Vấn đề công bằng

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi dfuz6, 20/8/15.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Đoạn bôi đậm: ở VN có tình trạng thiếu cân bằng trong việc phân bổ ưu tiên các môn học nhưng việc đầu tư vào toán không có gì sai cả. Nước đang phát triển đi sau muốn vượt lên thì phải mạnh về khoa học cơ bản, vì nó là nền tảng của khoa học ứng dụng và rất nhiều lĩnh vực kéo theo. Ở mảng tự nhiên thì giỏi toán tức là có cơ sở để giỏi các môn tự nhiên khác là đúng rồi còn gì(một thanh niên dốt toán cho hay).

    Vụ NBC thì không hiểu có vấn đề gì vì những hoạt động của ông ấy như lập viện viasm đều thuộc lĩnh vực chuyên môn của ổng. Vụ sửa đổi hiến pháp thì mới nghe(nguồn?), còn các phát biểu về xã hội chính trị trên trang cá nhân là quyền công dân bình thường như bao người khác. Chả lẽ cứ là người nổi tiếng thì không được phát biểu ý kiến cá nhân mà phải để ý xã hội soi mói mình?

    Những người ra nước ngoài làm mà không về VN "cống hiến" là do cơ chế chứ không phải lỗi bản thân họ. Về VN để đóng góp mà không phát huy được năng lực thì còn tệ hơn, như là ca sĩ mà không được hát. Sống ở đâu thì tất nhiên là phải đóng góp ở đó mới thích nghi được, họ không đóng góp trực tiếp cho VN thì cũng cho lĩnh vực chuyên môn của họ, mà cái này không có biên giới quốc gia. Cái này thì lỗi nhà nước không có chính sách phù hợp để săn đón, phát triển người tài; không thể trông chờ mấy cái khẩu hiệu suông "cống hiến", "hi sinh" được.
     
    Ginny, dfuz6, rogp102 others thích bài này.
  2. Raven

    Raven Guest

    Vụ NBC thì minh chứng cho việc giỏi toán không có nghĩa là giỏi tất cả thôi. Còn ổng làm gì là quyển của ổng. Vụ hiến pháp thì đồng chí tự google, có cả Đàm Thanh Sơn tham gia vụ này. Cái mình không thích là đoạn ổng có giải Fields xong về nước cứ làm như là niềm hy vọng đổi mới. Phải cả năm người ta gọi tên ổng, mình theo các fb và blog của ổng thời kỳ đó khá nhiều, đoạn đó ổng có qua trường mình học đối thoại với sinh viên. Có 1 đợt khác thì qua trường cấp 3 mình từng học.

    Mình không bất mãn gì với chuyện nhân tài ở nước ngoài hay VN. Mình chỉ không thích những việc rùm beng phù phiếm rồi cuối cùng không có gì hết, nghe lãng xẹt.

    P/S: Vụ người giỏi toán đầu óc không bình thường là kinh nghiệm cá nhân. Bọn Mỹ toán rất bình thường, đa số dân VN thi SAT thường điểm tối đa, nên nó cũng không ý nghĩa gì lắm. Cái mypth giỏi toán là người tài nó ăn sâu vào tư duy người Việt rồi.
     
    Last edited by a moderator: 8/7/16
    Anita thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Bôi đậm: tất nhiên là giỏi toán thì không nhất thiết giỏi cả các môn xã hội khác nhưng nó đâu có liên quan tới ví dụ NBC nêu trên đâu?

    Vụ hiến pháp tưởng là mới giờ mới nhớ ra. Đợt đấy là phong trào do nhà nước phát động nên về luật thì không có gì sai ở NBC cả. Sau này ổng nhận ra mình có nguy cơ bị một số thành phần bất mãn trong nước lợi dụng nên cũng rút êm rồi.

    Việc "bọn đầu óc không bình thường" cá nhân mình thấy là rất... bình thường. Trong xã hội thì cần những người đầu óc "bình thường" lẫn "không bình thường", cả hai đều là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên, con người không dễ gì kiểm soát được. Người bình thường để duy trì xã hội ổn định, người không bình thường để tạo đột biến cho xã hội phát triển. Giống như biến dị trong cơ chế chọn lọc tự nhiên vậy, biến dị có thể tốt có thể xấu, lợi hay hại. Nhưng không có biến dị thì không có tiến hóa.
     
    Anita thích bài này.
  4. Raven

    Raven Guest

    Sao đọc mà không rút ra ý vậy. Ý là NBC giỏi toán đạt giải thưởng Fields nhưng NBC chỉ là 1 phần tử của xã hội. Không phải động lực thúc đẩy xã hội. Không phải là tài năng tầm cỡ kinh bang tế thế. Và những thứ như thi đại học hay giỏi toán nó chỉ đơn thuần là giỏi toán không có ý nghĩa gì rộng hơn. Đây không phải là mình nói họ vô ích hay không nên tồn tại. Ý của mình là họ chỉ nằm gói gọn trong phạm vi của họ không có ý nghĩa gì xa hơn.

    Phía dưới thêm ví dụ những người thủ khoa đại học, hay huy chương quốc tế trong 10-15 năm nay không có một đóng góp nào nổi bật xứng với sự trọng vọng của xã hội. Đọc gì chỉ nhắm 1 phần mà nói. Biệt một mà không biết hai.

    Cái mà giỏi tự nhiên và giỏi toán xuất phát từ Việt Nam hấp thu nền giáo dục Liên Xô. Thời đó các gia đình Việt Nam đặc biệt là gốc Hà Nội, hay cho con cái mình thi toán, vào các trường chuyên lớp chọn như Tổng hợp, chuyên Sư phạm. Sau đó nảy sinh ra lớp người trọng vọng những chuyện này.

    Những lứa học sinh thời đó được cử đi Nga học như lứa của Trương Gia Bình, Lê Bá Khánh Trình. Sau này những người này về VN nhưng thực ra năng lực của họ đến từ việc xuất thân trong những gia đình có thế lực, và có các mối quan hệ với tầng lớp elite. Những người tư duy thuần túy như Lê Bá Khánh Trình thì cũng chỉ ở mức giáo viên bình thường.

    Sau này giới trẻ VN có ấn tượng tốt về toán thì cứ nghĩ là toán sản sinh ra lớp người tài giỏi mà không biết thực ra bản chất những người đạt được thành tựu họ có một căn cơ rất vững vàng. Có thời gian nên đọc về gia đình Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn.
     
    1967Anita thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Chuẩn rồi, Việt Nam có kiểu ai nổi tiếng ở cái gì được xã hội quan tâm là được tôn lên như thánh. Trước đây không lâu còn có Đoàn Nguyên Đức. Hồi trước thì có You Know Who.

    Châu Ngô giỏi toán thì những gì Châu Ngô nói trong lĩnh vực toán mới nên được nhìn nhận là ý kiến chuyên gia và có độ xác thực. Tất cả những cái khác phải được xem xét đánh giá cẩn thận, nhất là những quyết định dài hạn.

    Giáo dục Việt Nam thì nên được nhìn nhận là phế cmn thải. Không phải người giỏi toán bất thường mà thang đo ở phổ thông và ĐH không đủ để xác định một người có giỏi toán (và bất cứ một lĩnh vực nào khác) không. Giáo dục có 2 mục tiêu là truyền đạt tri thức và chuyển tri thức ra thành các kết quả đo đạc được. Mục tiêu 2 ở VN fail nặng hơn mục tiêu 1 rất nhiều.

    Hệ thống XHCN hồi trước có trò nhà nước tập trung bao cấp mài giũa cho một bộ phận elite đi tranh giải ở quốc tế để chứng minh sự ưu việt. Cái này có ở cả thể thao, Bobby Fischer căm thù cờ vua Đông Âu vì lý do này. Sau này LX sụp đổ thì thể thao và giáo dục các nước XHCN cũ phải tự lực cánh sinh nên tụt dốc không phanh. Riêng Việt Nam vẫn giữ truyền thống cũ.
     
    Anita, 1967Raven thích bài này.
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Thì có ý nói thành quả của NBC đại diện cho tất cả các lĩnh vực đâu? Ở đây chỉ nói xã hội không khách quan khi đánh giá các hoạt động của NBC ở VN. Trên thực tế thì những hoạt động của ông ấy vẫn nằm trong thẩm quyền lẫn phạm vi chuyên môn. Những phát biểu về chính trị xã hội trong nước thì là trên danh nghĩa cá nhân nhưng xã hội toàn mặc định lời phát biểu của người có ảnh hưởng=đúng nên mới có kiểu lùm xùm thế đấy chứ.
    Mấy cái này thì thừa biết và có phản đối gì đâu. Cũng giống như xã hội hay cộng đồng mạng có ảo tưởng về "thiên tài" kinh doanh-máy tính Bill Gates mà không biết cơ ông này to từ bé như thế nào thôi: bố luật sư, mẹ giám đốc cty tài chính, ông ngoại làm chủ tịch ngân hàng liên bang...

    Vấn đề là các môn học khác bị xem nhẹ lại không phải do thằng toán được xem trọng. Hai việc này không có quan hệ nhân-quả mà đều là kết quả của chính sách giáo dục cũ. Việc cần làm là đẩy mạnh các môn/lĩnh vực khác chứ ko phải dìm thằng toán xuống. Cái gì vốn làm tốt thì nên để nguyên/phát huy, mặc dù nói khoa học cơ bản VN tốt cũng không hoàn toàn đúng. Ảo tưởng ngộ nhận của xã hội hiện tại là cho rằng VN giỏi về "lý thuyết", nhưng thực chất là giỏi giải bài tập chứ hỏi bản chất vấn đề có hiểu gì đâu.
    Cái này mình lại nghĩ khác. Xã hội này ko có cơ chế nào đảm bảo những người được đầu tư sẽ đóng góp trở lại thì cho chết chứ chả liên quan gì đến "trọng vọng". Với lại "đóng góp cho xã hội" là một thứ rất rộng và phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác để xác định. Có thể nói tồn tại, thích nghi được trong xã hội có thể coi là có đóng góp rồi, những ràng buộc lợi ích phải bắt nguồn từ các tổ chức cụ thể chứ không phải một "xã hội" chung chung.
     
    Last edited by a moderator: 8/7/16
    AnitaHuyên Linh thích bài này.
  7. Raven

    Raven Guest

    Bạn với mình mỗi người nói một ý. Nói vậy có mà tới tết. Mình tự thấy mình viết rất hay. Bạn thì ý nào được thì nghe, ý nào không được thì bỏ. Mình đồ rằng bạn không hiểu hết tổng thể bài mình viết. Thôi thì ý tại ngôn ngoại.

    Lần sau nếu cái gì không biết bạn nên hỏi với tinh thần cầu thị, chứ không nên văn vẹo thông qua tranh luận. Ví dụ mình viết 1 cái mà vô lý 10 mươi thì bỏ qua vì ai cũng thấy vô lý và ngu xuẩn cả. Cái kiểu thấy ẩn tình nhưng không thèm tự thấy bản thân không biết mà đi văn vẹo như thể người ta nói 1 thứ vô lý. Đến khi người ta nói ra thì nói như thể là ý đó không có gì mới. Vậy thì có gì bất ngờ mà phải dài dòng như vậy.

    Định viết nhiều hơn nhưng thiếu sự cầu thị như vậy thì thôi. Vậy đi toán học có vị trí xứng đáng của nó ở Việt Nam, các ý khác mình viết "sai" thì là "sai". Từ nay sẽ không nói những ý kiến kiểu ẩn tình đằng sau bao giờ nữa. Win-win ai cũng vui vẻ cả.
     
    Last edited by a moderator: 9/7/16
    AnitaHuyên Linh thích bài này.
  8. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    ^
    Vẫn hiểu hoàn toàn đấy chứ. Đoạn không trích dẫn là không có ý kiến hoặc đồng tình, đoạn trích dẫn thì đã ghi rõ ý muốn nói. Thấy vớ vẩn nhất bảo NBC lập viện viasm là bày đặt này nọ thôi. Ông ấy đầu tư vào viện toán cao cấp để những người sau này theo nghiệp của ông có thể kiếm sống bằng toán ở VN mà không phải ra nước ngoài, và cũng là nơi để cũng cố, phát triển toán nước nhà. Không hiểu "bày đặt" chỗ nào luôn?

    Vụ "đóng góp đáng kể cho xã hội" thì thấy giống kỳ vọng nói chung của xã hội vào những thiên tài/thần đồng/gà nòi. Cái này tùy vào hoàn cảnh cá nhân chứ không thể phán xét chung được, vì không có liên hệ hay lập luận thuyết phục nào cho thấy là người tài thì phải có thành quả mà xã hội biết đến/ghi nhận. Ví dụ điển hình có thể kể đến Jame Sidis hay Kim Ung-Yong. Kim là thần đồng có IQ 210 từng làm ở NASA nhưng về sau quyết định chỉ làm kỹ sư, giảng dạy chứ ko đi nghiên cứu chuyên sâu.
     
    Huyên LinhAnita thích bài này.
  9. Raven

    Raven Guest

    Viện toán học gì nữa cha, lập viện toán học giờ khác gì lập viện cờ vua. Khoa học lý thuyết của thế giới đi cả trăm dặm rồi, viện toán học làm có gì cần làm nữa. Phát triển toán học nữa nhà để làm cái gì không biết.

    Chuyện thủ khoa đại học năm nào cũng tốn không biết giấy mực, số lượng trường DH lập ra nhan nhản, tuyển sinh ồ ạt. Áp lực dân số từ nông thôn đổ về thành thị. Tốc độ đô thị hóa tăng cao, giao thông ách tắc, ô nhiễm môi trường. Các vùng khác thì mãi lạc hậu. Chuyện thi thố thì luyện gà nòi, học thêm học bớt. Bao nhiêu cái dở từ đó mà ra. Vậy mà không thấy chuyện này hệ trọng sao.
     
    Anita thích bài này.
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Vãi chưởng. Mình vặn vẹo với không cầu thị chỗ nào nhỉ? Tranh luận có người trái ý là chuyện bình thường, có gì mà phải khó chấp nhận?

    Đoạn dưới chả liên quan gì đến việc lập viện nghiên cứu toán cao cấp. Vẫn chưa thấy lý do thuyết phục là không nên lập ra viện đó.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.