Hành vi của con người là biểu hiện ra ngoài của hệ thống nhân cách trong một hoàn cảnh. Một hệ thống nhân cách X ở trong hoàn cảnh A thì sẽ có biểu hiện A*, ở trong hoàn cảnh B thì sẽ có biểu hiện B*. Thế nhưng một hệ thống Y ở trong hoàn cảnh B lại có biểu hiện A*. Tức là nếu biết biểu hiện A* thì phải căn cứ theo hoàn cảnh mới xác định được tính cách người đó là A hay B. Và đây là một vấn đề to đùng của test MBTI: nó hoàn toàn lờ đi yếu tố hoàn cảnh này, mà chỉ xét đến hành vi rồi trực suy luôn ra hệ thống. Một type E ở trong các hoàn cảnh nhất định thì sẽ có nhiều biểu hiện I (nhất là các type ambivert). Nó sẽ dẫn tới những suy nghĩ kiểu như là "Mình hướng ngoại nhưng có nhiều lúc mình thích ở một mình thì sao". Chưa kể chúng ta bị chi phối bởi social conciousness. Có nghĩa là một người T cũng sẽ bị chi phối bởi những nguyên tắc tốt xấu đúng sai, ví dụ như phải hiếu thuận với cha mẹ chẳng hạn, còn một người F cũng sẽ bị buộc phải "sống lý trí" và "có trật tự" khi bước ra xã hội. Thế nên việc định type cho bản thân là rất khó, định type cho người khác còn khó hơn nữa. Bản chất là vì chúng ta ko thống nhất được những điều kiện hoàn cảnh mà bản chất chúng ta được đặt vào, và có thể mỗi biểu hiện lẻ tẻ trong test lại được chúng ta lựa chọn đáp án dựa vào liên tưởng tới những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn type ABCD có đặc điểm tự nhiên là X nhưng ở trong một hoàn cảnh nhất định chưa chắc có biểu hiện là X, mà nếu có biểu hiện X thì lại có thể là type khác. Chưa kể đến chất lượng các bài test trên mạng, đa số là rubbish. Tìm hiểu về function có thể giúp typer định type tốt hơn. Nhưng vấn đề là các function là bản chất hoạt động của ý thức một cách vô thức, nó trừu tượng, và ko dễ để hiểu một function thực sự vận hành như thế nào nếu chỉ căn cứ theo biểu hiện thuần túy. Myers và đồng bọn đã cố gắng làm cho Jungian system trở nên dễ xác định hơn thông qua các hành vi đo lường được, nhưng kết quả là một hệ thống fail toàn tập. Vậy làm sao để xác định được type của bản thân mình (giả sử lý thuyết typing là đúng)? Câu trả lời là, (1) cần phải xác định được hoàn cảnh của typed-er, cần phải biết đc các hành vi của typed-er trong hoàn cảnh đó và cần phải xác định được hành vi của các type trong hoàn cảnh đó (có thể khác hoàn toàn so với biểu hiện được mô tả trong lý thuyết) hoặc (2) cần phải biết được cơ chế sâu thẳm nhất mà nhận thức của typed-er hoạt động, một cách vô thức không phụ thuộc hoàn cảnh và lý luận. Vấn đề là hai cách này đều cần thời gian tìm hiểu sâu về lý thuyết MBTI cũng như bản thân typer-ed, nếu chỉ quan tâm hời hợt ngắn hạn thì hầu như không thể typing được. Và điều này hạn chế nhiều ứng dụng của typing theory (ứng dụng trong quản lý, định hướng cuộc sống, đánh giá sơ bộ về một người). Câu hỏi là, có ai có cách xác định chính xác type của một người nhanh hơn không?
Để 1 người tự xác định type của họ, thì họ tự tìm hiểu thôi. Trừ khi là bạn bè thân còn với người khác việc mình nói họ là type gì là ko đáng tin cậy với họ ko tin mình cũng hợp lý vì mình cũng là 1 người random thôi. Nếu một người còn phân vân type thì gặp những người cùng type và những người khác type xem mình giống ai hơn, gặp gỡ và thông tin thực có ích hơn lý thuyết rất nhiều. Mình đã nghĩ mình là INTP hay INFP cho đến khi gặp INTP, INFP thực sự. Nếu mà bạn vẫn thấy lạc loài thì vẫn còn rất nhiều hệ thống khác có ích hơn như Socionics, Enneagram, Big5 hoặc đơn giản là do hoài nghi về bản thân và những người xung quanh của bạn khá cao, cũng dễ hiểu vì chẳng mấy ai ko hoài nghi với tò mò mà lại đi tìm hiểu về MBTI cả, nên cứ dần dần tìm hiểu để xem những hoài nghi đó có thêm câu trả lời sao. Để xác định type người khác thì cách mình hay dùng là nhận biết kiểu đối lập. Ví dụ mình là ENTP Mình ko có Se, nên mình sense dc người nào có Se. Mình ko có Fi nên sense dc người khác có Fi hay ko. Tính mình ko ngăn nắp nên người nào J hơn mình cũng sense dc ngay. Mình dùng Ne mà nó tiếp chuyện thì khả năng là nó là Ne hay Ni, nếu nó mở rộng phạm vi thì là Ne, nếu nó thu hẹp hoặc đưa ra kết luận thì là Ni. Nếu nó ko tiếp mà thấy khó hiểu và lạ thì là Se, thấy dễ hiểu nhầm nhưng vẫn thấy thú vị thì là Si. Đương nhiên dữ liệu cần trực quan, qua ảnh hay gặp trực tiếp, dựa vào cách nói chuyện trên mạng thì rất khó để chính xác. Sau khi quan sát với rút ra các quy luật cá nhân, và dùng phép loại trừ việc xét 1 người là type gì cũng ko phức tạp.
MBTI không phải hoàn toàn lơ đi yếu tố hoàn cảnh, vẫn dựa trên hoàn cảnh chung của con người như: sinh hoạt, học tập, lao động, làm việc...trong môi trường xã hội. Con người luôn tìm cách thích nghi với môi trường hoàn cảnh sống, từ đó dẫn đến sự tương tự nhau của biểu hiện hành vi giữa các kiểu người khác nhau. Hành vi biểu hiện cũng không hẳn là không phản ánh rõ hệ thống nhân cách con người, dù nó là biến số vẫn có thể dựa vào output tìm ra phép toán đằng sau nó, có những hoàn cảnh trong đó con người tìm ra mình thực sự là ai, muốn gì thông qua nhận thức được phản ứng bản năng của mình. Vì vậy để xác định chúng ta cần chịu khó va vấp và suy tư tìm tòi cả thế giới bên trong và bên ngoài. Cái nhận ra được từ sự quan sát (không phải là câu trả lời cho mấy bài test) là dữ liệu để phục vụ cho quá trình phân loại. Tìm ra mình thực sự (ưa) dùng cái nào nhiều hơn là cuộc vật lộn giữa tâm thức bản ngã và môi trường. Lại là câu hỏi ý thức hay vật chất Môi trường góp phần hình thành nên nhân cách, nhưng chúng ta khó chấp nhận câu chuyện nhân cách-bản ngã chỉ đơn thuần là sản phẩm của môi trường. Vì vậy nên bám theo cái nguồn gốc của hành vi để xác định. Vậy nguồn gốc đó là gì? Có phải Liberta gọi là "cơ chế sâu thẳm nhất mà nhận thức của typed-er hoạt động, một cách vô thức không phụ thuộc hoàn cảnh và lý luận"? Theo t xác định type nhanh chậm phụ thuộc từng người, có người xác định được chính xác ngay có người phải một thời gian lâu mới nhận ra. Chỉ có thể tìm cách để tạo công cụ chính xác và hiệu quả hơn. Đơn giản là Quan sát: hoạt động, biểu hiện, thái độ, sự so sánh... -->Nhận ra thiên hướng. Kết hợp loại trừ. Cũng có thể dùng phương pháp bói, khá nhanh
@Yukio and @lemming: Ừm, mình không nói typing là ko thể, mà là tốn thời gian. Cụ thể là như thế này: Trước mình sử dụng phương pháp tương tự của Yukio, là tự đối chiếu bản thân với các original type. Cách này thì hên xui, hên thì đụng được đúng type đó, đụng phải hàng fake thì lại phải đi lòng vòng xem người đó có đúng type đó hay không, còn mệt hơn. Mình là trường hợp hên vì bạn bè xung quanh toàn mấy type cần kiếm. Thực ra, MBTI cũng ko hẳn là vứt đi hẳn, bởi nó vẫn giúp chúng ta giới hạn bản thân mình vào một nhóm các tính cách có thể là mình. Nhưng công việc sau đó không dễ, thực sự có thể tốn rất nhiều thời gian. Ừm, ý mình là vậy. Chẳng hạn biểu hiện của Si trên mạng nói là nhận thức dữ kiện dựa trên so sánh, kết nối với dữ kiện trong quá khứ, nhưng ko phải cứ có những biểu hiện đó là Si, mà bất cứ ai cũng có thể có biểu hiện đó, nhất là những người làm các công việc phải xử lý nhiều số liệu, như coder chẳng hạn. Với các bạn trẻ trẻ u25 còn dễ type chứ người lớn hẳn là thôi thua luôn. Câu hỏi là: Cách nào để biết được cái "cơ chế sâu thẳm" đó là gì? Suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu mỗi người khi tiếp xúc với một tình huống trước khi họ kịp sử dụng lý luận để xử lý có phải là bản chất nhận thức của họ không? Bạn lemming có thể nói rõ hơn về cách truy ngược lại nguồn gốc của hành vi? Bạn yukio có thể nói rõ hơn về cách sense các function ở type khác không? Mình lập topic này để xem có phương pháp nào typing nhanh chóng và hiệu quả, ai cũng có thể sử dụng dù là newbie không, vì đa số các bài test trên mạng hiện nay có rất nhiều vấn đề, và nó hạn chế nhiều ứng dụng của MBTI.
Qua thời gian mình tìm hiểu mbti và tự nhận type của bản thân thì mình rút ra được điều này: - Đừng làm những bài test vớ vẫn trên mạng nữa, vì khi bạn làm test rồi lúc đầu bạn sẽ nhận được 1 type, sau đó bạn lại nghi ngờ và test tiếp và nếu kết quả vẫn là type đó hoặc type mới và sau đó là 1 loạt lần test. Lúc này nếu số lần test của bạn ở 1 type nhiều lần(giống nhau) từ đó bạn đã có niềm tin mãnh liệt rằng mình là type A nào đó. Nếu may mắn type đó là thật thì ko sao, còn nếu mà ko phải type thật thì tiêu. Ngành-nghề sai hết, hỏi sao thất bại?!. -Đừng nhờ 1 ai đó đoán hộ type của bạn khi họ ko tiếp xúc, quan sát trực tiếp với bạn mà chỉ dựa vào những lời nói online!... Sai type là 80%!. Vì sao ư. Vì online ai cũng là con người giả, nói chuyện giả,.... Như 1 người ngoài đời hung hăng, nói chuyện nặng, nóng nhưng ở trên mạng nói chuyện với 1 cô gái thì hắn như 1 con cừu ngoan ngoãn. -Để biết được bạn là type nào thì: + Đọc qua 1 lượt các miêu tả 16 type, và gạch chân những đặc điểm tính cách chính, nét của type đó. +Sàng lọc: Chọn ra những type miêu tả bạn giống từ 80%. Khoảng 4-6 type gì đó, tùy. + Tìm hiểu về function của từng type mình đã SÀNG LỌC +Xem trong những type đó chúng có đặc điểm function nào giống nhau. Vd như INTJ-ENTJ gồm Ni-Te-Fi-Se và Te-Ni-Se-Fi . + Đọc qua miêu tả về những function đó, và chọn ra những function giống bạn 80%. +Sau đó chốt lại những function đó + Đọc KỸ lại miêu tả từng function ĐÃ ĐƯỢC CHỐT LẠI và xem func nào giống bạn 90-99% => Chức năng chủ đạo + Và xem fuction nào trong số func ĐÃ ĐƯỢC CHỐT LẠI giống bạn 80% => Chức năng thứ cấp => Kết hợp lại và chọn ra type của bạn. =>> Nếu ko biết cách chuyển từ func sang type thì vào web Personality Tests rồi vào từng type phía bên tay trái, rồi kéo đến cuối trang của type nào đó và nhìn vào phần Tên type + Functions. Rồi nhìn vào số 1 coi giống function(90-99%) của bạn ko. Nếu ko giống tìm qua type khác làm y như vậy. Nếu giống nhìn vào số 2 xem giống(80%) ko. Nếu giống thì ok, đó là type của bạn. Good Luck.
Điều đó là 1 chuỗi dài "ngâm cứu" từ thông tin này đến thông tin kia, từ web này đến web kia. Và chốt lại cách của mình là như mình đã nói ở trên đấy. Đólà tóm tắt nhưng là những ý chính.
Mình ủng hộ lý thuyết MBTI là duy nhất, bản chất. Nhưng lại nghĩ là bản chất con người nó là 8! cách sắp xếp các nguyên tố chứ ko gói gọn trong 16 loại, có thể gọi họ là "không khỏe mạnh" khi các nguyên tố không sắp xếp hài hòa như 16 loại mẫu, nhưng đó là bản chất của họ. Và mình cũng không bao giờ muốn phân loại ai vô dạng gì, vì hơi bất khả thi để tìm hiểu bản chất của người khác, họ cũng vậy, nên ai muốn thành thể loại gì thì cứ nhận là loại đó đi, sớm muộn biểu hiện cũng sẽ giống dạng đó thôi, miễn là họ thấy vui.
Trong ngành thực vật học có một thứ mà những ai muốn thành nhà thực vật phải học đó là phân loại thực vật, việc phân loại này nhằm giúp cho các nghiên cứu tiếp theo trên thực vật, sinh thái học, hóa sinh,…. Đối với mình việc nghiên cứu về phân loại MBTI cũng tương tự như nghiên cứu phân loại thực vật – là thứ cơ bản, là công cụ để mình thực hiện những mục đích khác (như có 1 cách để giải thích các hiện tượng xã hội, giải thích về con người chẳng hạn). Cho nên nhiều khi mình chẳng hiểu được tại sao có những người tìm hiểu MBTI xong lại ráng ép bản thân là một loại nào đó cho bằng được, hay tại sao phải tranh cãi có thể biến từ type này thành type kia được không trong khi lý thuyết nói là không. Nói chung mình nghiên cứu MBTI theo kiểu tuân thủ lý thuyết, nó không mô tả tất tần tật về con người nhưng trong phạm vi, điều kiện nào đó nó vẫn là công cụ tốt. Mình không thể phân tích mô tả được cụ thể quá trình tư duy của mình để phân loại tính cách một người diễn ra như thế nào được, vì kết quả hiện ra ngay trước cả khi mình nhận ra là mình có suy nghĩ về việc phân loại người đó. Mình chỉ có thể kể lại việc nghiên cứu MBTI của mình diễn ra thế nào: mình nghiên cứu lý thuyết các cognitive functions, cách chúng tương tác với nhau theo lý thuyết ở từng type; rồi sau đó đi tìm các thảo luận liên quan tới các tính cách ở trên mạng, nghe cách người khác phân loại, cho bạn bè làm bài test kiểu 50/50 ở trên mạng để lấy kết quả xem xét thử (tất nhiên các động tác này sẽ thu được thông tin có đúng có sai, nhưng mình vẫn đọc hết); sau một thời gian mình chợt hiểu được các function nó vốn là như thế nào, và biểu hiện ở từng type ra sao; mình cũng hay ngầm đoán tính cách người khác và phân tích theo các function. Dĩ nhiên mình vẫn còn nhầm lẫn vài tính cách với nhau, nhưng sau đó mình đọc lại về lý thuyết và ít nhầm lẫn hơn. Cho đến giờ thì việc phân loại tính cách người khác với mình cũng khá đơn giản. Thường thì chỉ đọc qua trang facebook của người đó, hay xem cách nói chuyện trên mạng của người đó, đôi khi khó quá thì cần thêm vài câu hỏi trợ giúp nữa là mình có thể phân loại người đó tính cách nào (hoặc tệ nhất là biết được nhóm tính cách nào). Vì vậy mình nghĩ muốn phân loại tính cách thì cứ tìm hiểu, nghiên cứu thôi; muốn phân loại nhanh, chính xác thì hãy nghiên cứu kỹ vào, cho đến khi nào có thể dễ dàng phân biệt được những tính cách có vẻ tương tự nhau một cách rõ ràng. Còn thực chất, nếu muốn tìm tới MBTI như một dạng bói Horoscope thì cần chính xác làm gì, vì “bói” ra tính cách nào cũng như nhau mà thôi.
Cố gắng đoán chức năng nhận thức thống trị của đối tượng là gì sẽ tốt hơn là kiểu 4 yếu tố của MBTI(I/E, N/S..v.v.). Ngoài ra thì mức độ quan tâm của mình tới đối tượng như thế nào(tức là cố gắng suy nghĩ như một chức năng của Fe) cũng ảnh hưởng tới độ chính xác tới kết quả. Càng quan tâm thì càng tìm hiểu về đối tượng(cuộc sống, timeline, sở thích, vóc dáng khuôn mặt, công việc, suy nghĩ .v.v.v.v.). Cá nhân thì có trường hợp cũng kết hợp với 16 loại rối loạn nhân cách để xem xét. Cái "Trực giác" và đứng đắn của Jung là nó có liên kết kì lạ với RLNC và bệnh tâm thần, giải thích tại sao một số loại chỉ bị loại RLNC này mà ko phải loại khác, hay bị 2 loại RLNC có liên quan tới nhau. Ngoài ra kinh nghiệm cá nhân với đối tượng cũng đáng lưu ý. Đây là lý do mình thấy việc typing những người chưa từng tiếp xúc hay đặc biệt là nhân vật giả tưởng khá là ngớ ngẩn. Type chính xác những người sống xung quanh mình thì khả năng hiểu đúng hơn về 8 chức năng nhận thức cũng dc cải thiện. Trước khi gặp INTJ ngoài đời khi biết tới MBTI cứ nghĩ phải họ nhìn người tốt hơn INTP, cho đến khi có một người bạn là INTJ mới thấy Ni-Te của họ ko nhìn người tốt bằng Ne-Ti, giống như đồng chí admin #1 vậy.