[ SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TÂM LÝ GIỮA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG ]

Thảo luận trong 'Kiến thức Xã hội' bắt đầu bởi surphi10, 18/3/15.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Xã hội đó sẽ xuất hiện khi giải quyết được vấn đề tài nguyên hữu hạn và khả năng tiếp cận/sử dụng tài nguyên >>>>> nhu cầu tiêu thụ (kiểu Doraemon ý, lấy thực phẩm từ không khí, xây nhà ở chiều không gian thứ tư :v). Tài nguyên hữu hạn là nguyên nhân cốt lõi gây ra bất bình đẳng cũng như thể chế xã hội. Tất nhiên để nền khoa học phát triển đến mức độ ấy thì còn xa vời và cũng có thể không thể đạt đến trình độ đó được do giới hạn/quy luật tự nhiên nào đấy.

    CS hiện đại thì còn xa, nhưng nếu tập trung điểm nhìn ở một góc độ hẹp thì cũng có nhiều ví dụ. Chia sẻ tài nguyên thông tin trên internet chẳng hạn, nhu cầu cá nhân đã đồng hóa với nhu cầu cộng đồng đấy thôi :D.
     
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    CS hiện đại thì có thể còn xa lắm, CNXH còn chưa thấy đâu, nhưng mâu thuẫn trong cách thức phân phối hàng hóa và sở hữu tư liệu sản xuất đã có thể quan sát dc sự thay đổi về chất rồi. Nếu chỉ nhìn ở cái sản phẩm cuối về CNCS rằng nó tốt đẹp ntn thì dễ coi nó là không tưởng, nhưng đứng ở góc độ kinh tế thì mâu thuẫn bắt nguồn từ sở hữu TLSX là tất yếu, và cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng thay đổi tương ứng theo. Linux vs Windows, CD Projekt hay GOG vs Steam là ví dụ...
     
  3. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Ý thức tập hợp thể? Nhưng loài người chúng ta không như loài kiến, ý thức cá nhân quá mạnh mẽ nên rất khó để hình thành nên một bộ máy vận hành trơn tru như loài kiến được. Họa may trong tương lai nhân loại sáng chế ra được một dạng mạng lưới tinh thần tập thể như Khala của loài Protoss trong Starcraft thì may ra có thể mô phỏng được.

    Tài nguyên vô hạn thì đã sao, mình nghĩ nó là 1 điều kiện cần nhưng chưa đủ, chừng nào tâm tư cùng tình cảm nhân loại vẫn còn một bức tường ngăn cách, từ đó gây ra mâu thuẫn, gây ra đố kỵ, tội ác là điều tất yếu . Vì ham muốn cùng khát vọng của con người cũng là vô hạn, ăn no mặc ấm chưa chắc đã đủ thỏa mản được họ, thử hỏi nếu ai cũng muốn thống trị thì sẽ sinh ra mâu thuẫn như thế nào, hoặc là mâu thuẫn khi quyết định phương hướng phát triển của nhân loại, xung đột giữa các lý tưởng khác nhau, nhiều lắm.

    P/s: Tuy nhiên tính cá nhân của loại người thực ra cũng có điểm mạnh của riêng nó.
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anitarogp10 thích bài này.
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Vấn đề là cái ý thức cá nhân đấy đâu có mâu thuẫn với "ý thức tập thể"? Kiến trúc thượng tầng thay đổi theo cơ sở hạ tầng. Khi lợi ích cá nhân dc gắn liền với lợi ích tập thể thì mọi hành động và ý nghĩa hướng về tập thể cũng phục vụ cho từng cá nhân vậy. Nhiều vấn đề toàn cầu hiện tại ko thể giải quyết dc bởi một cá nhân quốc gia giàu có nào cả, vì về bản chất sự giàu có của các quốc gia đó là nhờ đứng trên sự bóc lột của các nước đang phát triển đi sau, để lại cho họ hậu quả của phát triển công nghiệp quá nhanh và chủ nghĩa tiêu dùng. Vì tài nguyên Trái Đất là có hạn và số lượng các quốc gia đang phát triển là có hạn nên cái tháp cá lớn nuốt cá bé này sẽ sụp đổ khi đạt đến mâu thuẫn giới hạn, không còn đủ nước nghèo nào để gánh các nước giàu nữa.

    Cái ham muốn khát vọng của con người có thể là vô hạn nhưng gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của chính con người, tức là xác định được. Nên nếu các tham vọng cá nhân mà ko tự điều chỉnh dc với ý nghĩa chung của tập thể thì sẽ tự đào thải. Điều kiện tiên quyết trước khi giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể này là trả lại tự do về tư liệu sản xuất từ giai cấp tư bản.
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anita thích bài này.
  5. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Mình có 1 thắc mắc: mình nghe nói chủ nghĩa cộng sản không có chính phủ, vậy thì cái " ý nghĩa chung của tập thể" được xác định như thế nào? Mình cảm thấy khái niệm này rất mơ hồ và khó xác định. Nếu chính phủ là hiện hữu, quyền quyết định phương hướng phát triển nhân loại sẽ nằm trong tay họ. Còn nếu không, thì sao? Một tổ kiến thì vẫn phải có kiến chúa, mình không tưởng tượng được 1 xh không có đầu não thì sẽ ntn (sorry mình không tìm hiểu sâu về chủ nghĩa CS cho lắm nên chỉ biết tới vậy)

    Đa số nhân loại chắc chắn có cùng điểm chung trong mong muốn và khát vọng, nên cái " ý nghĩa chung của tập thể", dù mình không rõ sẽ hình thành như thế nào, chắc chắn sẽ hiện hữu. Nhưng, chúng ta là nhân loại, dù phát triển đến trình độ nào, chúng ta vẫn không tránh khỏi việc có tư tâm, không phải đơn thuần cái gì "tốt" cho chúng ta thì chúng ta đều muốn. Chắc chắn một điều, rằng sẽ có một số ít người có tâm tư và nguyện vọng đi ngược lại " ý nghĩa chung của tập thể", và bọn họ sẽ bị xã hội đào thải? Hoặc, cũng có thể họ sẽ tập hợp lại, hình thành một cộng đồng riêng cho mình, những kẻ "dị giáo". Và mâu thuẫn lại nảy sinh từ đây.

    Mình vẫn cảm thấy xã hội CS chỉ thành hiện thực với một trong hai điều kiện đạt được.
    -Tất cả công dân đều đạt được đỉnh cao về tinh thần và trí tuệ, tức thánh nhân. (thực ra cũng chưa chắc)
    -Loài người phải có thứ gọi là "ý thức tập hợp thể" đúng nghĩa đen, nghĩa là phải có một mạng lưới liên kết tinh thần chặc chẽ giữa các cá thể trong 1 cộng động như loài kiến, với một cơ quan gồm những kẻ trí tuệ nhất làm đầu não. Hoặc còn cao cấp hơn thế nữa, từ sự liên kết giữa ý thức của từng cá thể, một dạng ý thức mới được sinh ra, không có thân thể mà chỉ là 1 thứ ý thức thuần túy, đại diện cho ý thức chung của cả nhân loại. Với mạng lưới này, chúng ta luôn hiểu rõ tâm tư tình cảm của mọi người xung quanh, ý thức từng cá thể cũng thuộc về một dạng ý thức lớn hơn bao trùm mọi thứ.
     
    Anita thích bài này.
  6. Fr7to7

    Fr7to7 Guest


    Cái ý thức tập thể đó đại diện cho nhóm nào nhỉ? ý thức tập thể của 1 quốc gia,ý thức tập thể của các tín đồ tôn giáo,ý thức tập thể của các cư dân trên Trái Đất,hay ý thức tập thể của các sinh vật sống trên hành tinh này?

    Bạn cccharge thì thiên về ý thức tập thể của các dân tộc trên Trái Đất,rằng thế giới đại đồng.Vậy ai là người quản lý cái ý thức tập thể đó:nước Mỹ,nước Nga hay Trung Quốc và các dân tộc khác chả lẽ cam chịu nằm dưới sự lãnh đạo của các nước đó để điều phối lợi ích tập thể dân tộc trên Trái Đất.

    Mà nếu 1 cái xã hội nào mà ko có mâu thuẫn e rằng cái xã hội đó không tồn tại.Nếu mình nhớ không lầm môn Mác Lê cũng từng nói rằng: "1 vật tồn tại tự thân nó đã có mâu thuẫn".Ý thức,lợi ích cá nhân có thể va chạm và mâu thuẫn với cái lợi ích của xã hội cho nên người dân mới lập 1 khế ước xã hội với chính phủ giao cho chính phủ điều hòa cái mâu thuẫn đó bằng nhiều công cụ như pháp luật,tòa án,công an,...Nếu mà không có mâu thuẫn thì làm gì cần chính phủ,công an,quân đội chứ.Lúc đó lợi ích của các cá nhân đều giống nhau và giống với lợi ích tập thể(nghe như trong mơ vậy)

    Mà 1 số cái ví dụ về ý thức,lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể nhé:

    Corpenics lên giàn hỏa thiêu vì dám chống lại cái lợi ích tập thể của giáo hội,dám nói là Trái Đất quay quanh mặt trời,Galile cũng phải xin rút lại lời phát biểu đó

    Đức Quốc xã quyết định thủ tiêu những người tàn tật,người Do Thái nhân danh lợi ích quốc gia
     
    Anita thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nguồn gốc của nhà nước và chính phủ hình thành khi có mâu thuẫn từ sự dư thừa của cải trong xã hội, cần một bộ phận để điều hòa/quản lý nó, vì vậy ý nghĩa của nó gắn liền với 2 đặc tính của nhà nước là giai cấp thống trị và kinh tế-xã hội. Cái đặc tính/vai trò giai cấp là chủ quan, cái kinh tế-xã hội là khách quan, nên ở một xã hội ko có nhà nước theo CNCS thì cái chủ quan là cái triệt bỏ, cái khách quan là cái vẫn tồn tại. Theo ý hiểu của mình thì cái đầu não/kiến chúa có bị mất đi đâu? Nó chính là vai trò quản lý KT-XH còn lại của nhà nước, là dân chủ, nhưng ko phải "dân chủ" nửa vời của các nước phương Tây phát triển hiện giờ khi mà vẫn chi phối truyền thông.

    Theo tìm hiểu của tại hạ và ý hiểu về CNCS thì cái "ý nghĩa chung của tập thể" đấy là ý nghĩa đi liền với xã hội ko nhà nước, ko giai cấp. Tức là lúc đó xã hội con người sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, của cả Trái Đất này chứ ko phải một nhóm lợi ích, quốc gia cụ thể nào. Cái "ý nghĩa chung tập thể" với cái "tâm tư nguyện vọng cá nhân" ở đây chung chung quá ko biết nói về lĩnh vực gì nên cũng thật sự cũng ko biết trả lời ntn.

    Để đạt dc CNCS theo học thuyết của Marx-Engels thì cần phải trải qua chuyên chính vô sản, tức là giai cấp vô sản làm cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy quyền tự do về tư liệu sản xuất. Đối chiếu với hai ý của các hạ nói trên thì ko cần tất cả người dân trong giai đoạn CNXH đều phải "đỉnh cao về tinh thần và trí tuệ", chỉ cần một bộ phận là giai cấp công nhân/vô sản lãnh đạo quần chúng là đủ. Những người trong giai đoạn đẻ đau này dc gọi là những người cộng sản. Còn giai đoạn CNCS phát triển về sau như thế nào thì ko thể biết dc với những thông tin hiện tại(tức là CNXH còn chưa đạt dc). Cái "mạng lưới liên kết tinh thần" đấy thấy cũng giống như việc tất cả người dân cùng đi bỏ phiếu biểu quyết cho vấn đề tập thể vậy.
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anita thích bài này.
  8. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Theo ý hiểu cá nhân thì cái "ý thức tập thể" đó đại diện cho giai cấp vô sản, tức là ở CNCS nó là toàn bộ người dân trên TĐ này - những người ko bị chi phối bởi TLSX hay lệ thuộc vào giai cấp thống trị nào. Những người quản lý nó cũng chính là người dân, nhưng ko còn cái chủ quan của nhà nước là tính chất thống trị giai cấp. Nếu hiểu "nhà nước" của CNCS dưới góc nhìn của người chủ nghĩa vô chính phủ thì nó cũng như một nhà nước ko có đặc tính của dân tộc/quốc gia vậy. Tức là cái "nhà nước lớn nhất" này ko còn bị yếu tố địa lý, chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ chi phối hay làm rào cản.
    Nếu ko nhầm thì nhiều người rất hay hiểu nhầm về CNCS theo kiểu "tính chất hoàn toàn", "tuyệt đối hóa" trên mọi lĩnh vực... hay đại loại như vậy. Xã hội của CNCS xóa bỏ mâu thuẫn của giai cấp thống trị-bị trị chứ ko phải xóa bỏ tất cả "mâu thuẫn" của tất các lĩnh vực, các mặt của cuộc sống/thế giới này.

    Có một ngộ nhận phổ biến nữa là công hữu-tư hữu, rằng người ta e ngại tài sản cá nhân của họ "bị" tập thể lấy mất, đánh đồng mất. Mục tiêu của CNCS là công hữu tư liệu sản xuất, chứ ko phải công hữu "tài sản cá nhân". Trên cơ sở đó có thể phát huy tối đa năng lực sản xuất của con người, và dẫn đến việc dư thừa của cải vật chất, ý thức và sản phẩm của ý thức. Khi đó tất cả tài sản của xã hội này đều dc phân phát đồng đều cho toàn bộ người dân, và vì vậy mọi ý nghĩa sản xuất, sản phẩm của họ của quay lại phục vụ cho xã hội, cho thế hệ sau. Những cái riêng, cá nhân của cá thể khi đấy để khoe với nhau có lẽ ko phải ai có cái áo đẹp hơn, cái xe đắt hơn(vì cái cũng có quyền và đủ điều kiện để có nó), mà là xem ai có thể cải tiến cái áo, cái xe đấy tốt hơn, hay dùng nó hiệu quả hơn.
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anita thích bài này.
  9. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Cái ý thức tập thể vẫn là vấn đề nan giải nhất. Làm sao thấu hiểu và thống nhất được nguyện vọng của cả nhân loại với hàng tỷ cá thể riêng biệt với trình độ, trí tuệ khác nhau? Vẫn phải có nhà nước để thống nhất, và đứng đầu là con người? Đã là con người thì khó tránh khỏi chủ quan, tư tâm, thậm chí lạm quyền. Hoặc dùng máy móc, một A.I siêu thông minh? Nếu máy móc khách quan, nó sẽ cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo của con người, còn nếu quá giống con người, nó lại mất đi sự khách quan. Làm thế nào để có thể đạt được thứ nhà nước hoàn hảo như CNCS đề cập?

    Dù sao xã hội CS cũng chỉ là trên lý thuyết, nếu thực sự tồn tại, cũng sẽ khác biệt nhiều so với nguyên gốc. Vì những hình thức xã hội khác được hình thành 1 cách tự nhiên, nên chúng tương đối "hoàn chỉnh". Còn lý thuyết thì vẫn chỉ là lý thuyết, đầu óc 1 con người khó có thể lường trước mọi yếu tố của tự nhiên
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anita thích bài này.
  10. Fr7to7

    Fr7to7 Guest


    Và trên thực tế thì cái xã hội đó chưa tồn tại.Mình đang rất thắc mắc cái xã hội không có thống trị,bị trị nó như thế nào đây.

    Đặt câu hỏi:ko có mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị,bị trị nhưng vẫn còn những mâu thuẫn khác trong các lĩnh vực khác.Vậy ai sẽ là người điều hòa các mâu thuẫn đó và bạn nghĩ là xã hội sẽ phát triển có trật tự khi không có nhà nước,pháp luật,công an,tòa án điều chỉnh các mâu thuẫn đó.Mình đang nghĩ tới một xã hội nguyên thủy hay xã hội hoang dã đây nơi không có giai cấp thống trị,bị trị nơi mà các cá nhân xử lý các mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực được ko nào
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.