Mẹ bạn giống mẹ mình, rất khắc với chị mình con cả. Bố mình INTJ đi làm xa và nói cũng k làm gì được. Mẹ mình thường đánh đập, chửi bới, trút hết mọi bực dọc lên chị mình, thậm chí còn ko cho tiền ăn học. Đối với mình mẹ lại thương và cưng nựng hơn rất nhiều. Nhưng mình lại là người hiểu chuyện và luôn hoà giải mối quan hệ giữa 2 người, cả lúc trước và bây giờ. Nên họ đã hiểu nhau hơn. Hi vọng em bạn cũng có thể được như vậy, ko thì chỉ còn cách rời đi, và đi xa mãi Ừ sau này mình mới biết thực ra mẹ mình mang thai chị mình rồi mới cưới bố mình. Hơn nữa lại ko là con trai đầu lòng. Mà họ nhà mình rất trọng nam khinh nữ. Chắc mẹ bị họ hàng dè bỉu nhiều lúc sinh đâm ra tâm lý sau này ghét con gái cả. Còn khi sinh con thứ 2 đã biết chấp nhận cái số nên yêu thương hơn. Nhưng vì quen rồi nên vẫn trút giận lên con cả Quá trình sinh và nuôi con của người phụ nữ rất mệt mỏi, nên ko tránh khỏi sự mất cân bằng tâm lý. Thần kinh phụ nữ yếu hơn nam giới + thêm áp lực sinh đẻ, xã hội... Sau này có con bạn sẽ hiểu phần nào. Nếu người phụ nữ ko được chồng và họ hàng quan tâm chia sẻ lúc nuôi con sẽ sinh ra cáu giận với chính đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Đặc biệt với những người có Fi mạnh thì họ thường ko xem con cái là gì đâu
Đối với ng mẹ kiểu này thì đứa con cả đó đã ko là con của người mẹ đó rồi. Có nói thế nào ngưoi con đó cũng chỉ như cái gai trong mắt người mẹ. Chỉ nuôi cho hết nghĩa vụ. Giờ cần chơ thời cơ để giúp người mẹ ấy có thể hiểu về tình mẫu tử, hiểu đạo lý hơn. Và cũng cần có người khai thông cho tâm lý của ngưoi mẹ, ko thì khó mà hoà giải được.
Nói thiệt là ta thì hơi đâu mà hòa giải, bẩm sinh nhu cầu tình cảm vốn không nhiều nên mấy chuyện này "sao cũng được", thêm hay bớt 1 người thương cũng chả dc tích sự gì .
Mình thấy chuyện gia đình thường là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý của nhiều người Có thể Việt Nam cần có đội ngũ bác sĩ tâm lý gia đình. Mà đọc trên mạng ngay cả bác sĩ cũng bị tâm lý về gia đình Bác sĩ cũng là con người, cũng chỉ lấy lý thuyết ra để giúp người bệnh. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc các bệnh tâm lý nhất do kết cấu cơ thể, hệ thần kinh ko được mạnh như nam giới và giàu tình cảm. Thế nên TG nói vậy cũng chả ích gì. Vì nhưng người mạnh mẽ đã tự mạnh mẽ rồi. Nhưng dù gì tuổi thơ và hoàn cảnh gia đình vẫn tác động lên tâm lý tinh thần của rất nhiều người. Nó sẽ là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời... Có 2 cách: Nếu mối quan hệ có điều kiện cần thì tự thân nó sẽ dần hoà giải được(ít/nhiều, sẽ cần rất nhiều thời gian thậm chí cả cuộc đời để ko còn mâu thuẫn lớn với nhau) Nếu ko thì chọn cách từ bỏ mối quan hệ, nhẹ nhàng và nhanh nhất. Nhưng cũng phải là người có tâm lý vững trên con đường mình lựa chọn.
Nói thiệt hồi nhỏ lậm Ni nặng nên chả bao h quan tâm môi trường xung quanh, mọi người quanh mình nếu có người yêu thương hay ghét bỏ thì quá nửa là mình cũng không hay biết hoặc có biết cũng không để ý. Gặp thêm cha mẹ SP ít áp đặt dạy dỗ nên càng như người trên mây Giờ lớn mới thấy mình đã bỏ qua khá nhiều thứ.
Vậy bây giờ bạn thấy thế nào. Về gia đình, mẹ, về những thay đổi của bản thân. Bạn có muốn bản thân khác đi không hay vẫn cảm thấy ổn với tình trạng hiện tại. Cố gắng lên
Trải nghiệm của mình với gia đình gần giống với @Thế Giới, chỉ có khác là bố mình không phải SP. Nhưng kiểu mình không bị áp đặt gì lắm. Những gì họ nghĩ rằng tốt đẹp nhất, họ đều dành cho mình nhưng ngày nhỏ nào có hiểu hết. Còn những khi họ sai lầm làm tổn thương mình (do tính người khó đổi và hoàn cảnh chính đáng) thì mình cũng chẳng để ý hay là nhớ được quá vài ngày. Bây giờ nói đối với mình, gia đình mình là hoàn hảo cũng không hẳn, mà sai cũng không đúng. Đối với người ngoài cũng thế. Mình chả để ý gì xung quanh, tốt xấu, thằng bắt nạt hay bạn tốt mình cũng quên gần hết. Đến lớn charge Fi và tiếp xúc với nhiều người có hoàn cảnh khác nhau, mà của @Huyên Linh là một ví dụ, mình mới đối chiếu được và biết đã bỏ qua những gì.
Mình thấy cha mẹ gì cũng là con người, có người ngu ngốc, có người tài giỏi, có người đĩnh đạc, có người trẻ nít. Biết thế mà chấp nhận thôi. Mình không thích mắng chửi con cái vì nó làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực như lòng căm thù hướng về người trong gia đình, dẫn đến phải tìm kiếm lối thoát từ bên ngoài để tái cân bằng, trong khi đáng ra phải là ngược lại. Điều này rất nguy hiểm: Phần nhiều các trường hợp sa ngã mình biết là do không tìm được sự hỗ trợ từ gia đình mà phải đem thân phó thác cho bên ngoài, chứ không phải do được yêu thương chiều chuộng (chiều chuộng quá đà thì cùng lắm thành vô tích sự chứ không thành hư hỏng).