@Acimy: thực ra đoạn những điều cần nhớ trước khi sáng tạo ko giống INTP chút nào, chỉ đắt giá ở đoạn các phương pháp sáng tạo thôi. Cái bài học và đọc thì dự là INTJ, nhưng vẫn chưa hiểu "ảo" chỗ nào. Edit: Ko biết có bị coi là xen ngang ko, thử đoán người này xem. Spoiler
Vì có cùng nhóm chức năng nên ko phải là ko thể. Vấn đề là dựa vào đâu mà chắc chắn người viết là ISFP?
Facebook người viết đây. Có phạm vi kiến thức rất rộng nên khó type, nhưng căn cứ theo xu hướng dẫn dắt hành động thì khả năng cao là Fi. Sicherheitskontrolle erforderlich
Tưởng ai chứ hóa ra là anh gau pham, thảo nào nghe tên tác giả với lĩnh vực tiếng Anh cứ thấy quen quen. Người này thì ko lạ gì, nhưng chưa thử type bao giờ. Còn về bài viết thì ko loại trừ nó ko phải là sản phẩm thô mà đã qua công đoạn sàng lọc, hỗ trợ từ người khác có chuyên môn.
Giúp tui type người này với: "Tôi băn khoăn về số lượng thứ có thể làm trong một ngày và có thể suy nghĩ, người ta nghĩ về gì, nói về gì, toan tính gì? Câu chuyện ở nơi đây chỉ gói gọn trong vài thứ mỏng manh: ăn và yêu, và vài ba lời bông đùa cho thời gian qua đi. Không hiểu là vì người ta đề phòng nhau quá nhiều hay là do mối quan tâm của người ta quá ít để bắt đầu một câu chuyện khác. Tôi bắt đầu sợ hãi. Sợ hãi khi thấy cái trong đầu mình không còn là mối băn khoăn trời bể như trước đây, lại khi mở miệng ra là những câu chuyện không đâu nhạt nhẽo, tung hứng không ngừng với những thứ mình vốn ghét. Người ta giả ngây ngốc quá nhiều mà tôi lại đắm chìm trong sự ngây ngốc đó. Để rồi cũng tầm thường, cũng đến thế mà thôi. Mở miệng ra là nói: hòa nhập chứ không hòa tan, vấn đề là nhập cái gì, tan cái gì... Ở đây, người ta không còn nghĩ gì đến ước mơ khát vọng hay lo lắng về cái công danh tương lai. Người ta khác, hoặc vốn người ta đã thế. ... Người chẳng cầu được mất, chẳng ham hư vinh, gì cũng được nhưng đừng mất cái tình. Giờ thì tôi sao? không quá khát cầu để không phải sa ngã nhưng quá nhác biếng để bắt đầu. thèm muốn được cháy hết mình trong tuổi trẻ mà chẳng tìm thấy ngòi châm. yếu đuối và tái nhợt. tôi giờ đây, không còn là một chút gì mong mỏi cuả mình nữa..." "Nhưng sau tất cả thì đâu là tôi? hay tất cả đều là tôi giữa những giờ phút ấy? làm sao tôi dám đảm bảo rằng mình không phải đang diễn một vai diễn cuộc đời, không phải đang băn khoăn nỗi băn khoăn của nhân vật, khổ sở cái nỗi khổ mà chính mình phải mong, phải cần như thế? Nhưng, vì điều gì mà tôi băn khoăn? ... Tôi đang chờ đợi một điều gì? mong đợi ngày mai không giống một đám mây âm u, mong đợi ngày mai không là một ngày không mưa không nắng. Thà rằng cứ mưa đi, để biết mọi thứ còn có thể dừng, thà rằng cứ đến đi những gập ghềnh ngăn trở..."
Đúng là INFJ, bài này fake INFJ theo triết lý của đạo Phật mà. Decisive function ko cho vào là để tăng độ khó, nhưng vẫn có đấy chứ. Có điều viết xong vẫn có cảm giác vẫn gượng ép, ko thật.
^ Đoạn 1 ko đọc dc gì. Đoạn 2 chắc ý nói về chủ nghĩa kinh nghiệm(empricism) hoặc chủ nghĩa thực chứng(positivism). Đoạn 3 ý là về câu nói nổi tiếng của Nietzsche: "không có sự thật mà chỉ có diễn giải của sự thật"(ko hiểu sao người viết lại dịch facts thành sự kiện). Đoạn 2 và 3 có liên quan tới nhau, đại ý là chỉ diễn đạt lại những tư tưởng triết học/phê bình văn học bằng một văn phong mới mẻ, độc đáo => có Ne. Mà cũng ko chắc lắm, có thể có ý nào đằng sau nữa mà mình chưa nhận ra. Có thể thấy kiểu diễn dịch từ cấu trúc bên trong Ji ra Ne, nhưng ko rõ ràng là Ti. Kết luận với 3 đoạn trên là INFP. PS: nếu ko nhầm Nietzche cũng là INFP.
INTP đấy chứ. INFP cũng dùng Ji Ne nhưng họ không phân tích theo kiểu phân mảnh thế này mà thường sẽ nêu cảm xúc của họ về cái đó. Đọc thấy phân mảnh khó chịu y như khi đọc Kant (chắc do Ni va chạm với Ti-Ne). Nietzsche là INTJ type 4. Phát biểu của Nietzsche toàn Ni. Đoạn 3 là của một INTP xỏ ngọt INTJ (Nietzsche và có thể là Fish luôn) bác bỏ objective existence mà không thèm bỏ công nghiên cứu nó.