[Mẩu chuyện] : Tôi chỉ có niềm tin

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Trí Văn Tiên Sinh, 11/6/16.

  1. Câu chuyện sưu tầm về cuộc đối thoại giữa chàng sinh viên Albert Einstein và giáo sư đứng lớp về chủ đề có hay không sự tồn tại của Chúa. Câu chuyên về đức tin của kito giáo nhưng đáng để cho ta học hỏi và suy ngẫm về tính triết lý của nó.

    Albert Einstein 2.jpg
    Giáo sư : Con trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?

    Sinh viên : Dạ đúng thưa giáo sư

    Giáo sư : Vậy con có tin vào Chúa không?

    Sinh viên : Tất nhiên rồi thưa giáo sư

    Giáo sư : Chúa tốt lành chứ?

    Sinh viên : Chắc chắn là như vậy

    Giáo sư : Chúa có tất cả quyền lực không?

    Sinh viên : Dạ có

    Giáo sư : Anh trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?

    (Sinh viên im lặng)

    Giáo sư : Cậu không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi : Chúa tốt lành không?

    Sinh viên : Dạ có

    Giáo sư : Quỷ Satan có tốt lành không?

    Sinh viên : Không.

    Giáo sư : Vậy quỷ Satan là đến từ đâu?

    Sinh viên : Dạ, từ …Chúa mà ra…

    Giáo sư : Đúng rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?

    Sinh viên : Dạ có

    Giáo sư : Tội ác ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?

    Sinh viên : Đúng!

    Giáo sư : Vậy ai tạo ra tội ác?

    (Sinh viên không trả lời)

    Giáo sư : Vậy còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận ? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?

    Sinh viên : Dạ đúng , thưa Giáo sư

    Giáo sư : Vậy, ai tạo nên chúng?

    (Sinh viên không trả lời)

    Giáo sư : Khoa học nói rằng chúng ta có 5 Giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?

    Sinh viên : Dạ chưa.

    Giáo sư : Nói cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?

    Sinh viên : Chưa, thưa Giáo sư

    Giáo sư : Cậu đã từng cảm nhận thấy CHÚA, nếm được mùi vị của CHÚA, ngửi được CHÚA chưa? Cậu đã từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?

    Sinh viên : Chưa thưa Giáo sư. Con e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả

    Giáo sư : Vậy cậu còn tin vào Chúa không?

    Sinh viên : Dạ có

    Giáo sư : Theo kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, Khoa học nói rằng CHÚA không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?

    Sinh viên : Không là gì cả. Tôi chỉ có niềm tin.

    Giáo sư : Đúng rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà Khoa học gặp phải

    Sinh viên : Thưa Giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?

    Giáo sư : Có!

    Sinh viên : Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?

    Giáo sư : Có!

    Sinh viên : Không có, thưa Giáo sư. Nó không hề có.

    (Giảng đường bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)

    Sinh viên : Thưa Giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -458 độ, nhưng chúng ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó. Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh , lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng . Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng , và lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.

    (Giảng đường thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)Sinh viên : Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư ? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?

    Giáo sư : Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối ?

    Sinh viên : Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi là “bóng tối” .Trong thực thế, không có bóng tối , nếu có , Giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?

    Giáo sư : Vậy vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì , chàng thanh niên trẻ tuổi?

    Sinh viên : Thưa giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ thiếu sót.

    Giáo sư : Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?

    Sinh viên : Thưa giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn,chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa Giáo sư, Khoa học thậm chí không thể giải thích về một cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu về xung điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.Điều này giải thích rằng : bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.

    Bây giờ Giáo sư hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa như bây giờ từ loài khỉ không?

    Giáo sư : Nếu như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.

    Sinh viên : Đã bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư?

    (Giáo sư lắc đầu và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)

    Sinh viên : Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa Giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời?

    (Lớp học bỗng trở nên ồn ào)

    Sinh viên : Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa?

    (Lớp học ồ lên những tiếng cười lớn)

    Sinh viên : Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh, Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não . Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư?

    (Căn phòng im lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì )

    Giáo sư : Tôi nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.

    Sinh viên : Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là NIỀM TIN. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn đó và phát triển.
     
    EvernaloneKZ, AnitaThiên Di thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Không biết câu chuyện trên hư cấu bao nhiêu phần nhưng nếu để tuyên giáo về Chúa trong tôn giáo thì failed nặng rồi.
    - Khoa học có niềm tin, nhưng là niềm tin đã qua kiểm chứng, thực nghiệm chứ ko phải niềm tin mù quáng hay hời hợt.
    - Chúa nếu có thật cũng ko có nhân cách như đa phần tôn giáo miêu tả. Vì nếu Chúa có những đức tính tốt đẹp của con người như nhân ái, bao dung...blah blah thì cũng phải có tính xấu. Thế thì Chúa tầm thường ko khác gì con người. Các tôn giáo đang sỉ nhục về bản chất thật của Chúa khi gán nhân cách cho nó.
    - Con người cơ bản ai cũng dùng tới niềm tin, có điều nó ko nhất thiết phải là niềm tin về Chúa.
    - Xu hướng hiện tại cho thấy có niềm tin hay không có về Chúa không có ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng cuộc sống con người. Có điều niềm tin về Chúa ko đủ mạnh nên phải đi lôi kéo người khác thì ko đáng là môn đồ của Chúa.
     
  3. 1967

    1967 Guest

    Truyện trên ko biết có thật hay hư cấu, nhưng nói là để tuyên giáo thì cũng hơi nâng tầm quan điểm. Nó chủ yếu (theo cách hiểu cá nhân nhé) chỉ nhấn mạnh một ý tưởng cho rằng "Thầy thấy ko? Lập luận của thầy để bác bỏ Chúa thì như vậy là chưa đủ."

    Tất nhiên nói Chúa là khoa học thì ko đúng, cũng như bao lời tuyên truyền vô nghĩa khác, thì Chúa chỉ sinh ra phục vụ mục đích xã hội và chính trị của loài người mà thôi. Nhưng xét tương quan giữa các ví dụ dc nêu xung quanh trog câu chuyện trên và hàm nghĩa "Chúa" ở đây đang nói tới, nó thuộc một phạm trù cũng như bao vấn đề khoa học, triết học đang đặt câu hỏi vậy. Tức là thay vì bác bỏ nó một cách "máy móc" vì ko sense dc nó, hoặc vì "đếch có ai đã chứng minh rồi", thì anh nên đặt câu hỏi cho nó, đặt những khả năng cho nó, quan sát bằng óc trực giác, tìm cách thự nghiệm cho đến khi tìm hiểu dc nó thực chất là gì, đúng chỗ nào và sai chỗ nào, vậy thôi.

    Nếu anh có quan tâm Chúa. Còn ko thì, chẳng phải Chúa mà đặt một vấn đề luôn chưa chứng minh nó hoàn toàn sai vào đây cũng được.
     
    Last edited by a moderator: 7/7/16
    Anita thích bài này.
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Khoa học ko khẳng định Chúa ko tồn tại mà là "không có bằng chứng thuyết phục". Đây là nguyên tắc burden of proof, người đề ra quan điểm phải là người chứng minh. Chứ ko có kiểu khẳng định X tồn tại và ko ai chứng minh dc X ko tồn tại nên nó đúng cả.
    Tuyên giáo rõ nét ở đoạn này đây. Một hiện tượng chưa được giải thích (bằng khoa học hay một phương pháp hiệu quả nào đó) ko nhất thiết phải là do Chúa, mà có thể X, Y, Z... miễn là anh chứng minh được nó. Kiểu suy diễn gượng ép thế này thường thấy ở mấy trò mị dân, tuyên giáo. Tuyên truyền ko có vấn đề gì, nhất là trong tôn giáo chính trị, nhưng mà cũng phải make sense một tí chứ.

    Chúa đâu phải là cái gì mới mẻ đâu. Người ta đặt ra cả môn thần học để nghiên cứu về nó từ lâu rồi. Đặt câu hỏi thì ở trên cũng có rồi đấy. Mình nghĩ là Chúa có thật thì ko có nhân cách, và nếu yêu con người thì cũng ghét dc... Chẳng phải thế thì Chúa tầm thường quá sao?
     
    Last edited by a moderator: 12/6/16
  5. Anita

    Anita Guest

    Nói chung Chúa và Phật là 2 nhân vật lịch sử có thật.
    Tuy nhiên phần lớn những câu chuyện được kể lại là không đáng tin cậy. Như những chuyện về Bác Hồ vậy. Con người càng cổ nhận thức được càng ít những thông tin thực tế và tin nhiều hơn vào thánh thần. Và đa số chúng ta đều tin tưởng, ca ngợi quá mức về những cái chúng ta yêu thích.

    Chúa và Phật chỉ sáng tạo nên một khuôn khổ đạo đức giúp cho con người sống tốt hơn. Còn những điều huyền bí đa số là người đời và người đời sau thêu dệt để tăng thêm niềm tin tôn giáo.

    Thế nên dù Chúa với Phật đã chết rất lâu rồi nhưng vẫn còn sống mãi trong tôn giáo.

    Con người sống đa số cần có niềm tin, đó là điểm mà tôn giáo nắm chắc.

    Niềm tin. Nghe thanh điệu giống "tình yêu". Theo một định nghĩa khác là một thứ tình cảm hoặc hi vọng mù quáng nhưng lại có vẻ lí trí và mang tính tích cực.

    Nghe đạo Hồi nói Chúa với Phật chỉ là những sứ giả do Allah Đấng Tối Cao phái xuống nhưng lầm đường lạc lối, không truyền được tri thức của Thánh Allah... Chúa Jesus cũng không phải là con của Allah Đấng Toàn Năng
     
    Last edited by a moderator: 12/6/16
  6. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Dùng khái niệm nhân cách của con người để đo lường chúa là 1 sai lầm, giống như lấy sự vận hành của một nhân vật 2D gáng cho một nhân vật 3D vậy. Chúa là ngoài sức tưởng tượng, nằm ngoài mọi khái niệm và hiểu biết của con người.
     
    Anita thích bài này.
  7. Anita

    Anita Guest

    Đúng rồi. Cơ mà gọi chính xác và chung là Thượng Đế. Còn Chúa hay theo nghĩa hẹp ở đạo Ki tô thôi. Người Việt thường hiểu Chúa với Thượng Đế là như nhau nên gọi chung là Chúa cho ngắn gọn
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Chém gió là cái chắc. Chúa mà Einstein tin vào là khái niệm pantheistic God của Spinoza (Chúa và Tự nhiên là một thể), chưa bao giờ là Chúa tôn giáo. Einstein có nhiều câu về tôn giáo bị misquote nhưng kỳ thực là người rất skeptic. Chuyện lời nói của người nổi tiếng bị bẻ cong/cố tình trích dẫn ngoài ngữ cảnh nhằm tuyên truyền không có gì lạ.

    Đoạn này trở về sau nếu không phải thiếu kiến thức thì là ngụy biện. Khoa học và tôn giáo đều tạo ra các mô hình để giải thích/dự đoán thế giới nhưng cơ sở của các mô hình khoa học là tương quan logic, tính lặp lại và khả năng đo lường. Vậy nên khoa học có tính kế thừa rất mạnh(thế hệ sau sử dụng base của thế hệ trước kết hợp với kỹ thuật hiện tại để update hệ thống). Đó là lý do tại sao khoa học nên được giảng dạy trong nhà trường. Không phải để cho con người niềm tin.

    Tôn giáo thì ngược lại, nó dựa trên những khao khát cá nhân của con người nói chung. Đa phần các tôn giáo qua nhiều trăm/nghìn năm không thay đổi gì về bản chất, có chăng chỉ là thêm các điều lệ/tổ chức phức tạp hơn.
     
    Last edited by a moderator: 13/6/16
    Anitarogp10 thích bài này.
  9. rogp10

    rogp10 Guest

    Thực ra cái xấu của khoa học thì ko thiếu đâu, như nuke chẳng hạn, hay thuốc nổ :D

    Như atheists (!= materialists) hay nói "Chẳng có niềm tin nào giống niềm tin nào" :D, Phật cũng nói đại loại "chừng nào anh thấy đúng là điều này tốt đẹp (không làm khổ mình và khổ người), được người có trí khen ngợi thì mới hẵng tin"* :D, đâu có đánh đồng vậy được.
    Lập luận chả liên quan j ráo =)) chủ yếu là nói trên cái tình thôi.
    Có rất nhiều cách giải thích khác nhau và nếu mà khách quan ("no true scotsman"!) thì phải xem xét cho đầy đủ.

    * kinh Kalama.
     
    Last edited by a moderator: 13/6/16
    Huyên Linh thích bài này.
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cái đấy là do người sử dụng chứ sao lại đánh đồng với khoa học. Bản chất của khoa học là khám phá đúng cách thức thế giới này hoạt động, bản thân nó ko có thuộc tính tốt hay xấu mà nằm ở cách con người ứng dụng nó.

    Nhân tiện nói về việc chứng minh một vật/thứ tồn tại, có ai nghĩ ra cách nào để chứng minh ngược ko?(rằng nó ko tồn tại). Nếu ko nhầm thì bất khả thi khi xét ở thế giới thực vì có quá nhiều trường hợp.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.