Như câu hỏi tiêu đề. Những BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG của từng type là gì? Đó là những biểu hiện rất đặc trưng của mỗi type phản ứng với hoàn cảnh của cuộc sống. Là những gì khác biệt nhất so với những type khác. Mình chưa đi sâu vào MBTI nên mình sẽ nêu lên những type mà mình gặp ở xung quanh mình. Let's go. Khi nói chuyện, hành động: A)Biểu hiện của từng ký tự I/E,...J/P 1) XU HƯỚNG TỰ NHIÊN đối với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. I: Khi nói chuyện có vẻ thụ động( do họ đang suy nghĩ), lắng nghe tốt, tâm sự tốt, thường hay trầm tư 1 mình, giao tiếp với người lạ có khoảng cách và ko thoải mái, tuy nhiên đối với người thân, hiểu rõ thì họ nói chuyện rất thoải mái, thường có 1 vài người bạn THÂN, khuôn mặt của I trong buổi tiệc nhiều người lạ thường hay Ủ rủ, mắt lờ đờ( vì năng lượng đang dần cạn kiệt, như kiểu cá dưới nước mà lên bờ vậy), hay ngồi trầm tư suy nghĩ( tùy người I nữa, có thể E cũng có nhưng số lượng ít có thể do E đang lo về gia đình,... nên mới có biểu hiện như vậy. Còn I là ko vì gì cả mà vẫn nghĩ) E: E thì trái ngược lại hoàn toàn so với I, E thường là người bắt chuyện đối với cả người thân, hoặc ko thân. Khuôn mặt của E trong buổi tiệc thường rất háo hức và "tươi"( vì càng ngày E càng có thêm năng lượng, như kiểu cá trên bờ gặp được nước vậy), E thường bỏ qua lời người khác chỉ để nói đến ý kiến của bản thân( còn tùy người E khác nhé), hay hành động hoặc làm cái gì đó mới thoải mái trong người( tùy người E nữa chứ ko phải ai E cũng làm, có thể I cũng có). 2) TIẾP THU,trao đổi ý kiến từ môi trường, hoàn cảnh xung quanh. N: Thường nói đến những gì liên quan đến Học thuật, khoa học, toàn cảnh. S: Thường hay nói đến những gì mà ai cũng-có-thể-biết, mắt thấy,tai nghe, những gì gần gũi với cuộc sống hằng ngày và cách nói chuyện rất thực tế như mặt trời mọc ở hướng đông lặn ở hướng tây. 3) PHẢN ỨNG, QUYẾT ĐỊNH,CHỌN LỰA với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. T: Thường nghĩ đến công việc, nhiệm vụ phải hoàn thành ở mọi lúc, mọi nơi, do vậy anh(cô) ta sẽ ít để ý đến xung quanh mà chỉ lo nghĩ đến những công việc cần phải hoàn thành, và cách nói chuyện của T thường liên quan đến công việc, những kiến thức liên quan đến chuyên môn của họ để họ phát triển chuyên môn cho bản thân. Khi ra quyết định T thường ra quyết định (rất) chậm, cẩn thận (Vì họ đang thu thập dữ liệu, sự kiện và suy nghĩ logic để đưa ra quyết định). Thường nói chuyện rất LOGIC. Khi tranh luận thì ko để ý đến cảm xúc của người khác, ko quan tâm lời nói đó sẽ làm đối phương buồn hay giận hay vui gì,... họ cứ nói ra những suy nghĩ trong đầu-(giống như máy in vậy khi đang in thì ko sửa đc gì cả, chỉ có đợi trang giấy in ra mà thôi),... F: F thì trái ngược so với T, khi ra quyết định nào đó F thường nhìn vào bạn và suy nghĩ đắn đo( vì họ đang suy nghĩ liệu quyết định này có ảnh hưởng đến người kia ko? mối quan hệ này sẽ ra sao?,..), và thường là người chịu thiệt trong việc nhận công lao, quyết định, lợi ích. Khi bị nói nặng, nói nhẹ F thường rất buồn(biểu lộ ra mặt) hoặc khóc và (sau đó có thể họ sẽ tự trách mình tại sao lại bị người khác nói nặng thế nhỉ), thường hay bốc đồng( ko phải F nào cũng có nhưng ĐA SỐ là vậy)- do khi có xung đột(khẩu chiến) xảy ra họ thường cảm thấy lúng túng, khó xử và khi đã qua giới hạn của F rồi thì họ sẽ trở nên "ĐIÊN"- Hành động tiêu cực đối với đối phương(giờ là kẻ thù)-như đánh, chửi, trút giận lên kẻ địch,... 4) Cách thức HÀNH ĐỘNG J: Thường có 1 bản kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi hành động(kế hoạch dài hạn). Làm việc thường theo thời gian biểu. Làm việc theo 1 trình tự có hệ thống( tức là trước khi qua việc B phải làm cho xong việc A). Khi đến hạn hoàn thành công việc mà chưa xong họ rất lúng túng, lo lắng-( vì vậy họ luôn lên kế hoạch để tránh áp lực. Vì vậy có thể nói họ đã hoàn thành công việc trước thời hạn rất xa-khoảng vài tuần,ngày). Họ chỉ chơi đùa, giải trí khi đã hoàn thành xong công việc. Thường TỰ đề ra những mục tiêu, các giá trị cho cuộc sống. Còn gọn gàng, ngăp nắp là do môi trường sống, gia đình tạo lập lên bản thân từ nhỏ( như 1 người J mà từ nhỏ đã sống trong 1 gia đình bề bộn, thì sau này họ cũng bề bộn. Từ đây bắt đầu nghi mình là P mà ko phải là J mặc dù bản thân lại là J),... P: Thì trái ngược với J, họ hành động mà có thể ko cần đến kế hoạch, hoặc tới đâu thì lập kế hoạch tới đấy(kế hoạch ngắn hạn), hoặc lập theo tình hình. Nói chung họ ứng phó hay hơn J(ko có nghĩa là J ko có linh hoạt tùy vào % J vs P nữa). Thường làm việc kiểu "Nước đến chân mới nhảy", hoặc hoàn thành công việc rất sát với thời gian hoàn thành, có thể là mai nộp mà hôm nay mới vừa xong, khi chưa xong có thể họ sẽ thức tới sáng để làm việc cho xong, còn những ngày trước thì vui chơi xả láng. Khi làm việc thì rất là đa dạng công việc xen lẫn, nào là vừa nghe nhạc vừa làm việc, nào là vừa xem bóng đá(tivi,film,..) vừa học, có thể nói vui là anh này là 3 đầu 6 tay. Khi bị trói buộc, ràng buộc bởi trách nhiệm như(bạn gái mang thai, vợ(chồng) sắp cưới yêu cầu ko đc đi chơi khi kết hôn,..) thì coi như anh( chị) này "xách dép" mà chạy hàng "nghìn" km khi chỉ vừa nghe câu " Anh(em,tôi) yêu cầu em(anh,bạn + mệnh đề" khi bạn chưa kịp nói xong là họ đã "biến", "đánh trống lảng", lờ đi,...( tuy nhiên ko phải 100% ai P cũng vậy nhé, còn tùy việc kết hợp với 3 ký tự khác nữa và môi trường, văn hóa anh(chị) ta sống từ nhỏ nữa). B) Biểu hiện của từng TYPE: 1) ST ISTJ: Khi nói chuyện rất hay bắt bẻ từng lỗi(phát âm,chính tả-khi viết) bắt buộc bạn phải nói đúng từng chi tiết, hay nói về kinh nghiệm trong quá khứ của họ và đặc biệt họ nhớ rất rõ từng chi tiết, ko học thì thôi khi đã học mà nhớ thì coi như in sâu vào não luôn. Ko thích lãng mạn( khi quen nhau bạn sẽ hiểu, họ chỉ nói lời yêu bằng hành động chứ ko bằng lời nói), rất nghiêm túc, lạnh lùng, luôn tập trung cho công việc, khi đã yêu thì rất nghiêm túc(ko phải kiểu bắt cá 2 tay),... ESTJ: Chưa gặp ISTP:Chưa gặp ESTP: Chưa gặp 2) NT INTJ: Họ luôn nâng cao kiến thức, cho dù đó là gì họ đều tham khảo qua. Là cuốn "bách khoa toàn thư" sống. Lạnh nhạt mà kiểu trong ấm ngoài lạnh, khá nghiêm túc, nhưng khi chơi rồi thì tới bến, tuy nhiên họ vẫn chừa đường lui. Lý thuyết. Còn bệnh lười thì mình chưa biết có phải do type hay do môi trường sống ảnh hưởng nữa. Bên cạnh họ thường là sách,máy vi tính. ENTJ: Chưa gặp INTP: Chưa gặp ENTP: Chưa gặp 3) SF ISFJ: Chưa gặp ESFJ: Chưa gặp ISFP:Chưa gặp ESFP:Chưa gặp 4) NF INFJ:Chưa gặp ENFJ:Chưa gặp INFP: Ko chắc chắn ENFP:Chưa gặp Mình sẽ cập nhật khi gặp những type CHƯA GẶP bên trên. Mình rất hy vọng những bạn nào đã có dịp gặp những từng type thì bổ sung thêm. Bài viết có thể có một chút sai sót, nếu có mong các bạn thông cảm. Mong các bạn bổ sung thêm biểu hiện đặc trưng của từng type để bài viết được hoàn chỉnh, và giúp ích cho những người khác xác định type của bản thân cho chính xác. Trong đó có mình . Cảm ơn bạn đã dành thời ian đọc bài viết này. Và cảm ơn hơn nữa khi bạn bổ sung thêm.
Cái khó phân biệt nhất chính là tính cách ( cái bản chất) và môi trường (cái tác động). 1 người bản chất E nhưng sống trong môi trường (đặc biệt là gia đình) toàn I thì sẽ "dễ" trở thành I về bề ngoài (vỏ bọc), nhưng trong lòng họ "luôn" có 1 động lực nào đấy thôi thúc bản thân và đó là nguyên nhân dẫn đến stress bởi tính cách (cái bản chất) mâu thuẫn với môi trường (cái tác động). Điều này tương tự với các cặp S/N T/F J/P. => khó tìm đc biểu hiện đặc trưng bởi biểu hiện là cái thể hiện ra bên ngoài, mà bên ngoài lại bị môi trường tạo ra 1 lớp vỏ bọc. Nhưng sẽ có những người trung hòa được các mâu thuẫn này (hoặc đơn giản hóa các mâu thuẫn) và dẫn tới các % của từng cặp sẽ xêm xêm như nhau => sẽ gây khó (nhiễu) khi tìm type bởi không phân biệt đâu là bản chất và đâu là do môi trường tác động. Nói tóm lại, nếu để tìm hiểu mình vẫn thích đọc về các function của MBTI hơn, mà cái này thì tài liệu dịch ko có nhiều (dốt tiếng anh) + mức độ khó hiểu cao hơn (nhưng đọc nhiều sẽ ngấm)
Thực ra không có cái gọi là biểu hiện đặc trưng đâu (đặc trưng = biểu hiện chỉ type đó có, type khác không có), muốn là fake được hết. MBTI là core. Nhưng nếu để ý kỹ dài hạn thì sẽ thấy nhiều khác biệt, nó như kiểu ép mình hành xử trái tự nhiên vậy. Chẳng hạn xã hội buộc type F phải sống lý trí hơn nhưng khi buộc phải tranh luận bằng logic chẳng hạn thì F của họ bộc lộ rõ rành rành, hoặc T nếu có quan hệ tình cảm với một bạn F thì sẽ thấy rất mệt (ko biết phản ứng sao trước nhu cầu cảm xúc chẳng hạn). Tương tự, ko phải là N thì thích nói về học thuật toàn cảnh, S thì thích nói về những gì thực tế, cái này là bias. Nói chuyện với type S kiến thức rộng còn thích hơn nói chuyện với nhiều N, vì kiểu như cái gì họ cũng giải đáp được vậy. Nhưng nói chuyện với S sẽ có cảm giác là họ thu thập từng mảnh nhỏ để ghép thành bức tranh lớn, còn N giống phóng tầm mắt ra xa mà nhìn, kết nối thông tin nhanh hơn nhưng mơ hồ, mông lung, khó giải thích hơn. Và N thì thường khó adapt vào hoàn cảnh, khó chặn lại dòng suy tưởng hơn S, kiểu lơ đi một cái là suy nghĩ bị cuốn theo chiều gió liền. Có 2 cách định type mình sử dụng ban đầu là xem bản thân thoải mái với môi trường nào nhất và khó chịu trong môi trường nào nhất. Rồi cứ từ đó suy ngược ra.
Có thể áng áng type qua facebook được không nhỉ? mấy S t biết toàn up ảnh đồ ăn và ảnh tự sướng trông cố làm sao cho thiệt lung linh, còn mấy N thì up ảnh phong cảnh thiệt đẹp và vài dòng có ẩn ý. mà t thấy khó phân biệt nhất là S với N đấy, theo lý thuyết thì lệch so với thực tế quá. Vì nhiều người t tường là N mãi sau mới biết họ là S. @FaNo: c có phải một S k?
Cũng không hẳn Lemming ạ, mình là đứa toàn up ảnh tự sướng với mấy lời lảm nhảm gossip vớ vẩn lên facebook đây :v
Ne mình không rõ chứ Ni dom như mình rất dễ lạc vào suy nghĩ, đầu óc trên mây. Rất khó tập trung vào không gian hiện tại nếu không có gì đặc biệt thú vị, phản ứng với tình huống bất ngờ cũng chậm tới ... mấy nhịp. Đầu óc suy nghĩ thì mông lung khó chuyển từ ý tưởng sang thực tế. Cơ bản là ngoài xã hội mình thực sự rất chậm chạp và cần nhiều thời gian để phản ứng với sự việc xung quanh, rất khổ. Được mỗi cái là nắm bắt suy nghĩ người khác khá nhanh, nhanh hơn đa số người bình thường nhiều. Mà nói chuyện với S có kiến thức sâu rộng quả thực rất thích.
@Thuytien :Thế mới băn khoăn bởi theo lý thuyết S thích kiểu tai nghe mắt nhìn mũi thính và rất khoái mấy chuyện đó nên nhiều S, đb SP t thấy hay khoe trên f ảnh họ đang hưởng thụ ra sao hay đang chịu đựng ntn, cảm nghĩ ai cũng có trong hoàn cảnh như vậy vv..tóm lại là mọi chuyện diễn ra tại thời điểm hiện tại, ngay và luôn. Còn N thì ...sẽ khó hiểu hơn 1 tầng. Không biết t có bị hiểu nhầm gì hay k? Nhưng S bạn t toàn thế cũng có N hành động như vậy nhưng vẫn khác, mục đích động cơ của họ khác S. Họ hay k thường nói huỵch toẹt ra ngay thông tin dễ dàng. S cũng có thể nói ẩn ý, nhưng ẩn ý của họ, chậc, cũng dễ hiểu hơn. @Clear: Ne đây, rất hay trên mây, ngồi học toàn nhìn ngoài cửa sổ khó tập trung (vì giảng dạy ở chốn này rất khô cứng và một màu, ít ra là cấp 3, lên ĐH hơi khác tý). INTJ cho mình hỏi, c có thể nói luôn thật c nắm được gì về ai đó hay tư tưởng suy nghĩ ntn k? INTJ là hàng hiếm, 100 ng có 1 ng. Mà nghe đồn họ dành phần lớn thì giờ né bọn thấp IQ hơn. Có thể t chưa nhận ra họ ngoài đời thực bao h nên khó tìm hiểu về họ. À, gv cấp 3 của t toàn S, họ giỏi nhưng k bay bổng, lên ĐH có mấy vị N, học thú vị hơn. Quả thật thế :v
Vì vậy mình mới để ở DÒNG ĐẦU là Khi nói chuyện, hành động. Lúc này là họ ko thể "dối lòng" được nữa rồi, nếu thường ngày thì có thể che đậy được nhưng khi đã hành động, nói chuyện 1 cách tự nhiên, vô thức-( giống như cá trên bờ lâu ngày gặp nước. Họ sẽ ko hành động thật). Từ đó hãy để ý họ với những người xung quanh, sẽ khác rất xa, ngay cả với gia đình, môi trường của họ sống. Vì chúng ta chỉ thoải mái khi chúng ta là chúng ta. Nên hãy quan sát họ từ xa, để họ ko biết là ta đang quan sát họ, để họ ko ngượng mà sửa cho phù hợp với môi trường. Lúc này là fake.