Cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đại học: xin đừng làm khác thiên hạ | Tôi viết | Thanh Niên Chủ đề cộng điểm vào đại học cho các khu vực đang được quan tâm. Thực tế thì vấn đề cộng điểm không mới, nó chỉ được chú ý trong năm nay bởi nó chẹn vào quyền lợi chính đáng của học sinh thành phố. Lời giải cho câu hỏi cộng điểm hay không cộng điểm vẫn là một câu trả lời được nhiều người chấp nhận (vì lý do cảm tính): Vì họ có hoàn cảnh khó khăn nên cần được giúp đỡ. Thực chất đây là một fallacy có tên gọi Appeal to pity (lợi dụng lòng thương), nó cố tình gán ghép hai tiêu chí không ăn nhập gì với nhau là "yêu cầu trình độ học vấn" và gia cảnh để kêu gọi sự công bằng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhiều cái appeal to pity như vậy, kiểu như "giàu thế sao không dùng tiền mà giúp người nghèo", "phải nhường chỗ cho người già và trẻ em", "con gái phải được nhường nhịn". Một chủ đề tương tự cũng đang được quan tâm dạo gần đây: Cư dân mạng tranh cãi nên hay không việc nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ trên tàu? - Kenh14.vn Lý do "không tôn trọng người già" có vẻ dễ được chấp nhận. Tuy nhiên ở Nhật Bản thì Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già? - Tin Nhanh Trên thực tế, khi xã hội chấp nhận các ưu thế dành cho một nhóm đối tượng cũng là chấp nhận sự bất công có tính dài hạn. Sự mất cân xứng sẽ được duy trì. Trích bài báo: Thực ra, sự công bằng trong một khuôn khổ giới hạn là cần thiết, bởi xuất phát điểm của mỗi người là không tương đương (do sự bất công tồn tại qua nhiều thế hệ). Tuy nhiên cần phải có những điều kiện cho sự công bằng đó. Ví dụ tạo ra những môi trường tương tự nhau để đạt được thành quả (như cách làm của miền nam trước năm 75), chứ không phải gán ghép thành quả cho các đối tượng vì những lý do không liên quan (gia cảnh, tuổi tác, giới tính). Cào bằng lợi ích là cách làm đơn giản, ngắn gọn nhất, nhưng đồng thời gây ra sự lãng phí khủng khiếp nhất. Vậy câu hỏi là: bạn nghĩ gì về sự công bằng?
Những khái niệm trừu tượng như công bằng, thành công, hạnh phúc... có nhiều cách định nghĩa, thường có chuẩn mực chung của xã hội nhưng lại được dùng nhiều hơn dưới lăng kính cá nhân. Mình không có ý định nêu ra khái niệm công bằng của mình vì có người có thể hiểu là x, người hiểu x', người hiểu w thậm chí có người hiểu thành m. Xét trường hợp cụ thể ở đây là cộng điểm thì dễ hơn. Đúng là trong các lỗi ngụy biện có lợi dụng lòng thương nhưng bài báo trên thanh niên cũng mắc lỗi ngụy biện khác là dựa vào quần chúng và lợi dụng hậu quả, nguyên nhân giả, ngoài ra người đọc còn có thể tự mắc thêm lỗi đoán tác giả là người có học vấn, kinh nghiệm chắc điều ông ta nói là đúng (tuy ông này là chuyên gia trong lĩnh vực A nhưng điều ông ta nói về lĩnh vực B chưa chắc đúng). Mình nghĩ nếu tạo được điều kiện để học tập ở các vùng miền như nhau thì không cộng điểm là công bằng. Không phải cái gì ở nước ngoài áp dụng tốt mang về VN cũng áp dụng được. Trẻ em miền núi lương thực còn không đủ, để đến được trường phải leo qua mấy ngọn núi, ngồi học mấy lớp một phòng, có thể phải chịu đói, rét trong lúc học, học xong về còn phụ giúp bố mẹ, thời gian đâu làm bài tập thêm, học thêm. So sánh với nhiều học sinh thành phố bố mẹ đưa đón hàng ngày, ngoài bữa chính còn bắt kèm thêm bữa phụ, hộp sữa, hết ca học chính chạy xô thêm ca học thêm, ở nhà gần như chả phải làm gì, mùa đông may ra có mặc váy ngắn thì phải chịu rét thôi :v Điều kiện học tập như vậy với khả năng học tập như nhau liệu đứa ở vùng sâu vùng xa có thể có thành tích tốt như đứa ở thành phố không? Chính sách là phải xét trên số đông chứ không thể xét từng trường hợp cụ thể. Cánh cổng trường đại học chỉ là bước đầu, mở ra cơ hội cho tương lai, không phải là tất cả. Nhiều em học sinh cay cú, suy bì với bạn ở vùng khó khăn nhưng đâu nghĩ là dù em không học đại học em vẫn được ở thành phố, còn nhiều cơ hội khác trong khi đối với các bạn kia vào trường đại học là cách duy nhất để thoát nghèo. Nếu thấy điều đó là không công bằng thì cố làm thay đổi chính sách hoặc tìm đối sách cho nó. Muốn vào trường hàng năm phải 22 điểm thì cố mà thi đạt 24 25 điểm để khỏi phải để tâm mấy đứa cộng điểm, điểm xét tuyển có lên xuống tí cũng không bị trều ra ngoài. Ra trường kiếm được việc và làm tốt, xử lý được những bất công ở chỗ làm thì chả ai quan tâm hồi xưa nó học trường nào đâu Bản thân việc cộng điểm để hạn chế khoảng cách vùng miền không sai nhưng cơ chế và thi hành của giáo dục VN còn phải chỉnh sửa nhiều. Người Việt đặc biệt khá "nhanh nhạy" trong tìm cách lách luật, ví dụ như nhà ở giữa thành phố nhưng lại cho con nhập hộ khẩu về chỗ ông bà họ hàng gì đó ở vùng sâu vùng xa để ăn gian ít điểm, những đứa như thế tạo nên bất công với bạn bè của nó, mình đọc đâu đó là người Việt dễ nhớ, chấp nhận những cái xấu (nghe ai nói xấu ai đó thì tin ngay nhưng nói tốt thì phải kiểm chứng đã) nên dù trường hợp đó là số ít (có phải ai cũng có nhiều tiền, gõ đúng cửa và chấp nhận để con cái ở xa đâu) lại được nhớ và quy nạp sai thành xã hội toàn trường hợp chạy chọt, bất công... dẫn đến tâm lý chán nản, chạy theo đám đông hoặc bất mãn, chống đối. Nói về trường hợp người khuyết tật, ở nước ngoài có đường dành cho xe lăn, có nhà wc cho họ ở những nơi công cộng, có ván ở cửa xe bus giúp họ đi lên khiến họ đi lại sinh hoạt giữa cộng đồng dễ dàng hơn, hòa đồng hơn dẫn đến kì thị/phân biệt đối xử người khuyết tật ít hơn. Ở VN nhỡ chẳng may bị khuyết tật, phải ngồi xe lăn là coi như thành phế nhân, gánh nặng cho gia đình vì người khỏe mạnh còn bị chen bẹp ruột trên xe bus thì người tàn tật làm gì có cửa, xe dành cho người khuyết tật không có, ô tô đưa đón thì có phải nhà nào cũng có điều kiện đâu nên điều kiện để người khuyết tật tiếp cận đến chỗ làm, gia nhập xã hội không có. Mình đã xem một bức tranh biếm họa, cuộc thi leo cây giữa các loài vật, trong đó có con cá và con khỉ, rõ ràng rằng con cá hoàn toàn không có khả năng leo cây còn con khỉ có lợi thế, tuy xuất phát cùng lúc và khoảng cách đến cây là giống nhau cuộc thi này có công bằng không? Mình nghĩ ngoài các điều kiện khách quan như nhau, công bằng còn phải xét đến đặc tính tự nhiên, khả năng của đối tượng nữa.
Trong cuộc sống vốn dĩ không thực sự công bằng , cha ông ta đấu tranh giành lấy công bằng, trải qua mọi thế hệ mới được như ngày hôm nay. Cớ cho rằng : "nhà nghèo vượt khó , hay điều kiện khó khăn nên phải nâng đỡ điểm số" như vậy yêu cầu của ứng viên theo điều kiện khách quan là phải có đủ trình độ học thức, thành tích người đó đạt được cũng có thể nói là thước đo trong điều kiện thi cử . Như vậy việc nâng điểm " Vì họ có hoàn cảnh khó khăn nên cần được giúp đỡ" hết sức chủ quan & là một bước thụt lùi trong việc đào tạo tri thức ở nước ta . Việc này hoàn toàn thiếu đi tính khách quan , thực tiễn và quá nặng cảm tính của trức trách quản lý công tác thi cử . Vậy thì công bằng ở đâu ra ? Cuộc sống này luôn tràn ngập sự bất công và ta phải chấp nhận nó ! Những người biết vượt lên khó khăn tự gánh lấy bản thân mình mới là những con người có giá trị . Sự đào thải góp phần cho sự tiến hóa đó là một nguyên tắc quan trọng của quá trình sinh thái & phát triển . Cũng như nói về việc thi cử này, người có gốc là dân tộc, lợi dụng gốc gác của cá nhân để nhảy điểm mặc dù năng lực thấp hơn những người khác cố gắng bằng sức lực bằng tri thức của mình để đạt được với điểm số tương tự - Như vậy cũng được gọi là công bằng ? Thiên về cảm tính thì trả lời là có ( bởi vì họ là dân tộc thiểu số , khó khăn nên phải làm như vậy ) , nếu nói theo cách khách quan thì không ! Thực chất đây là một fallacy có tên gọi Appeal to pity (lợi dụng lòng thương) kẻ nhận được nâng đỡ là kẻ đang lợi dụng điều đó. Thực sự bản chất của "Sự Công Bằng" là nó được đấu tranh bởi con người với ý niệm hướng tới lợi ích chung , từ đó các đạo luật quy tắc được hình thành nên, tuy vậy cũng chưa chắc đảm bảo rằng Công Bằng đó mang lại lợi ích hết cho toàn thể mọi người . Tóm lại việc nâng đỡ này chỉ là một việc làm có tính thương hại & đi lùi trong công tác đào tạo tri thức cộng đồng bởi nó quá nặng cảm tính . Đồng thời nó cũng phá vỡ bản chất của " Sự Công bằng " đó là yếu tố đấu tranh, như vậy thật là " Công bằng " cho những kẻ được nâng đỡ , trong khi người khác vẫn phải tuân theo quy tắc đấu tranh và sống còn ? Xã hội thực sự cần những tri thức hiền thực sự có tài , chứ không cần những con người sống nhờ vào lòng thương hại . Nếu muốn giúp đỡ người thiểu số - khó khăn , hãy hỗ trợ lương thực phẩm - học bổng để khuyến khích giúp đỡ họ chứ không phải là bằng hành động cộng điểm như thế này , nó sẽ làm hỏng mất tính khách quan cũng như công bằng trong thi cử .
Mình nghĩ cộng điểm là công bằng vì ở nông thôn có điều kiện kém hơn ở thành phố mà. Cái đó là Nhà nước muốn khuyến khích học sinh ở vùng miền núi thôi.
Dựa vào nguồn này: NGUYỄN MINH TUẤN: LUẬN BÀN VỀ SỰ CÔNG BẰNG Mình xin trích dẫn 1 số ý: "Định nghĩa về công bằng:công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc Công bằng theo chiều ngang:đối xử như nhau đối với những người có đóng góp như nhau Công bằng theo chiều dọc:đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh, trình độ, năng lực hoặc có các điều kiện sống khác nhau Công bằng theo nghĩa khách quan và công bằng theo nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, công bằng được hiểu là những giá trị đúng đắn, những qui tắc, chuẩn mực chung hoặc cách thức hành động phù hợp, được cộng đồng thừa nhận Theo nghĩa chủ quan, công bằng phụ thuộc vào sự cảm nhận, đánh giá, phán xét của mỗi cá nhân" Mình sẽ đi sâu phân tích những trường hợp trên trước tiên là ví dụ đầu tiên.Chính sách cộng điểm được đưa ra nhằm muốn tới bảo vệ những người dễ tổn thương trong xã hội(thiếu cơ hội tiếp cận giáo dục) nhằm cho họ được thi đỗ vào đại học.Tuy nhiên kỳ thi đại học phải là nơi thể hiện sự công bằng đối với những người có trình độ khác nhau thì phải giành được cơ hội khác nhau.Một người điểm thi kém hơn tôi,kém cả điểm chuẩn nhưng vẫn được đỗ đại học như tôi chỉ vì anh ta được cộng điểm do ở vùng sâu vùng xa.Do vậy nếu chính sách cộng điểm này thực hiện thì sẽ làm suy yếu tính công bằng của kỳ thi đại học. Sự công bằng trong chính sách trên còn dựa vào quan điểm của xã hội Việt Nam:"lá lành đùm lá rách"...Tinh thần cứu giúp nhau trong cảnh nghèo khó được cụ thể bởi những chính sách của nhà nước như xây nhà tình nghĩa,quỹ giáo dục cho học sinh vùng sâu vùng xa,.. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là có thể có những giải pháp nào để vừa thỏa mãn sự công bằng bảo vệ những người khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục với sự công bằng với những những người có trình độ khác nhau đạt được cơ hội cho mình Mình đề xuất vài giải pháp:giảm học phí của những trường ở vùng sâu,vùng xa;tăng lương cho giáo viên khi đi dạy ở những vùng đó;tăng thêm nhiều suất học bổng cho học sinh giỏi vùng đó;giảm giá sách giáo khoa ở các nhà sách ở vùng đó;các nhà sách hoạt động ở vùng đó không phải đóng thuế... có thể giải quyết phần nào được khó khăn trong tiếp cận giáo dục ở vùng trên để chúng ta bãi bỏ chính sách cộng điểm đi
Ví dụ nhường ghế trên mình xin nói thế này: Bạn gái kia được nằm ở nơi tiện nghi hơn vì bỏ tiền nhiều hơn là cũng thể hiện sự công bằng đối xử với những người có tiềm lực kinh tế khác nhau.Hành động nhường chỗ cho người già là hành động thể hiện sự công bằng bảo vệ những người dễ tổn thương,yếu thế trong cộng đồng là đạo lý và được xã hội Việt Nam chấp nhận.Ở xã hội Việt Nam tất nhiên mọi người sẽ thiên về sự công bằng thứ 2 nhiều hơn. Giai pháp khắc phục thì cũng có thể bắt chước người Nhật như giành riêng 1 toa cho người già,phụ nữ mang thai,...Tuy nhiên thực tế nếu Việt Nam mình chưa có triển khai giải pháp này thì mình sẽ thiên về sự công bằng thứ 2 hơn vì 2 lý do:tránh sự dè bỉu của xã hội và sự coi trọng sức khỏe của những người đó khi đi trên tàu xe.Tất nhiên,mình không phê phán hành động của bạn nữ giữ ghế của riêng mình thậm chí mình có thể làm theo nếu giá vé quá đắt.Điều mình lưu ý là sự hỗn loạn của xã hội mà đôi khi mình phải có giải pháp linh hoạt để tránh phiền phức cho cá nhân mình,đảm bảo cả sự kính trọng nữa
Các bạn quên mất rằng đại học không phải cánh cửa thoát nghèo. Đó là góc nhìn cá nhân. Định nghĩa đại học là cánh cửa thoát nghèo nhìn từ cá nhân thì "có vẻ" có lý, nhưng nhìn từ vĩ mô là sự thất bại hoàn toàn của một ngành giáo dục. Đại học là một quy trình đào tạo ra các output đầu ra phục vụ cho thị trường lao động. Bản thân các bạn là nguyên liệu đầu vào. Tiếp nhận các trường hợp với điểm cộng là nhận vào trong quy trình đó các nguyên liệu không đủ chất lượng trong khi bỏ qua các nguyên liệu chất lượng khác. Rất lãng phí trong khi ngân sách giáo dục hàng năm đổ vào hệ Đại học là không nhỏ. Khi chính sách này tồn tại đã nhiều chục năm qua thì không thể gọi nó là một giải pháp tình thế. Nó trở thành một cái phao cứu sinh để duy trì khoảng cách vùng miền. Cào bằng lợi ích bằng cách cộng điểm là cách đơn giản nhất để tạo nên cái công bằng ảo tưởng, thỏa mãn cho cá nhân mỗi người, nhưng nó lãng phí và phá hoại, nó làm cho hệ thống giáo dục trở nên trì trệ, nó làm cho giáo dục trở thành một cái vòng luẩn quẩn. Thay vì tống tất cả vào trong một quy trình mà không đảm bảo được chất lượng đầu vào, đầu ra ăn khớp với nhu cầu của thị trường, cái bộ GD cần làm là đầu tư phát triển hệ thống các trường cấp dưới: các trường nghề, các trường cao đẳng chuyên ngành. Để tiết kiệm thì chuyển 90% các trường ĐH VN bây giờ trở lại đúng bản chất của nó là các trường hướng nghiệp, trường nghề. Chỉ có một số rất ít các trường ĐH hiện nay là có đủ khả năng đào tạo các kiến thức đạt chuẩn ở cấp độ đại học. Các trường này nên giữ một mức điểm cao để tuyển chọn những người có năng lực thực sự, đào tạo nên các elite có khả năng phát triển trong các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu. Như vậy sẽ tạo ra một hệ thống phân cấp phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng loại đối tượng. Mình đồng ý với khái niệm Horizontal justice và tạo một môi trường phát triển tương đương. Các trường hợp khó khăn bẩm sinh nên nhận được hỗ trợ vì đó là bất khả kháng. Đối với các trường hợp nghèo khó, nhà nước nên có chính sách hợp lý để họ có thể tận dụng tốt sự hỗ trợ. Riêng các trường hợp liên quan tới productivity thì không thể đem "công bằng cảm tính" mà áp dụng vào vì nó sẽ tạo ra sự lãng phí khủng khiếp và trở thành trở lực ngăn cản xã hội phát triển (ví dụ làm được 1 nhưng đòi mức lương và đãi ngộ tương đương với người làm 10 chẳng hạn, hoặc câu chuyện cộng điểm).
Nhưng vì chưa thể làm những chính sách như trên nên Bộ mới dùng chính sách cộng điểm. Với hiện tại thì mình nghĩ cộng điểm là công bằng rồi. Năm nay mình cũng thi được cộng 1 điểm
Được cộng điểm xong ai cũng cảm thấy công bằng *jk, đứa được cộng 0.5 sẽ nhìn đứa được cộng 1.5 và nói "Mk, méo công bằng.", sau đó, đứa được cộng 1.5 lại nói với đứa được 3.5 "Phắc, sao tao không phải dân tộc?"; cuối cùng chúng nó cùng nhìn thằng được cộng 0đ và nói "Ai mượn m vừa là dân thành phố vừa không phải dân tộc." rồi cùng gật gù với nhau, thôi vầy cũng coi như công bằng rồi Em chỉ kể chuyện nhảm, các bác không cần để ý
Bởi thế ! :v Nói cách khác về vấn đề này ta gọi là [ Subjective justice ] phản ảnh luôn phần lớn xã hội nước ta nói chung