Góc nhìn có thể thay đổi không ? 1, Nếu góc nhìn đó là ánh xạ của hạt nhân thì có thể coi nó giá trị tương đương hạt nhân rồi. Và nó không thể thay đổi. Sẽ có những ánh xạ khác của hạt nhân, và lúc đó sẽ có những hệ thống/ phân loại tính cách khác. Nhưng cơ bản là cả 2 dạng đều là ánh xạ của hạt nhân. => Đây là dạng thừa nhận 2 . Có phải " 1. Phân loại tính cách thực sự có thể chuyển thành biểu hiện của một phân loại tính cách khác. Lúc này cần phải lật ngược lại lý thuyết của Jung. " của bạn nó có ý như vậy? Nhưng nếu tồn tại 1 ánh xạ khác thì ánh xạ MBTI cũng đâu bị mâu thuẫn, lật ngược lại lý thuyết của Jung làm gì? 2, Nếu góc nhìn đó là biểu hiện của hạt nhân, một tầng nào đó phía trên hạt nhân, thì nó hoàn toàn thay đổi được chứ? => Đây là dạng nghi ngờ cả 2. @Huyên Linh Hồi trước có tình cờ đọc được 1 đoạn và thấy rất hợp với ý mình, nhưng chưa có cơ hội đọc hết
Quote lại vì thấy hay. Vậy nếu muốn phát triển Ni thì cần chú ý đến sự tương tác giữa các khả năng chăng?
? Mình nghĩ Ni nó dùng các khả năng móc lại vs nhau nên các khả năng không khớp (theo ng dùng Ni) tự loại trừ nhau đi. : ))) Mình không tin tưởng lắm vụ luyện function :v cơ mà giả dụ như là muốn Ni tốt lên thì đúng vậy : ))
Theo mình thì Ne sau khi tìm hiểu thì tự xét từng khả năng một và loại trừ cũng từng khả năng một. Nguyên tắc muôn đời là sử dụng nhiều thì sẽ ổn, tất nhiên phải có phương pháp
Uhm, đó là Ne ý thức được từng khả năng một và dùng sở thích/logic/thực tế/...loại trừ từng cái một. Ni không ý thức được từng khả năng nhưng mình nghĩ là nó có thể nói khả năng nào ít có khả năng xảy ra do nó không khớp với những thông tin nó thu nhận được trước đó.
Mình thì thấy cái "tập luyện" function có vẻ mơ hồ, vì function đã là xu hướng não bộ hoạt động rồi, nghĩa là có tính bẩm sinh. Nếu có tác động đến function thì chỉ tác động đến biểu hiện của nó thôi chứ ko phải cơ cấu hoạt động của nó(vì biểu hiện còn chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh). Tức là ko thể thay đổi cách nghĩ X thành Y bằng chính cách nghĩ X đấy. Nói vậy ko có nghĩa là khẳng định ko thể tác động chủ đich tới function, vì MBTI ko có đề cập trực tiếp tới nó. Bù lại nó có khái niệm shadow function, hoạt động ở trạng thái vô thức. Suy ra là nếu có một lý thuyết mới khám phá sâu hơn cái cốt lõi 8 functions của MBTI thì việc điều chỉnh function là có thể, biến vô thức thành có ý thức.
Mình thấy có thể tập luyện function, nếu chúng ta đồng ý với quan điểm bên trên là thông tin của function nào thì nó tự tích trữ trong nó. Luyện tập function đúng là không thể thay đổi cơ cấu hoạt động của nó, nhưng chúng ta có thể tích trữ nhiều hơn thông tin trong function đó, dạng cần cù bù thông minh vậy, tuy không thể cải thiện tính sáng tạo hay độ mạnh hay tự tin nhưng có thể nâng cao độ chính xác của nó. ? Mình nghĩ trạng thái vô thức hay có ý thức là cơ cấu hoạt động của nó rồi (?)
Mô hình có thể thay đổi thông qua việc sử dụng quy trình ánh xạ khác hoặc bổ sung thêm các ánh xạ mới chứ. Bản chất (nếu tồn tại bản chất) không đổi nhưng mô hình phải không ngừng được hoàn thiện để diễn tả trọn vẹn bản chất. Còn nếu thực tế chứng minh MBTI có thể thay được bằng cách thay đổi các thói quen (vd Ni -> Ne) thì phải xem lại lý thuyết của Jung rồi, vì điều đó sẽ bác bỏ lý thuyết của Jung,
Điều mình thắc mắc là type này có bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và kinh nghiệm sống hay không, vì theo mình biết, lúc test, hãy chọn cái "bạn thật sự là" chứ không phải chọn vế "bạn nghĩ bạn là". Trước đây có một lúc mình rất yêu đời, rất tin tưởng vào con người, ... và thời gian đó mình rất thích nghệ thuật, lại có suy nghĩ tiêu cực nên mình test ra là ISFP (có xen lẫn 1 lần INTP) . Nhưng những năm vừa rồi mình cảm thấy mọi việc "bình thường hơn" đến mức không đáng phải có cảm xúc hay quá chú trọng vào nó, và từ đó đến giờ mình test chỉ còn có INTJ