ý tưởng từ @Anita. Trong topic này các bạn có thể đưa ra một vài tình huống mình tự nghĩ ra hoặc có thật trên thực tế và chúng ta sẽ cùng comment cách xử lý theo kinh nghiệm hoặc phân tích của mình. Nếu thông tin không rõ ràng thì có thể hỏi lại người đưa. Nếu có thể kiểm chứng được kết quả luôn thì tốt, không thì xem mỗi người có cách xử lý ra sao rồi tổng hợp lại cũng hay. Tình huống của mình: Bạn đang lead một dự án. Trong team của bạn có một đứa thích đi lẻ, là dạng không chịu hợp tác với ai, thích một mình một kiểu theo ý nó, càng thuyết phục nó làm theo kế hoạch nó lại càng làm ngược lại bất kể bạn nói có lý hay không. Mặc khác công việc của nó lại rất quan trọng với dự án và bạn lại không kick nó ra được (vì không có người thay thế). Bạn sẽ làm gì?
Nếu nó đủ giỏi, thì ủy quyền cho nó nguyên mảng đó, thích làm gì thì làm, miễn là ra được kết quả đáp ứng yêu cầu (Giả sử: ngày bao nhiêu m phải có được cái này cho nhóm, ngày bao nhiêu m phải hoàn thành yêu cầu ngon lành, còn lại thích làm gì thì làm, cần người giúp thì nói). Vì theo những gì mình đọc trong tình huống này thường là những đứa giỏi, có nhu cầu tự khẳng định mình cao, ủy quyền cho nó, nó sẽ làm ngày đêm cho coi. Còn ko đủ giỏi đến mức có thể ủy toàn quyền cho nó, thì có nghĩa là vẫn có thể thay thế được.
Tình huống này thực tế này. Mình đã từng bị. Trong đội mình trước làm có một người thuộc type ISFP với Fi rất mạnh, chỉ làm theo ý mình, ko nghe ai hết. Thế nên đã nhiều lần gây rắc rối cho cả team. May mà mình ko phải là leader k thì mệt lắm. Lúc ấy mình khuyên lên khuyên xuống nhưng thanh niên ấy không hề lay chuyển. Thế nên sau đó mình mặc kệ... Còn nếu là leader trong tình huống ad đưa ra thì mình sẽ... Sắp xếp một buổi hẹn riêng ở ngoài công ty. Thăm hỏi, nắm bắt tâm lý của người này, thương lượng, nhấn mạnh việc quan trọng của dự án và đưa ra các thử thách, phần thưởng... Mình sẽ kiên nhẫn vài lần và còn đến nhà nói chuyện với bố mẹ người này nếu có thể ( cách cuối cùng ))
^khoai đấy. Hóng xem NJ xử lý kiểu j. Phải e là e tẩn nhau luôn. Khỏi cần đàm phán. Mà nói lại thì cũng p xem công việc thế nào đã. Nhỡ đâu ý kiến của nó cũng đc. Có 3 khả năng. Một là nó theo ý mình, cv ngon lành. Hai là mình theo ý nó, cố phò cho nó khỏi ra gì. Ba là mỗi bên một kiểu, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Đành chuẩn bị trước hậu quả. ~~~ Su phì nghĩ kiểu gì? Làm việc nhóm mà ntn hãm lắm, chả chứng tỏ được năng lực đâu ~~~ Spoiler Trc từng cùng team workshop vs bon tung của. K theo ý tưởng của bọn nó là bọn nó k thèm làm nữa, chơi luôn, thành ra p cân team vs hai người anh em indonesia. Bọn nó rất coi thường mình, k thèm tương tác mà chỉ chơi đt suốt ngày. May là cân việc đc nên chọn cân việc, vì k đủ time để mà chơi trò tâm lý vs cả thuyết phục..
=]]] vì mình là thể loại đó bạn ei :v kiểu: "ủy quyền hoặc ko cần đuổi đây tự rút :v" Ai hiểu mình thì không bao giờ can thiệp vào việc mình làm, và lúc đó nghĩa mình lấy cả danh dự mình ra để đảm bảo sẽ xuất sắc vượt mức mong đợi. Còn nếu là thể loại cố tình phá game thì thôi dẹp là đúng rồi :v
Tình huống này bao gồm rất nhiều trường hợp, tùy vào ngành và dự án đang thực hiện mà phải tùy cơ ứng biến. Bước 1: Tìm insight Đầu tiên phải biết tại sao nó lại như thế. Nói thật là nó có quá nhiều trường hợp, riêng nguyên nhân ở tầng thứ nhất đã rất nhiều. Ví dụ: - Tiền. (Đình công kiểu cầu thủ Anh ) - Không phục leader - Muốn chơi trội Sau đó tiếp tục hỏi nguyên nhân ở những tầng sâu hơn. Bước 2: Tìm hướng giải quyết. Tùy vào nguyên nhân và tình hình mà giải quyết. Nếu không thể thương lượng hoặc thương lượng bất thành, tôi sẽ thực thi một số cách sau: Riêng ngành của tôi (quảng cáo) thì hầu như tất cả các công việc đều cần liên quan đến nhau và thường thì những người đỏng đảnh nhất thuộc về mảng design. (Cái tôi rất cao, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tác phẩm nghệ thuật.) Với trường hợp này, chúng ta cần tạo điều kiện cho họ được thực thi khát khao bảo vệ ý tưởng của mình, sau đó bỏ phiếu để chứng tỏ sự công bằng. Nếu như không phục, trong điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ chạy thử nghiệm chương trình, tác phẩm trên quy mô nhỏ - 1 phương pháp khá phổ biến trong ngành quảng cáo ạ, nhưng thường chỉ chạy khi đã chốt ý tưởng cuối cùng; còn ở đây mình chỉ thử lấy ý kiến trên quy mô nhỏ hơn rất nhiều nhằm phần nào chứng minh được cách thực thi tốt nhất cho dự án. Ở các ngành khác, tôi đề xuất 1 giải pháp khác đó là: "thả thử nghiệm". Có tức là trong thời hạn nhất định nào đó, chúng ta sẽ thả để thành viên kia thử nghiệm cách làm họ muốn. Nếu kết quả tốt thì quá tuyệt vời, nếu kết quả xấu thì rõ ràng chúng ta chẳng tốn giọt mồ hôi nào mà vẫn khiến thành viên kia tâm phục khẩu phục.
Tình huống: Hãy tưởng tưởng các bạn rơi vào tình cảnh của Thúy Kiều: cha và em bị oan trong thời kỳ văn hóa phong bì cực thịnh. Bối cảnh 1. Trong truyện Kiều Bối cảnh 2. Thời hiện đại Bạn sẽ làm gì trong từng bối cảnh trên? P/s: Câu này tôi đã tự hỏi từ hồi cấp 2
Nhìn vào cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn của vấn đề. Việc lựa chọn là cốt để sao cho lợi ích đạt được là tối đa> Ngắn hạn: nhìn lợi ích hiện tại, có hay không có người đó thì thiệt hại hơn cho pj đang làm. Có kịp đổi người không? Dài hạn: về lâu dài có hắn trong team có tiếp tục duy trì được hiệu quả cao không, có rủi ro gì khi tiếp tục dùng hắn không, liệu sự thất thường của hắn có kéo mọi người xuống? thời gian tới có bao nhiêu cơ hội để thuần phục hắn? Nếu không được thì nên thay người, vì với 1 kẻ bất kham, rủi ro về lâu dài sẽ rất cao. Nhưng có thể lợi dụng tài năng của hắn trong hiện tại. Nếu người đó quá giỏi, tính cách cũng không tệ(ngoài khoảng cứng đầu) thì thử chịu khó build thêm 1 teammate có khả năng thuyết phục hắn, hoặc thuyết phục người thân có tác động mạnh lên hắn. Còn tính cách xấu quá thì cho cút ngay.
Ta mà là phụ nữ, sinh vào thời đó, thì lên núi tu luyện cho khỏe. Còn Cha và em, xin lỗi chị đành bất nghĩa chứ không bán thân Dĩ nhiên nếu cứu dc cha em bằng cách khác thì tốt, không thì chịu. Muốn làm gì thì cũng phải có thực lực cái a, không có thì ẩn thế lánh đời vậy.
Công kích cho nó ghét mình, hạ danh dự nó xuống tận đáy, xong sau đấy bảo "thôi mày phế rồi, mày không đủ trình độ để đáp ứng dc đúng tiêu chuẩn nhóm này, đừng có dính vô chuyện của nhóm nữa" xem nó có ngược lại ko. Backup bằng cách tìm một người khác đủ chuyên môn hoặc tìm một ng khác có chuyên môn mình cần chỉ lại mình. Nếu ko đạt kết quả lý tưởng thì có thể biến tấu ở một mức độ chấp nhận dc, theo kiểu một bản thu gọn của bản gốc. Phần kết quả tất nhiên là đứa kia sẽ ko dc hưởng phần nào nếu nó ko làm.