Klq, cơ mà càng ngày mình càng thấy bạn @Yukio có kiểu cách nói chuyện, thái độ, v.v... y chang 1 đứa bạn cũng ENTP (mình đoán thôi) của mềnh . Kiểu nói có vẻ khá là aggressive, bộc trực, nghĩ nhanh, nói ngắn gọn, đúng trọng tâm, phản ứng nhanh và có vẻ rất tự tin vào những gì mình tranh luận
Infj hiểu mình hiểu người, hiếm gặp, lý luận thấu đáo Enfp bất ngờ vui tươi, thường là đồng minh với mình trong đám người, hết sẩy nhá Infp gặp 3,4 đứa ngoài đời, kỳ cà kỳ cục kiểu chưa vui lắm, hơi sến sẩm, hơi ngang tý nhưng sống rất tử tế Enfj mới biết một đứa, vì mọi người, nói năng khéo, làm được việc lắm, nhưng cảm giác j cao quá mình k thích ứng. Nói chung là phải tiếp xúc nhiều hơn vì đám bạn mình không ai NF cả. Gặp NF mình lại thắc mắc vì sao cùng hướng thượng (dùng N) mà các bạn lại ưa F thay vì T..cảm giác ưa f hơn thế nào, giải quyết vấn đề có cách khác ntn..vv nhiều thắc mắc...các NF có ưa logic k và bằng cách nào ấy lý giải dễ hiểu mặt phi logic(thường nằm ở phía tình cảm) trong vấn đề..vv-->so good ^^
Rất giỏi nhìn nhận tâm lý con người, có những thứ nt không thể dùng ý chí hay logic hiệu quả, nf lại xử lý thành thục
Thật ra thì, là NT, đặc biệt hơn nữa mình là INT nên không quan tâm mấy đến việc chúng nó là người như thế nào nếu mình không phải tiếp xúc quá nhiều với chúng nó (loại trừ mấy người thân của mình ra nhớ). Thật ra mà nói thì trong não mình lọc ra được 4 người type N, 2 người NF Mẹ mình là INFP. Mẹ thì tuyệt rồi, nhưng nhiều lúc thấy hơi tội tại mẹ coi trọng cảm xúc còn mình thì ít nói, lại k nói được mấy câu sến sẩm nào ra hồn, lúc nào mặt cũng tỉnh queo. Người thứ 2 thì là INFJ. Trong nhóm 4 đứa thân với nhau, mỗi đứa thân với 2 đứa theo kiểu 4 cái mắt xích tạo thành vòng tròn ý. ^_^ Nói đơn giản hơn thì nó là bạn thân của 2 đứa bạn thân mình. . Nó là nam, nhiều đứa cgái trong lớp thích (Kiểu cool ngầu thông minh lại còn biết quan tâm cảm xúc). Theo nhận xét của mình... cảm thấy nếu nó đẹp trai một tí lý tính xíu nữa thì hoàn hảo r. Nó quyết định khá phụ thuộc vào cảm tính. Nhiều khi mình thấy nó hơi giống mình nên khi nó đưa ra một quyết định nào đó mình luôn thắc mắc tại sao phải làm như thế trong khi có thể quyết định thế này thế kia theo cách của mình mà có lợi cả đôi bên.
Ngày xửa ngày xưa, INTP chơi với INFP. Cả hai khá đối nghịch nhau. INFP rất thông minh, INTP thì rất…ngược lại. INFP may mắn, INTP xui xẻo. Nếu INTP là axit, INFP là bazơ. Cha của F là T, cha của T…cũng là T. INTP chưa bao giờ thấy INFP học bài ở nhà. Hỏi ra: Học trên lớp rồi. INFP sống trong tự do, đấu tranh cho nó. INTP thấy mình bị xiềng xích. INFP có thể cân 3 lần là tìm được đồng xu giả trong 8 đồng xu (suy nghĩ mấy ngày ấy) và tìm được ai là người bán cá trong 90’ (lúc ấy mới lớp 7 thôi). Thi đại học, INTP học cả năm thì điểm thi cũng chỉ bằng cái thằng INFP chơi cả năm kia. INFP tránh các tình huống xung đột. Nó mà đẩy lên cao trào là…ướt ngay. INTP, INFP chỉ biết được như vậy khi làm trắc nghiệm tính cách. INTP còn có một người em họ khác là INFP. Đó là từ kết quả trắc nghiệm. Cũng có lần INFP nói trong nhà có em với anh là chơi được với nhau vì anh em mình có nhứng điểm giống nhau. Nhưng INTP thấy có vẻ người đó là ENFP hơn. Tạm gọi là (x)NFP. Vì (x)NFP không ngần ngại tranh luận, đẩy tranh luận lên tới đỉnh điểm, để bảo vệ rằng mình ĐÚNG. (x)NFP này cũng thông minh, giỏi Văn, luôn là học trò cưng của cô Văn. (x)NFP rất được mọi người yêu quí, là trái tim của một nhóm bạn, thực sự là người truyền cảm hứng. Lên đại học, INTP lại gặp một INFP khác. Cũng phát hiện nhờ trắc nghiệm tính cách. INFP này nói năng khá “ảo”. Trúng trật khó lường. Y chang em họ (x)NFP. Có vẻ như INTP chỉ chơi được với INFP. Và thật trùng hợp ! INFP này chơi game MOBA cũng rất hay. INTP nhận ra INFP này khá thực dụng, tư duy kinh tế. Cái gì không cần, bán ngay không mất giá. Cả ba NFP đều là cao thủ trong các game MOBA. Hai NFP đầu tiên rất hiếm khi gặp nhau dù rất hay gặp INTP. Khả năng truyền đạt của cả ba khá tốt. INFP rất giỏi về logic, các môn tự nhiên. (x)NFP kia thì giỏi về xã hội hơn.
Nếu "mọi người trong nhóm được phát huy thế mạnh của mình" thì lý do gì mà kết quả không phải là tối ưu?
Mình nghĩ thế mạnh phải phù hợp với các giá trị cần thiết của công việc. Mình ko nghĩ đó là "mọi người được phát huy thế mạnh" mà là sự "cần thiết". NF có thể bị tác động khi có sự bất hợp tác, ý kiến không đồng nhất trong khâu giải quyết ý tưởng dẫn đến sự đồng hoá quan điểm => ai cũng có phần nhưng lại ko hoàn hảo theo 1 qui tắc (do sự pha trộn ý kiến của nhiều người). NT sẽ lập cấu trúc theo ý kiến => có thể bác bỏ phũ phàn nhưng ưu tiên tính hiệu quả (công việc được giải quyết nhanh hơn hay hoàn hảo theo 1 cấu trúc cứng rắn / điều mà NF có thể bị tác động vì cấu trúc "mềm" hơn).
Nếu thế mạnh đó mà không phù hợp với công việc thì không được coi là thế mạnh rồi. Chia theo công việc mà xét thế mạnh, giả sử có 10 việc=> xét việc 1 ai có thế mạnh, việc 2 ai có thế mạnh ... Khi giao việc nên dựa trên thế mạnh tương đối của người đó so với người khác, trừ khi có dụng ý khác (vấn đề riêng, muốn rèn luyện thành viên đó phát triển lâu dài...). Có thể sẽ có ý kiến rằng nếu công việc không ai có thế mạnh sao? Thì chọn người có sức mạnh tương đối ở công việc đó lớn nhất, kể cả làm không ra gì thì cũng gọi là đỡ nhất. Sẽ có ý kiến rằng nếu 1 người cái gì cũng giỏi và 1 người cái gì cũng dở hơn thì nên đưa cho thằng dở cái gì ít quan trọng nhất. Có thể đúng trong 1 vài trường hợp cấp bách, nhưng nếu có thể vẫn nên chọn theo thế mạnh tương đối. (Bổ sung thêm giả sử không có phương án thay người). Mình dùng từ thế mạnh tương đối nghĩa là không hẳn họ mạnh hơn người khác ở lĩnh vực đó, mà là nếu so với các phần khác họ có thế mạnh tương đối so với người khác. Thế mạnh tương đối ở đây là tỷ lệ sức mạnh của người đó so với phần khác của họ cao hơn tỷ lệ sức mạnh của người khác so với phần khác. Ví dụ: - Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp 1 đồng sẽ đc 6 đồng, còn đầu tư vào công nghiệp 1 đồng sẽ đc 2 đồng. - Thái Lan đầu tu vào nông nghiệp 1 đông sẽ đc 10 đồng, còn đầu tư vào công nghiệp 1 đồng sẽ được 8 đồng. Vậy nếu Thế Giới phẳng, Viêt Nam chả có giá trị gì với các nước khác trên Thế Giới, không ai thèm đầu tư vào Việt Nam, ném hết tiền sang Thái Lan cho lời, vì lĩnh vực nào Thái Lan cũng hơn Việt Nam? Không phải, như vậy không tối ưu. Ta có thể thấy tỷ lệ giữa nông nghiệp/công nghiệp ở VN là 6/2=3. Ở Thái Lan là 10/8=1.25. => VN có ưu thế về nông nghiệp tương đối so với Thái Lan => Việt Nam đổ hết tiền vào nông nghiệp và Thái Lan đổ hết tiền vào công nghiệp mới là tối ưu. Quay lại trường hợp phía trên, nếu cho thằng cái gì cũng giỏi tập trung vào lợi thế tương đối nhất của nó và những đứa khác sẽ lo những phần bọn nó có lợi thế tương đối, có thể kết quả nếu so riêng rẽ sẽ không bằng thằng kia tự mần, nhưng kết quả chung sẽ tăng lên. Cái đó là khi muốn đạt hiệu quả công việc trước mắt thôi, khi sử dụng nhân sự luôn luôn phải chú trọng vào phát triển nhân sự, không những tăng hiệu quả mà còn tăng sự gắn bó, tin tưởng (làm việc với con người không thể chơi kiểu thuận mua vừa bán được - nó chỉ dành cho người xa lạ thôi). Vì vậy, hi sinh dự án trước mắt để phát triển đội ngũ cho lâu dài thì có gì phải tiếc. Chưa chắc NF chịu dung hòa nha, kiểu như Fi thì nó khó chấp nhận ý kiến người khác lắm. Điển hình là mình, 8 đứa bàn, 7 đứa chọn A, mỗi mình chọn B và cuối cùng mình chọn B vì vấn đề đó do mình quyết định và mình biết nó đúng. Nhưng cái đó chỉ dành cho kẻ thù hay những đứa ko ưa (dưới góc nhìn của F)/ko có tiềm năng hợp tác lâu dài (dưới góc nhìn của T). Nếu 1 nhóm xác định lâu dài thì việc hợp tác với nhau quan trọng hay việc 1 chút lợi ích quan trọng? Trừ trường hợp việc cấp bách, thì dân chủ là điều quan trọng, và nhóm đó phải có trách nhiệm làm người không đồng tình chấp nhận được kết luận chung. Nếu việc không có gì quan trọng thì nhường nhịn 1 chút chả có vấn đề gì. P/s: Nhưng điểm yếu của NF (suy ra từ mình) là nếu nhóm ko đủ an toàn cho họ thì họ làm việc như *beep*, còn NT thì vẫn có thể xoay sở tốt.