Bình 3 và 4. Sau đó là bình 2 và cuối cùng là bình 1. Nó theo đúng quy luật nước chảy vùng trũng, với điều kiện mấy cái lỗ này đủ to để nước thông từ bình này sang bình kia. Nhìn hình đã thấy hướng trọng lực --> chắc ko có TH nước chảy ngược lên trời hay bay vèo vèo trong không khí :v Giải: Gọi "Bình x" là Bx (x chạy từ 1 đến 4) "Ống nối giữa Bx và B(x+1)" là Ôx(x+1) (x chạy từ 1 đến 3) Nước sẽ chảy vào B1 đến miệng Ô12 rồi tràn sang B2. Tương tự chảy đến miệng Ô23 rồi tràn qua B3. Ô34 có cấu tạo đặc biệt --> nước chảy đến ngang mối nối từ Ô34 và Ô23 thì bắt đầu tràn sang B4. Nước chảy vào B4 đến ngang vs mực nước đang có ở B3 (ngang mối nối từ Ô34). Lúc này mực nước tính theo chiều cao cả cụm B2, B3, B4 ngang nhau --> nó bắt đầu dâng lên cùng nhau. --> B3 và B4 đầy trước tiên. Nước tiếp tục chảy đến ngang miệng Ô12. Lúc này mực nước tính theo chiều cao cả cụm B1, B2 ngang nhau. --> dâng cùng nhau --> B2 đầy trước rồi đến B1.
Cho mình hóng hớt đúng thì tốt mà không đúng thì mong mọi người sửa lại giúp . Theo mình thì B1 đầy đầu tiên Không giải thích mạch lạc như bạn Ngón đâu ạ , vì chưa có số liệu cụ thể nên mình không chắc là có thể tính toán đúng. Nhưng như này : Các ống/ bình theo nguyên tắc bình thông nhau (rõ nhất là Ống 34 và Bình 3) . Tuy nhiên đến khi mực nước ngang nhau, các bình sẽ dừng. Do đó, nếu muốn đầy (để ý là vị trí ống luôn không cao bằng miệng bình ) thì bình lớn hơn (bình thông nhau ) phải đầy trước . Sau đó mới đến các vị trí khác. Ngoài ra thì mình có ý kiến là B2 đầy cuối cùng ps : cố tỏ ra Ti cho TG thấy mà fail quá, nếu sai thì bỏ qua vậy =.= đầu óc không thông thì nghĩ gì cũng ko đúng
bài này đố cũng lâu r hay sao b3,4 đầy trc tiên --> tràn ra hết ngoài màn hình đến vô cùng mà b1 b2 chưa đầy, bịt b3,4 thì thứ tự là b34-->b2 (bịt b2) -->b1
Chưa kịp tới b3 b4 thì nó đã tràn bố nó ra màn hình rồi :v ----- Trường hợp khác: Nhìn cái vòi kia nhỏ giọt thì chắc không có hi vọng. Nhưng giả dụ lượng nước từ ngoài vào đột ngột trở nên quá nhanh quá nguy hiểm (ống nước sông Đà - Hà Nội tự nhiên được nối chẳng hạn) --> ống giữa các bình thông không kịp --> b1 đầy trước 1 cách nhanh thần kỳ rồi đến b3, b4 và b2.
Mình nghĩ giống lemming và ngón giữa á: 1, TH1: nước chảy từng giọt như trên, b3 và b4 sẽ đầy trước vì cùng độ cao, thấp nhất và là bình thông nhau. 2, TH2: nước chảy mạnh, với tình trạng những ống nối nhỏ như trên hình, nước sẽ không thoát đi kịp, và b1 sẽ đầy trước. Không có TH nào bình 2 đầy trước vì ống nối 12 và 23 bằng nhau, lưu lượng nước vào và ra bình 2 như nhau.
Thực ra thì chưa tính đến áp lực nước nữa phải không xin lỗi là dạo này kiến thức của mình xuống dốc quá, ko thể nói rõ được Ngoài ra , chẳng có ai ở đây nói B2 đầy trước cả
Áp lực nước ý bạn là sao nhỉ Nói ra cho trọn bộ ý mà :v b1, b3, b4 đều có cơ hội đầy trước, riêng b2 không thể
Cái này cùng 1 loại chất lỏng, nên có thể bỏ qua vấn đề áp lực, xét về độ cao là đủ rồi. Ngoài ra vì câu hỏi có tính thời gian, nên việc xét lưu lượng nước là cần thiết. Theo mình hiểu là như vậy, còn không rõ ý bạn là gì