Phân biệt INTP và INTJ (Dr.A.J.Drenth)

Thảo luận trong 'MBTI' bắt đầu bởi Ngọc Tiến, 13/11/14.

  1. Phân biệt INTP và INTJ
    [​IMG]

    Mặc dù không có chức năng giống nhau, INTP và INTJ có sự giống nhau đáng kể. Cả hai đều hay nghi ngờ, triết lý, và thâm nhập vào suy nghĩ bản thân. Vì cả hai tính cách đều tìm hiểu biết chính xác của bản thân và thế giới, họ có thể thích thảo luận dài và tìm thấy điểm chung ở nhiều chủ đề. Nhưng họ cũng khác nhau quan trọng ở vài điểm. Tuy nhiên, đôi khi những khác biệt này có thể khá khó thấy và cần phân tích cẩn thận để hiểu căn nguyên.
    Phân biệt bên ngoài INTP và INTJ có thể khá dễ dàng. Vì INTJ dùng Tư duy Hướng ngoại (Te). Họ cân nhắc, khớp mọi thứ lại và thẳng thắn, thậm chí lỗ mãng trong cách thể hiện. Họ thấy bản thân là những người tranh luận giỏi và không ngại thách thức những khẳng định mơ hồ về sự thật. Nó làm họ khó chịu khi những tuyên bố có vẻ sai không bị nghi ngờ.
    Trái lại INTP dùng Trực giác Hướng ngoại (Ne) và Tình cảm Hướng ngoại (Fe). Và khi INTP không quá lo lắng, những chức năng này cho phép họ trộn lẫn dễ dàng hơn vào xã hội. Ngoài ra, bỏi vì Fe là chức năng hạ cấp, INTP thường ít thoải mái việc thách thức trực tiếp những khẳng định của người khác. Họ có xu hướng chọn lựa cẩn thận trong việc khẳng định góc nhìn bản thân và thể hiện mặt lý lẽ. Họ có xu hướng đặt ra câu hỏi hay các khả năng (Ne) hơn là đưa ra các khẳng định chắc chắn (Fe). Bởi vì Ne thì thường rẽ ra nhiều hướng và do dự hơn Ni, INTP cũng có xu hướng trải nghiệm và ít thể hiện sự tin chắc về nhiều thứ như INTJ.
    Vì Ni và Te hoạt động một cách hội tụ, INTJ hiểu đúng đắn như một người hệ thống hóa. Te cố gắng nhìn thấy hệ thống và cách hoạt động của thế giới. Nó thúc đẩy một bộ chuẩn hóa phương pháp chung để đánh giá và bổ sung lý lẽ. Đó là lý do INTJ thường thành công trong khoa học. Te thì thiên về chứng minh và hướng đến trước hơn là Ti của INTP. Một khi tầm nhìn của Ni rõ ràng, INTJ sử dụng Te để tạo thành định nghĩa, phân loại, lên kế hoạch, hay các thủ tục.
    Trong khi INTP có thể tìm thấy một lượng cộng hưởng lớn với INTJ, họ chống đối một số xu hướng của Te. Cụ thể là khi INTJ đề xuất những hệ thống và cấu trúc, INTP thường kháng cự lại. Thay vì tạo ra hệ thống bên ngoài có lý, Ti định hướng sự hợp lý của INTP hướng về bản thân và các ý tưởng của họ. INTP phần lớn quan tâm đến việc đảm bảo cuộc sống, thế giới quan, và triết lý của bản thân là hợp lý. Sự chống đối đến cách thức của Te cũng giải thích tại sao INTP có thể ít nhiệt tình với khoa học và phương pháp của nó.
    [​IMG]

    INTJ là những người dàn xếp, tư vấn, phân tích, toán học, vật lý và khoa học giỏi. INTP khác INTJ trong việc này. INTP có thể dễ dàng tạo các ý tưởng hay cách thức giải quyết vấn đề, nhưng ít có khả năng đưa ra kết luận vững chắc về điều đang diễn ra hoặc cái gì nên được làm. Nếu ai đó muốn có ý kiến chắc chắn hay lời khuyên trực tiếp về giải quyết một vấn đề phức tạp, họ có khả năng nhận được nó từ INTJ hơn INTP.
    Mặc dù có tài giải quyết vấn đề, INTJ có thể vật lộn để tìm chỗ thích hợp cho bản thân trong thế giới bởi vì chủ nghĩa lý tưởng của họ. Nhiều INTJ không chỉ muốn giải quyết vấn đề, mà còn nhận dạng và giải quyết vấn đề cấp thiết của thế giới. Đây không phải luôn luôn là điều xấu. Nếu có tính cách nào đó có thể nhìn thấy bức tranh rộng lớn và tập trung vào những vấn đề then chốt đang tranh cãi, đó có thể là INTJ. Một INTJ bạn tôi luôn luôn nói về “điểm bùng phát”. Mục tiêu của anh ta là nhận ra mấu chốt của điểm bùng phát, điều mà anh ta cảm thấy là nguồn gốc căn bản của các vấn đề trên thế giới. Một khi INTJ nhận rõ điều họ cho là hiểu biết quan trọng, họ có thể hoạt động như người chủ trương, nhà chính trị, hay nhà cải cách (đó là lý do một số INTJ kiểm tra là Enneagram 1). Họ có thể tiếp tục vai trò đó đến khi họ chạm trán sự kháng cự không thể vượt qua hay đến khi tìm ra cách tốt hơn để thay đổi.
    Vì Ti hoạt động hướng vào trong, INTP có xu hướng thích thú hiểu biết của bản thân, và điều họ yêu thích hơn là trực tiếp thay đổi thế giới. Cũng đúng với nhiều INFP, bản thân là điểm tham khảo trung thành với INTP. Điều này có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của quan điểm mà INTP hứng thú về “kiến thức vì lợi ích của chính nó”. Vì INTP áp dụng kiến thức trong thâm tâm (Ti), những người khác không thấy quá trình này và do đó có thể cho họ chỉ là “những kẻ ham muốn thỏa mãn hiểu biết”. Nhưng sự thật là INTP áp dụng kiến thức của họ. Do đó, quan điểm cho rằng INTP tiếp nhận ý tưởng một cách ung dung và không mục đích chỉ để thỏa mãn là không đúng. Thật ra, đó có thể đúng hơn với INTJ, bởi vì có Ni chủ đạo nên phần lớn là Nhận thức.
    Trong khi INTJ có thể thể hiện hứng thú với kiến thức bởi vì là hướng nội và chức năng thứ cấp Fi, nó thường ở phạm vi nhỏ hơn so với một INTP điển hình. Vì Te đến trước Fi, INTJ dù cố ý hay không cũng sẵn sàng hy sinh một số phạm vi hiểu biết (Fi) vì mục đích theo đuổi lý lẽ (Te).
    Với những điều này, chúng ta có thể thấy INTJ và INTP hoạt động theo hướng khác nhau. INTJ tập trung trực tiếp vào hệ thống bên ngoài (Te) và trong quá trình đó, hiểu biết tốt hơn về bản thân (Fi). Trái lại, INTP tập trung trước vào hiểu biết bản thân và điều chỉnh bản thân (Ti) và sau đó tìm cách thể hiện hiểu biết đó theo nhiều cách sáng tạo (Ne). Đây không phải nói là INTP đơn thuần bỏ qua những điều đang diễn ra ở thế giới bên ngoài (mặc dù họ có thể ít quan tâm hơn INTJ). Đúng hơn là họ phân tích nó với con mắt hướng xa hơn hiểu biết của bản thân (TI) và tình cảm của con người (Fe). Bởi vì INTP có Fe thay vì Te, họ bị kéo đến khám phá những thông tin của Fe. Đó là lý do họ có nhiều điểm chung với INFJ (người sử dụng Fe và Ti) và có xu hướng say đắm những thứ như triết học, tâm lý, và tôn giáo. Thông tin INTP tìm kiếm (khoa học hay sự thật lịch sử) thường làm với hy vọng cho họ hiểu biết nhiều hơn về bản thân và bản chất con người.
    Trong khi INTJ trội hơn trong nghề nghiệp đòi hỏi đánh giá và giải quyết vấn đề thực tế, INTP sẽ thường hướng về công việc phân kỳ hay có ý nghĩa. Họ thích sử dụng Ne để tạo ra kết nối rộng lớn giữa các ý tưởng, họ cố gắng tìm kiếm sự thú vị và ý nghĩa sâu sắc. Một lần nữa, mục tiêu của họ không phải giải quyết vấn đề của thế giới (mặc dù nó có thể diễn ra gián tiếp) mà là làm rõ khái niệm và mối quan hệ theo cách có thể dùng được hoặc có ý nghĩa với bản thân. Đây cũng có thể cung cấp vào danh tiếng “thỏa mãn hiểu biết” của họ.
    Bởi vì Fi, INTJ cũng có vẻ thiên về nhấn mạnh sự duy nhất của các cá nhân (bao gồm bản thân) hơn INTP. Nhưng những Fi khác, một vài INTJ nhanh chóng gạt bỏ hệ thống phân loại tính cách, tối thiểu là phần nào đó, bởi vì nó được nhận thấy là sự tấn công đến sự tin chắc của họ là các cá thể là duy nhất. Fi có thể khiến họ hiểu ra những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu. Họ có thể dành hiều thời gian cố gắng phân tích tuổi thơ để nhận ra cách các tình huống ảnh hưởng đến họ là ai. Trong INTJ, nó có thể lần theo kết nối giữa sự đa cảm của Fi và sự khách quan của Ni-Te. Trong nhiều trường hợp, thứ cản trở cảm giác công bằng của Fi nhất là những thứ họ hy vọng hiểu và giải quyết qua Ni-Te. Nói cách khác, những INTJ này có động cơ thúc đẩy không chỉ vì những nhận thức thiếu sót trong hệ thống bên ngoài (Te), mà còn bởi trải nghiệm tiêu cực của chính họ (Fi).
    Trái lại, INTP thường ít tập trung vào cảm xúc hoặc trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Họ ít khi giữ sự oán giận hay cho nguyên nhân do hoàn cảnh trong thời thơ ấu. Đây có thể hiểu là sự khác nhau giữa Ti và Fi.
    Dịch từ sách The INTP của Dr.A.J.Drenth.
     
  2. @Tiêu Nếu được bạn viết chịu khó cách ra hoặc xuống dòng chút. Người ta đọc đỡ cực.

    Còn INTP tìm hiểu là để thấu hiểu sự vật. Cũng có thể nói là tìm hiểu để thỏa mãn kiến thức cho bản thân. Nhưng không thể nói đó là vì hoàn toàn muốn tìm hiểu cho bản thân, hay ít lợi của bản thân được. Mà nói là thỏa mãn sự tò mò (dù cho ko đem lại ích lợi gì thì có vẻ đúng hơn).

    Nên nó không mâu thuẫn mấy với những gì bạn tôn trọng kiến thức hay thành quả của bản thân cả. Và việc đó cũng không phải là phải có mục đích. INTP tìm hiểu là vì họ thích thú và muốn hiểu chúng thôi.

    Ngoài ra mình đính chính là không phải mình viết (ở trên là bài dịch).
     
    Tiêu thích bài này.
  3. Tiêu

    Tiêu Guest

    ờm, tui chỉ thấy bạn ghi có nét giống vậy, nên tui nghĩ bản thân nên nới thử thôi, còn cách dòng thi tôi không biết cách dòng ở đâu, cũng khó viết cách dấu câu lắm, tôi toàn liền mạch vậy thôi, đang cố sửa tật lắm mồm không dứt đây. Cơ mà ý tôi là nghe bài trên có vẻ giống như INTP thích tôn giáo huyền huyễn, mơ mộng gì đó hơn, tôi đúng là thích thật, bằng chứng là tôi thích là yêu tinh lai phù thủy lai ma cà rồng, dĩ nhiên có máu của ma sói,... có sức mạnh thông minh, trên hết là sống lâu, tôi sợ chết rồi vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện, còn tâm nguyện của tôi là thành nhà khoa học, tìm ra thứ gì đó hay ho, không cần công bố, không cần giải thưởng, chỉ thích tự mình thôi, thỏa mãn cái ham muốn thuần khiết, yêu đương thuần khiết với khoa học đó. Tôi cũng nghĩa cậu không có ý đó :mm:
     
    Ngọc Tiến thích bài này.
  4. Stalker

    Stalker Guest

    @Tiêu: Bạn chắc chắn là một INTP (thiết nghĩ tự bạn cũng chắc chắn thế rồi).

    Một người mình thích cũng là một INTP (tuy thực sự chưa bao giờ gặp mặt). Người này từ nhỏ đã có ấn tượng và khá hứng thú với những điều bí ẩn khoa học, chẳng hạn như các công trình của người Ai Cập cổ đại (làm sao họ có thể xây các công trình như vậy cùng với các tính toán chi tiết, cấu trúc không tưởng trong thời ấy mà với kĩ thuật hiện nay còn đau đầu), các "Bức tranh" vẽ trên nền đá cách đây hàng ngàn năm mà chỉ có thể nhận ra khi nhìn từ độ cao hàng trăm mét,... Và rất có hứng thú trao đổi những điều ấy về mặt logic bằng các giả thuyết.

    Ngoài ra, trong đầu cũng thường xuyên nảy ra những ý tưởng rất thú vị (với mình là thú vị nhưng cá rằng với đa phần các nhóm khác thì sẽ bị gọi là quái dị) chẳng hạn như dự tính sẽ làm một cây trượng bằng thủy tinh với nhiều màu sắc như trong phim, sau đó lên kế hoạch chi tiết sẽ tìm kiếm nguyên liệu thế nào, công cụ làm và nơi làm ở đâu, đúc thành hình như thế nào, phối màu ra sao,.v..v.. tất tần tật một cách hoàn chỉnh trong đầu rồi... vứt xó kế hoạch. Với hầu như các ý tưởng xuất hiện trong khối óc dị thường ấy thì mỗi một ý tưởng đều được coi là một "ý định" thực sự, để rồi sau khi phân tích một cách có hệ thống, lên kế hoạch chi tiết xong thì sẽ không bao giờ được thực hiện cả.

    Với một bộ óc khá thông minh, rất ít nói (với người ngoài), luôn bị mọi người xung quanh và nhất là bạn thân nói là máu lạnh vì luôn luôn chẳng bao giờ nhận được lời an ủi khi tâm sự với đương sự, thậm chí đôi khi còn bị chỉ trích về lỗi lầm của mình trong khi đáng lẽ ra cái họ cần là một lời cảm thông - nhưng thường là họ chỉ nhận được sự im lặng, thờ ơ từ đương sự.
    Với mình thì trải qua một thời gian dài quan sát các giai đoạn thăng trầm cảm xúc, cách kể về các sự việc (nhưng chú ý là chả bao giờ đương sự nói những gì liên quan về cảm xúc cá nhân cả, tất cả chỉ là do mình tự cảm nhận thấy mà thôi) thì mình nhận thấy rất rõ là bên dưới vẻ mặt "Sát nhân máu lạnh" này là một con mèo tò mò rất chậm tiêu về vấn đề "Tâm lý" như tình cảm và không thể kiểm soát nó. Con mèo này luôn tò mò về cách hoạt động của thế giới xung quanh, luôn suy tư phân tích, tìm hiểu về những gì nó hứng thú, đồng thời cũng rất yêu quí những người thân xung quanh nó. Khổ nỗi khi những người nó yêu quí gặp vấn đề về cảm xúc, nó chỉ biết ngồi gần đó co rụt lại cho dù người ta có khóc lóc đau khổ ra sao. Mấy ai biết rằng trong tâm tư con mèo này thật nó cũng rất quan tâm đến người đó lắm chứ, có điều nó không dám lại vuốt ve an ủi vì sợ đôi vuốt sắc bén của nó làm đau họ (mà trong nhiều lần quá khứ những lúc rất muốn nói gì đó an ủi nhưng lại không biết cách thể hiện và vô tình làm tổn thương người khác thêm), nó thường chỉ biết ở gần đó và dùng sự có mặt im lặng của nó để an ủi hi vọng người khác cảm thấy đỡ hơn nếu nó nhận ra tâm trạng người ta đang suy sụp - mà thường đây là điều nó vô cùng chậm chạp để nhận thấy. Do vậy nó thường xuyên bị hiểu làm và coi là lạnh lùng trong mắt người khác quả không sai.

    P/S: Đố luôn những ai có hứng thú vô tình đọc post này: Mình type nào?
     
    Bạch Tuyễn, rinlovegood, rogp104 others thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Stalker :Chỉ có ngần này thông tin thì khó lắm, nhưng cách viết của bạn làm mình nhớ tới một NFP bạn mình.
     
    Ngọc Tiến thích bài này.
  6. @Stalker đúng là với nhiêu đây thông tin thì khó lắm. Còn theo ký ức của mình thì là INTJ. Câu đầu tiên khẳng định rất chắc chắn thì chỉ có vẻ là của người dùng Te thôi.
     
  7. Tiêu

    Tiêu Guest

    @Stalker Bạn nói rất hay, rất ý nghĩa và tôi cũng cảm thấy người đó rất giống tôi ^_^
    Tôi cũng đoán bản thân khả năng rất cao là INTP, nhưng lại không có gì chắc chắn về việc tôi là INTP hay là tôi có tính cách giống INTP, các bạn có thể nói tôi giống, bên trong, nhưng là tôi cũng không rõ tính cách tôi thế nào?? :oops: Tôi nhiều lúc đã thử nghĩ rồi, nhưng tôi cũng có thể là nhóm tính cách khác, vì không có chúng cứ xác thực thì sao chứng minh tôi là INTP được ^_^
    Còn về bạn của bạn ý, tôi cũng giống bạn đó, có lẽ là 1 chút, tôi cũng thích sáng chế lắm, tôi còn thử nghĩ rằng bản thân chế tạo ra loại thuốc đặc biệt, người máy nữa,... cách làm thế này thế này rồi vẫn để đó, không biết là không có động lực bất đầu, vì thiếu kiến thức hay vì lười quá đây? Nhưng mà về vấn đề tình cảm thì ngoài vì không muốn làm họ tổn thương thêm thì còn do việc giải thích tình cảm hơi khó, cũng rất phiền phúc, mà điều tôi khuyên họ làm họ không có làm (đại loại vì cảm thấy không hợp với cách suy nghĩ của họ)... nên là thôi không nói, để họ nói, thi thoảng chêm vào thôi, coi như bản thân không có không quan tâm. Tôi nghĩ vẻ ngoài tôi giống ISFP đó, vì cuộc sống bảo tôi phải thế
    Còn về bạn, thì đây là ý kiên cá nhân, không biết là bạn quan sát tốt, hay là đọc nhiều, hoặc có thể rất hiểu cảm xúc người khác, hoặc chính bạn như vậy, từng như thế và có thể bây h vẫn vậy, bạn nói khá đúng về tôi, ít nhất là tôi thấy thế, tôi không biết bạn ấy có thật thế không, nhưng có thể có những dấu hiệu cho thế, ngôn từ cũng khá chau chuốt và hay, ít nhất không tồi văn như tôi, vậy nên bạn có thể INTP hoặc 1 tính cách có khả năng nhìn nhận, về cảm xúc hoặc tâm lý? hoặc qua hành động, hoặc về tính cách tốt bụng, coi ai cũng tốt hết luôn ^_^ Tôi chỉ nghĩ được tới vậy thui, đã có gắng cách dòng cho rõ
     
    Ngọc Tiến thích bài này.
  8. @Tiêu 1 trong những điểm yếu của các phân loại tâm lý là không có cách nào biết 100% được. Nó không phải là thứ bạn có thể thấy rõ ràng. Nó còn phụ thuộc vào niềm tin cá nhân mỗi người. Hiện mức nghi ngờ của bạn đang cao thì cứ nghi ngờ thôi. Và tạm tin rằng mình là INTP cho đến khi nào thấy chắc chắn ko phải thì mới tính tiếp. Vì đây chỉ là công cụ để ta hiểu bản thân hơn.

    (Đây cũng là điểm yếu nói chung của cả ngành tâm lý. Không dễ dàng thấy hay công nhận sự tồn tại của suy nghĩ/tính cách. Không như toán các công thức bạn có thể chứng minh và xài được, sau đó bạn tin vì bạn thấy được nó đúng bên ngoài. Hay các ngành khoa học khác.).

    Chính vì vậy MBTI mới được xem là công cụ tự đánh giá. Trừ phi chính bản thân tìm hiểu và bạn tin tưởng vào việc mình là type đó thì thôi, chứ không ai có khả năng định type hay quyết định bạn thuộc type nào (kể cả bài trắc nghiệm bản quyền thì sau đó bạn vẫn là người chọn type hợp nhất).

    Còn việc lười của INTP bạn có thể xem ở đây Kẻ lý tính lười biếng (INTP) | Diễn đàn MBTI Việt Nam Câu trả lời thì là INTP có cách siêng của riêng họ, nhưng thực chất chỉ là do phần lớn mọi người thấy đó là lười thôi. Và ít được công nhận cái việc siêng đó.
     
    rogp10Tiêu thích bài này.
  9. Stalker

    Stalker Guest

    @Tiêu: Nghi ngờ mọi thứ là bản chất của NT, điều này lại chỉ càng khẳng định bạn là một INTP mà thôi (chưa kể đến việc nếu đem những gì bạn từng nói trên đây mà phân tích ra thì thiết nghĩ những ai am hiểu MBTI đều có nhận xét giống mình). Bạn cứ đơn giản là chính mình và làm bất cứ những gì mình thích, duy có điều này bạn nên thay đổi: Đôi khi bạn sẽ rơi vào tình trạng "Feeling down" trầm trọng và điều này thỉnh thoảng sẽ lại diễn ra, những lúc như thế có thể coi là bạn không còn là chính mình, những cảm xúc bình thường bị chôn vùi dưới sự kiểm soát của ý thức sẽ trồi lên và lấn át lý trí của bạn. Những lúc như thế, đừng để điều đó làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn bởi những phản ứng vượt ngoài tầm kiểm soát lúc ấy của bạn. Lúc ấy thực bạn chỉ cần một đối tượng để có thể cung cấp một "shoulder to cry on and ears to listen" không hơn không kém, không cần những lời khuyên vô vị, không cần những lời an ủi chân thành nhưng vô ích,... tất cả những gì bạn cần lúc ấy chỉ là như câu nói trên và một sự yên lặng đến khi nó qua đi. Nhưng thường điều này không mấy ai biết để giúp bạn đúng cách (dù có biết cũng chưa chắc được bạn chấp nhận xem là đối tượng đủ tư cách để bạn có thể "Trút ra" và giải tỏa). Vì vậy, điều bạn nên làm là với những người bạn yêu quí, nên bộc lộ ra để họ hiểu rằng đôi khi bạn sẽ có những hành xử khác lạ với bình thường như vậy, và những lúc ấy hãy cảm thông và hiểu cho bạn vì không còn là chính mình, đừng để họ vì không hiểu những gì bạn trải qua lúc ấy mà làm quan hệ xấu hơn, vì đôi khi trong lúc ấy bạn vô tình làm tổn thương cả họ. Nói ra những điều này từ trước có thể khó nhưng không tệ như các bạn (INTP) nghĩ đâu.

    Ngoài ra, MBTI là một công cụ trắc nghiệm khá đơn giản với vài chục câu hỏi lựa chọn 1 trong 2 đáp án nên nếu nói về khuyết điểm của nó thì rất nhiều, không thể sánh được với những công cụ sau này (như big five) về mặt đánh giá 1 người chỉ qua những câu hỏi trên giấy (không kể quan sát hành vi hay rộng hơn). Bài test MBTI dù lâu nay giới tâm lý học ủng hộ đã cố gắng sửa đổi các câu hỏi sao cho ngày càng xúc tích, dễ suy ngẫm chọn lựa đúng với chính mình nhưng chung qui đều không thể tránh khỏi khuyết điểm lớn nhất của bộ công cụ này: Việc trả lời câu hỏi quá phụ thuộc vào tâm trạng hiện tại. Vì vậy như các bạn cũng biết, điều này ảnh hưởng cực kì đến kết quả chọn câu trả lời và rốt cục làm sai lầm trong cả việc tham chiếu tính cách với nhóm đấy.

    Nói xấu thì cũng nên có tốt, MBTI dù sao cũng có thể coi là một công cụ rất hữu ích với những ai đang muốn hiểu rõ bản chất của chính mình, từ sâu thẩm trong tiềm thức tại sao mình lại có suy nghĩ/hành động như vậy. Đây cũng có thể coi là kết tinh phía trên được xây dựng từ môn Phân tâm học đã làm thay đổi mạnh mẽ đến đến ngành tâm lý học và gây ảnh hưởng đến gần như tất cả các ngành khác, cả về cách nhìn của nhân loại (và vẫn đang tiếp tục được đào sâu).

    Có một số người tuy cố gắng tìm hiểu mình thuộc nhóm nào mà không được (vd INTJ/ENTJ) và tự nghĩ hoặc được người khác cho rằng (nửa này nửa kia). Với MBTI thuần túy thì hoàn toàn không có khái niệm như vậy, bản chất là dựa theo nguyên bộ Functions mà kết luận ra (khác giữa E/I hoặc bất kì thôi là đủ kéo nguyên bộ functions có hành vi đối lập nhau ngay) nên nếu không hiểu đủ sâu, chỉ nhìn 4 chữ cái kết quả mà đánh giá thì sẽ ngộ nhận sai lầm hoàn toàn (điều mà rất nhiều người bị phải). Vì vậy từ đầu nếu muốn cho ra kết quả đúng mà không phải mất công tìm hiểu, dựa vào test đơn thuần thì phải hội tụ Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa (nói vui), mới may ra đúng được (tùy nhóm).

    P/S: Thú tính nỗi dậy (phấn khích thôi) spam hơi lạc đề, nhận ra thì lỡ ghi rồi không muốn xóa nên thôi post luôn. Mong các vị lượng thứ không ném đá nhiều quá (ta chấp tất). ^^!
    Những ai còn hứng thú thử xét xem mình chính xác thuộc type nào nào.
     
    Last edited by a moderator: 23/12/14
    Tiêu thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.