẻo hơn để thực hiện nó

    Nói thêm về Evernalonekz:Cái avatar đẹp đấy,ông lấy trên mạng à
     
    Last edited by a moderator: 12/8/15
    Wind thích bài này.
  2. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    1 ví dụ thêm cho thành công phụ thuộc vào mục đích của cá nhân không phải mục đích của xã hội là đây:

    vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nha-toan-hoc-nga-tu-choi-nhan-giai-thuong-fields-2068816.html

    Ông ta đặt mục tiêu là giải được bài toán đó chứ không muốn nhận giải thưởng danh giá Field.Thử nghĩ nếu ông là người Nga và nhận giải Field thì sẽ đem vinh quang cho nước Nga như thế nào nhưng không ông chỉ theo đuổi thành công của riêng ông thôi còn ông khước từ mọi tiền bạc,danh vọng(những thứ không có trong tâm trí của ông,những thứ mà những người thường sẽ bảo là thành công khi nhận được điều đó)

    Tất nhiên cũng có trường hợp nhiều người đặt mục đích của thành công là cống hiến cho cộng đồng nhưng sự lựa chọn mục đích đó phải xuất phát từ bản thân người đó chứ ko phải do sức ép,sự nhìn nhận của xã hội
     
  3. Tiêu

    Tiêu Guest

    tớ ko định nói gì về cái này nữa, nhưng @Nhật Tân à, tớ nghĩ cái ví dụ đấy ko đủ sức thuyết phục đâu ^^ Vì nếu nói về vinh quang, danh vọng, thì người ko có hiểu biết sâu sắc về khoa học có thể chỉ biết ông ta qua việc ông được nhận giải, nhưng những người hiểu biết rất nhiều, như người trong ngành, đất nước, .... những người quan tâm thật sự sẽ biết cho dù ông ta có được nhận giải hay ko ^^ thực tế rằng, việc ông ta ko nhận giải còn khiến ông ta "hot" đó ^o^ vì thường thì người ta sẽ nhận giải, ko pải vì thèm tiền hay danh vọng (có thể có), mà vì họ xứng đáng nhận, ko phải vì muốn có nó họ mới thành công, mà vì họ thành công mới có nó mà @_@ Còn về tiền, những nhà khoa học trên thế giới ko thiếu tiền như cậu nghĩ đâu, và sau khi ông đã cho thấy tài năng của ông như vậy, cậu nghĩ đất nước sẽ để ông chết đói, hay vô dụng sao? Thực tế thì h rất nhiều nước chú trọng phát triển khoa học, vì họ thấy được tầm quan trọng của nó, và tớ ko nghĩ tới 1 nước phát triển như Nga lại kém tới mức ko thể thấy điều đó đâu ^^ Vậy nên tớ nghĩ việc ko nhận giải thưởng đó có vẻ ko ảnh hưởng quá nhiều tới nhà khoa học đó lắm đâu @o@
    * P/S: Ý tớ vô dụng ở đây là sống ko có cống hiến đó ^^
     
  4. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Sai lầm của chúng ta thường là áp đặt sự thành công theo ý nghĩ của mình(phải có tiền bạc,danh vọng) lên cho người khác.Những phần mình bôi đen mình xin trả lời luôn là cho dù ông ta có được mọi người quan tâm, khâm phục hay ko thì đó cũng ko phải mục đích của ông ta.Ở đây bạn đang nói về mọi người biết ông ta thành công và dành cho ông ta sự ngưỡng mộ

    Như thực tế bạn nói là ông ta có thành tựu về mặt thực tế.Mình chỉ muốn tập trung nói về mặt mục đích thôi xin đừng nhầm lẫn sang chuyện ông ta xứng đáng có hay ko có tiền bạc,danh vọng hay được đầu tư đâu.Mà thực tế trong bài viết đó thì ổng cũng lánh mình đi ở ẩn mất rồi tức là ổng ko cần tiền.Tiền bạc,danh vọng đối với ông ta chỉ là phần thưởng thêm khi ông ta thành công,nhận cũng được mà không nhận cũng chả sao cả
     
    Tiêu thích bài này.
  5. Tiêu

    Tiêu Guest

    Ờ, tớ cũng ko bảo ông ta là có tham vọng hay ko, điều tớ nghĩ là tớ chắc có thể là ông ta ko thiếu tiền tới mức đó ^^ Tớ chỉ để bảo là phần tiền bạc danh vọng hay ko, thì cái này chưa nói chắc được ^o^ còn tớ nói xứng đáng, là vì nếu phải như ông ta mới là con người đáng khen, thì bao nhiêu người nhận giải khác có mà thành tham tiền, danh vọng mất @_@
     
    Fr7to7 thích bài này.
  6. ccl

    ccl Guest

    May mà đam mê của mình vô cùng dễ nhận ra :D Từ hồi đi học, mình vẫn rất thích làm bài tập tiếng Anh nên giờ mình nghĩ nó là đam mê. Mình có đam mê với ngôn ngữ, đơn giản vậy thôi :D. Với mình thì mình phải làm công việc bằng đam mê thì mới chịu được. Vậy nên khi đăng kí nộp hồ sơ đại học thì nhất định phải là ngôn ngữ. Giống như không có nó thì mình không sống nổi vậy. :D
     
    TiêuHuyên Linh thích bài này.
  7. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Đồng ý với nhận định của KZ. Orginal meaning của thành công là đạt được kết quả (thành) một hành động (công). Nhưng cụm từ thành công hiện tại không được sử dụng theo nghĩa như vậy, và tốt nhất không nên được hiểu theo nghĩa như vậy. Để khuyến khích mọi người hướng tới thành công thì thành công phải là một khái niệm đã được xã hội hóa, bởi vì xã hội sẽ đào thải các khái niệm gây ra bất lợi cho nó.
    Có ví dụ này để chỉ ra thiếu sót trong định nghĩa của Tân: Một tên giết người đặt mục tiêu giết chết 10 mạng. Hắn ra đường và giết chết 10 mạng, sau đó vào tù. Tên giết người đã đạt đến mục đích của mình (giết chết 10 mạng) bất chấp ý muốn xã hội (được tự do), đầy đủ tiêu chí mà Tân đưa ra đó. Vậy chúng ta có thể gọi tên giết người đó là một hình mẫu thành công mẫu mực (dám làm những gì mình muốn làm bất chấp người khác không)? Nghĩ tiếp: nếu một bộ phận xã hội coi việc "làm theo mong muốn của mình" là thành công thì điều gì sẽ xảy ra cho bộ phận đó và phần còn lại của xã hội không mong muốn hệ quả của hành động đó? Bạn thấy self contradict chưa?

    Mình đồng ý với Dan và KZ, định nghĩa hợp lý nhất của thành-công-xã-hội là mang lại added value (1) mà cộng đồng cần (2) cho cộng đồng theo hướng tích cực (3). Bề dày của thành công tăng theo phạm vi cộng đồng được added value đó tác động (BitDefender vs BKAV) và độ đặc thù của value đó (iPhone vs BPhone). Chẳng hạn artist như KZ muốn sống được bằng nghề vẽ thì phải vẽ tốt (3) được theo ý thích của khách hàng (1,2). Hoặc scientist trong ví dụ của Tân đã thực hiện một công trình mà ứng dụng của nó có thể nâng tầm cuộc sống.
     
    Ginny, EvernaloneKZFr7to7 thích bài này.
  8. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Mình xin phép được bôi đen và trả lời những ý chính của bạn Liberia Scentia

    Đầu tiên là ý kiến thành công là 1 ý tưởng xã hội hóa.Mình hiểu cái ý tưởng này của bạn.Bạn muốn tuyên truyền cho tất cả mọi người là thành công phải đặt ra sự đóng góp cho xã hội lên hàng đầu phải ko.Mình nghĩ bạn đang sợ những tác hại của sự thành công và ích kỷ về mặt cá nhân đối với xã hội phải ko.Nhưng như mình đã nói lựa chọn cống hiến cho xã hội hay ko là lựa chọn của cá nhân và chúng ta chỉ có thể kêu gọi mọi người chung tay góp sức thôi.Vả lại thành công cá nhân cũng là góp 1 phần giá trị cho xã hội rồi đó.

    VD:bạn làm giàu cho bản thân bạn,bạn đóng thuế đầy đủ => nhà nước có tiền thu đủ ngân sách chi tiêu cho các hoạt động công ích,xã hôi có thêm 1 công dân lương thiện.

    Chúng ta làm sao có thể hướng người ta vào sự thành công nếu chúng ta chỉ cho họ con đường sai rằng họ phải quên đi lợi ích bản thân mà nghỉ cho xã hội.Chúng ta chỉ có thể hướng họ tìm hiểu con đường cho bản thân trước rồi kêu gọi góp sức cho 1 mục tiêu chung của tập thể.

    Điều thứ 2 nữa,bạn nói xã hội sẽ đào thải những khái niệm bất lợi cho nó.Điều này cực nguy hiểm.1 xã hội thông minh phải nhìn nhận thực tế chứ không che giấu nó vì điều nó phản khoa học.Đã là thứ đã được định nghĩa và khái niệm thì nó chỉ có thể sửa đổi thông qua 1 loạt các tranh luận nhằm tìm ra chân lý gần đúng nhất.Bạn nghĩ sao với xã hội 1 số nước Hồi giáo Trung Đông nơi coi phụ nữ như 1 thứ súc vật,hàng hóa ko hơn và coi quyền bình đẳng cho phụ nữ là sự nguy hiểm cho cái xã hội đó

    Điều thứ 3,cái ví dụ tên cướp đó mình khẳng định hắn đã thành công.Nhưng mình không nói hắn là thành công mẫu mực mà mọi người phải noi theo.Con người được quyền tự do làm gì họ muốn miễn sao họ không đụng tới quyền tự do của kẻ khác.ở đây hắn đã thành công tước đoạt quyền được sống của 10 người đó và chúng ta đã tạo ra luật pháp,đạo đức để trừng phạt những hành vi đó

    Tất cả những ý trên mình đều nhấn mạnh là phải xem xét mục đích của bản thân cái đã.Bởi vì khi bạn xét rõ bản thân thì bạn mới ý thức được điểm mạnh,yếu của chính mình mới có thể toàn tâm toàn ý vượt qua những trở ngại trên con đường sự nghiệp (ví dụ:những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cho họa sĩ,sự công nhận tài năng bạn của xã hội).Khi bạn đã thỏa mãn bản thân bạn rồi bạn mới có thể hướng tới lợi ích chung của xã hội được
     
    Purple thích bài này.
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Nguy hiểm là do bạn Tân nhìn xã hội tại một điểm. Về lâu dài, những ý thức xã hội còn bền bỉ tồn tại đến ngày hôm nay là kết quả của những cuộc đấu tranh ý thức hệ và chọn lọc rất khắc nghiệt của lịch sử. Những chủ thuyết sai lầm xuất hiện rất nhiều trong các giai đoạn lịch sử nhất định nhưng đều bị xã hội tự nó đào thải đi đấy thôi.

    Nhiều người trẻ bây giờ nói: "mọi người phải tôn trọng con người thật của tôi" nhưng cũng nói: "hành động của tôi xuất phát từ mong muốn của tôi, mọi người muốn hay không cũng phải chịu, đừng chỉ trích tôi" rồi đi kêu người khác phải sống theo đam mê này nọ không là lạc hậu. Rất self contradict. Kiểu bạn không muốn bị áp đặt quan điểm của xã hội nên bạn bắt xã hội phải chấp nhận hệ quả từ hành động của bạn vậy.

    Tự do không sai. Cũng như lý tưởng cộng sản vậy. Nó rất đẹp trên sách vở, nhưng lý do nó fail đơn giản là nó đòi hỏi nhiều điều kiện hơn những gì một con người hoặc một xã hội (nói chung) có. Chẳng hạn, sắp tới ở Bắc Âu, tiền nhà nước cấp cho một người thất nghiệp là hơn 2000 đồng euro mỗi tháng ~ 70 triệu đồng (mức tiêu dùng trung bình của dân châu Âu chỉ vào khoảng 1000 euro/người/tháng). Ở Đức hiện tại một người thất nghiệp cũng được nhà nước cấp cho đủ tiền chi dùng là khoảng 500 euro/tháng. Cũng ở Bắc Âu, vào tù chẳng khác gì đi nghỉ mát. Nhưng ở Việt Nam, chỉ cần cấp cho mỗi người dân 1 triệu/tháng hoặc duy trì hệ thống nhà tù kiêm nhà nghỉ là biết nhau ngay.

    Giới self help hay bấu víu vào các ví dụ như Bill hay Steve. Đó là một kiểu bẻ cong nhân quả. Họ quên mất rằng difference hay passion không phải mấu chốt thành công của những celebrity. Mấu chốt thứ nhất là tư chất, thứ nhì là thời cuộc. Tư chất là inborn, hoặc phải tự rèn luyện và trải nghiệm qua một thời gian rất dài. Nên mình không cổ vũ cho các trào lưu khuyến khích người khác "be yourself", "be different", "follow your passion", "do what you like". Thường thì nó chẳng có lợi gì cho xã hội cũng như bản thân người đó hết. Còn ai thấy mình có đủ nhận thức về việc mình làm thì cứ làm.

    Và cuối cùng thì, định nghĩa thành công hay được nhắc đến từ trước tới nay nay có nên được hiểu theo original meaning của nó là làm những gì mình muốn làm không? Mình không nghĩ vậy. Vì nếu là như vậy xã hội sẽ không khuyến khích nó.
     
    GinnyEvernaloneKZ thích bài này.
  10. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Nếu một người có đủ nhận thức về vị trí và vai trò của mình trong xã hội thì "be yourself" cũng tốt thôi, biết cách khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh của mình, còn "be different" nó giống như là một nhu cầu xây dựng thương hiệu cá nhân thôi. Quan trọng ở đây là nhận thức, tránh những cách nhìn lệch lạc về cuộc sống. Các cô các cậu thanh niên mới lớn chưa rõ cuộc đời nó vận hành ra sao mà suốt ngày hô hào "be yourself", "be different",... rồi trách mọi người không hiểu mình, cuộc đời bất công này nọ blah blah thì gây phản cảm là đúng rồi.

    Các sách self help nhiều cuốn buff niềm tin quá đáng, dễ gây sai lầm trong việc tự nhận thức bản thân, atsm các loại .... nó cũng na ná như các trang MBTI toàn nói điểm mạnh của các type vậy, gây ngộ nhận đủ kiểu.
     
    Wind, Purpledfuz6 thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.