Xử lý tình huống: Chết tự do hay sống nô lệ

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi dfuz6, 14/3/15.

?

Bạn sẽ lựa chọn?

  1. Cái chết

    50.0%
  2. Sống như một nô lệ

    50.0%
  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Trong lý thuyết trò chơi, mỗi lựa chọn sẽ đem đến những hệ quả khác nhau, với các lợi ích tương xứng. Để có thể có lựa chọn cho một giải pháp đúng đắn, ngoài khả năng phân tích, việc xác "định giá hệ quả" là rất quan trọng. Trong cuộc sống, điều này không dễ dàng, do sự mâu thuẫn giữa những "giá trị nhân tạo" (danh dự, trách nhiệm) và "giá trị bản năng" (ăn uống, tham sống sợ chết).

    Topic này đưa ra những tình huống như thế. Mỗi type MBTI có những sự ưu tiên khác nhau, mỗi người thuộc type đó lại có thể có những ưu tiên khác so với những người còn lại. Bạn sẽ chọn gì? Hãy giải thích lựa chọn của bạn?

    Tình huống thứ nhất: Bạn từng là vua của một đất nước với địa vị cao quý. Tuy nhiên một ngày, quốc gia của bạn bị ngoại bang xâm chiếm. Bạn bị bắt giữ, và có hai lựa chọn: Bạn sẽ bị giết chết ngay hoặc bạn sẽ bị bắt làm nô lệ.

    Nếu bị bắt làm nô lệ, bạn sẽ phải:

    - Phục tùng mọi yêu cầu, dù là vô lý đến đâu của chủ nhân.
    - Nếu không thể hoàn tất yêu cầu, bạn sẽ bị đánh đập (nhưng không giết chết).
    - Bị tước quyền con người, phải sống như một người có các nhu cầu được đáp ứng tồi tệ nhất.
    - Bị kiểm soát nghiêm ngặt.
    - Phải đặt tính mạng của chủ nhân lên trên bản thân, nếu chủ nhân bị giết chết bạn cũng sẽ bị giết chết.

    Bù lại:

    - Kẻ chiến thắng cam kết sẽ không giết chết bạn trực tiếp hoặc gián tiếp, tức là đẩy bạn vào các công việc có thể dẫn đến cái chết (nhưng bạn có thể chết do bệnh tật, đau ốm), cũng như cung cấp cho bạn các nhu cầu tối thiểu để sinh tồn.
     
    Hồng Nhung, nhienphan2808BlueSama thích bài này.
  2. Kim Anh

    Kim Anh Thành viên

    Tham gia ngày:
    19/11/14
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    MBTI:
    ISTJ
    Mình chọn cách sống như nô lệ.

    Ở đây phải đặt ra câu hỏi : lý do nào khiến quân xâm lăng chiếm đóng và bắt được bạn ? Phải chăng là do sự hèn nhát và yếu đuối hay là sách lược sai lầm của vị vua này. Vậy thì hay vớt lấy cơ hội cuối cùng cứu đất nước. Vì bạn là vua, là người dẫn đầu bạn phải có trách nhiệm. Làm nô lệ tức là vẫn còn 5% khả năng. Họ sở hữu thân xác, không sở hữu tâm hồn bạn. Chết lúc này không phải là biểu hiện của sự thanh cao. Đó là đớn hèn.
     
    dfuz6, Pyrlette Yomi, Fate3 others thích bài này.
  3. deniz

    deniz Thành viên

    Tham gia ngày:
    30/11/14
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    3
    MBTI:
    ENFP
    Mình chọn sống như 1 nô lệ, đơn giản vì mình muốn sống :D
     
    dfuz6 thích bài này.
  4. Cooper

    Cooper Thành viên

    Tham gia ngày:
    16/3/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    INTP
    1. Ngay câu đầu đã đề cập đến lý thuyết trò chơi, theo tôi biết thì lý thuyết trò chơi đề cập đến những lựa chọn "thuần lý trí" để có thể tối đa hóa lợi ích của người tham gia trò chơi và quan trọng là phải có đối thủ. Tôi nghĩ ở đây chẳng có gì dính dáng đến LTTC, đây chỉ là lựa chọn đơn thuần vì bạn hoàn toàn làm chủ quyết định, không bị ảnh hưởng bởi đối thủ nào khác cả. --> Tôi nghi ngờ và chưa hiểu rõ cái nền móng cốt lõi của cái topic này.
    2. Đây là sự lựa chọn, vậy thì cá nhân tôi nghĩ như sau:
    ...Chết là hết, là số 0, sẽ chẳng phải nếm trải địa ngục cũng như không có cơ hội mây mưa trên thiên đường.
    ...Sống nô lệ thì nó "mở" hơn, nó phụ thuộc vào nhiều biến khác. Nếu như bạn tài năng như Ben Hur người Do Thái chẳng hạn, bạn chấp nhận sống nô lệ để có cơ hội báo thù --> Có thể bạn có lý do cao cả nào khác để sống hay có lẽ muốn sống là do quá sợ chết. =)) Vậy thì tùy bạn cho điểm, mục đích sống của bạn và nỗi đau đớn mà bạn sẽ phải chịu đựng, nếu bạn cho điểm mục đích sống cao hơn thì bạn chọn sống cũng không tệ.
     
    dfuz6, Thuytiensurphi10 thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Cooper : Ừm, một tình huống này thì không gọi là một trò chơi vì thiếu đi yếu tố đối thủ, nhưng có thể coi là một phần của một trò chơi. Nói cách khác nó là một "phần tử" trong trò chơi.

    Trên thực tế thì mỗi quyết định của chúng ta nó không chỉ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta như vậy, mà nó sẽ sẽ tạo ra những ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều, cho nên cần ý thức được lựa chọn của mình cũng như lựa chọn của những người khác nữa. Nhưng thường thì chúng ta không ý thức được điều đó.

    Tình huống này là dựa theo điển tích này:

    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc - Câu Tiễn nếm mật nằm gai - Lịch Sử - Sách hay - MaxReading.com

    Chẳng hạn trong tình huống này, thân phận của bạn là vua một nước: Trong quần thần, binh lính và dân chúng hẳn vẫn còn những người trung thành với bạn. Bạn còn nhiều uy tín trong dân chúng. Bạn càng (tỏ ra) bị đối xử tàn tệ thì lòng căm phẫn sẽ càng lớn, việc bạn còn sống sẽ tạo ra hy vọng. Một số người cũng sẽ lợi dụng điều đó để nổi dậy. Ngược lại thì cái chết của bạn sẽ là dấu chấm hết.

    Tuy nhiên, nhìn ngược lại thì quốc vương đối phương có thể cũng sẽ ý thức được điều này và có thể sẽ đàn áp dã man dân chúng và những người trung thành với bạn để ngăn những cuộc nổi loạn. Chiến tranh liên miên nếu bạn sống sẽ làm dân chúng khổ cực (trong khi nếu bạn chết thì thiệt hại sẽ nhỏ hơn, họ có thể tiếp tục cuộc sống bình yên của mình dưới một vương triều mới).

    (Mình ví dụ như vậy, chứ thực ra còn nhiều yếu tố nữa. Chủ đề này là để mọi người tự do phát biểu suy diễn của mình thôi :D).

    Vì vậy lựa chọn của bạn tùy thuộc vào việc bạn muốn gì và bạn ý thức được tác động lựa chọn của mình sẽ kéo dài tới đâu, nhất là khi bạn ở một vị trí có sức ảnh hưởng lớn. Nó không đơn giản là việc bạn muốn mình chết một cách cao đẹp hay là sống để có hy vọng.
     
    Last edited by a moderator: 16/3/15
    rogp10 thích bài này.
  6. Cooper

    Cooper Thành viên

    Tham gia ngày:
    16/3/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    INTP
    @cercavie01 : Nói cách khác là bây giờ bạn tăng số lượng các biến số và câu hỏi này lại càng phức tạp. Tôi không được thoải mái lắm với những câu hỏi mà các giả thiết của nó không rõ ràng. Trong trường hợp này theo như cách bạn giải thích thì khó mà quy giản câu hỏi này để dễ dàng trả lời bởi câu hỏi chính nó cũng không kiểm soát được dữ kiện của nó. --> Vậy có lẽ thay thì tìm ra câu trả lời thống nhất một cách thuần lý tính thì bạn đang tìm những cách giải quyết khác nhau dựa trên các loại tính cách. Thật là một cách giải trí tao nhã!
     
    rogp10, dfuz6Huyên Linh thích bài này.
  7. 1967

    1967 Guest

    @Cooper
    Chào bạn, buổi trưa vô vị quá nên lòng vòng trên đây thì vô tình "lục hòm" một topic đã cũ. Tuy không nghiên cứu sâu về Lý thuyết trò chơi (LTTC), nhưng tôi có vài ý kiến thế này, nếu được bạn có thể xem qua:
    - Lựa chọn "thuần lý trí" theo tôi thường đến trong những trò chơi dạng chuẩn tắc, tức hành động của các bên được nhập liệu vào đồng thời, hoặc ít nhất các bên không biết gì về các lựa chọn cùng lượt với nhau. Đối với dạng mở rộng thì khác. Mọi thông tin đều nằm trong môi trường trong suốt (trừ bước đi sắp tới của các người chơi), đặc điểm này khiến những người cùng tham gia đều có thể tác động lẫn nhau về cả mặt tâm lý, động cơ, vv.. từ đó việc quyết định bước đi như thế nào nhiều khả năng không chỉ đơn thuần "thuần lý trí", mà nên dùng từ "lý tính" sẽ chính xác hơn. (tất nhiên nếu bạn đã phân biệt được hai khái niệm trên, còn không tôi cũng rất vui lòng bàn tiếp về chúng)
    - Tối đa hóa lợi ích của người tham gia thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng đề phòng bạn nghĩ sang hướng "phải có bên thắng và bên thua", tôi nghĩ mình nên nói rõ hơn một chút: trong cuộc chơi thì việc đạt được lợi ích được chia làm hai loại dựa trên mức độ và cách thức đạt được, đó là tổng bằng khôngtổng không bằng không (tức là có thể âm hoặc dương). Đối với trò chơi tổng bằng không, lợi ích của các bên tham gia cho đến cuối cùng đều triệt tiêu nhau, hay có thể hiểu theo một cách khác là một/ một số bên đạt được lợi ích từ việc một/ một số bên còn lại bị thiệt hại tương ứng. Trong trường hợp tổng khác không lại là chuyện khác, mọi bên tham gia đều có khả năng đạt lợi ích cùng nhau hoặc cùng bị tổn hại. Tôi nói điều này để chứng minh một điều "tối đa hóa" không đồng nghĩa với "triệt tiêu hóa hoàn toàn mức lợi ích bên kia".
    - Một chút nữa cần hiệu chỉnh: khi bạn nói nhất thiết phải có "đối thủ", tôi không nghĩ định nghĩa về lý thuyết này nên được hiểu theo nghĩa đen. "Đối thủ" có thể là một từ chưa bao hàm hết ý tưởng của lý thuyết, hoặc nên được mở rộng ra theo nghĩa "người tham gia". Vì vậy, để đáp ứng điều kiện của LTTC, chỉ cần "có ít nhất hai bên tham gia trận cuộc".

    Dựa vào những điều trên, cá nhân tôi nghĩ tình huống @cercavie01 đặt ra hoàn toàn hợp lý. Đó là dựa trên nội dung của LTTC, chưa kể bàn đến ý tưởng của người ra đề. Một khi bạn ấy đã xác nhận bằng việc đưa ra đặc tính "định giá hệ quả" của những tình huống trong học thuyết để nêu lên một tình huống cũng "mang đặc tính đó", nói thế - nhưng không có nghĩa bạn ấy nói "tình huống này là một tình huống dựa hoàn toàn trên tập hợp những điều kiện nền của LTTC". Nếu đã vậy, thì tình huống này là phù hợp.

    Trên là ý kiến cá nhân của tôi về quan điểm của bạn đối với bản thân tình huống, nhưng còn một vài điểm liên quan đến "mục tiêu câu hỏi" và "mức độ biến thiên của nó". Thế này nhé, bạn nói "tăng số lượng các biến số và câu hỏi này lại càng phức tạp", tôi có cách nghĩ khác: tăng số lượng các biến cố sẽ đưa ra tập hợp tên gọi Câu Trả Lời trở nên phong phú hơn, chứ bản thân câu hỏi này về cái gốc không hề phức tạp. "Mục tiêu câu hỏi" không hướng đến bất kì kết luận hay đánh giá chủ quan nào. Nó đưa lên tình huống và mong đợi tiếp nhận nhiều hướng nghĩ hơn thôi, tuyệt nhiên về lý luận không hề liên quan gì đến "tìm những cách giải quyết khác nhau dựa trên các loại tính cách" cả. Nếu có thì hoặc là do bạn nghĩ thế, hoặc @cercavie01 "ngấm ngầm có ý đó trong đầu", mà đó là vấn đề cá nhân, tuyệt nhiên ko cần phải đánh đồng với bản chất câu hỏi. Và nói cách khác, đây là câu hỏi mở, nó không phải dạng những câu hỏi đóng như "1+1=?" được đặt trong Toán học, mà những câu hỏi mở thì tùy theo biên độ mở của chúng mà khoảng biến thiên của các câu trả lời sẽ nhiều hơn. Điều kiện để tạo một câu hỏi mở chỉ cần đáp ứng được "bối cảnh tối thiểu" cho đề ra, câu hỏi trên đã làm được. Nên sự mở của nó hoàn toàn không có vấn đề, vấn đề nằm ở việc đặc tính của thể loại này không phù hợp với bạn (What I guess are based on what you have said "
    ".)

    Còn về chuyện "giả thiết", thì câu hỏi này chỉ có 1 giả thiết tiền đề, và dữ kiện dùng cho giả thiết đó chưa hẳn nói là "đầy đủ" - nhưng hoàn toàn "rõ ràng" (nếu định nghĩa "rõ ràng" của bạn và tôi giống nhau). Việc nhiều giả thiết được xây dựng ra là phụ thuộc vào người trả lời, nên suy ra một điều, nếu bản thân những hướng giả thiết đó không rõ ràng thì xuất phát từ việc người trả lời không xây dựng dữ kiện đầy đủ cho tình huống mình chọn mà thôi.
     
    Last edited by a moderator: 11/7/15
    rogp10Hồng Nhung thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.