Tình ieo có thật không? INFP: Có có ISTP: Khồng -__- ESFP: Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có yêu ISFJ: Tôi từng tin tưởng vào tình yêu... Đừng hỏi tôi về nó... Đùa đấy hỏi đi. ESFJ: *Tô hường thế giới* ESTJ: *Bôi đen thế giới* ENFJ: 15 năm nữa nhe cưng và chuỵ sẽ trả lời. INFJ: 50 năm nữa nhe. ENTP: Tình yêu là một quá trình sinh lý. ENTJ: Tình yêu là một quá trình sinh lý, vậy nên có. ISTJ: Tôi phải test cái đã. ESTP: Có với một vài người. Tôi thì không. ISFP: Tôi thì có. Một vài người thì không. ENFP: Nhưng ieo là gì? INTP: Có rất nhiều kiểu yêu *nằm sexy* INTJ: Tui có hẳn vài chục ngăn kéo cho mỗi kiểu yêu đó. X
Tình cảm Fi thì như tình yêu đam mê mãnh liệt, ích kỉ. Fe thì kiểu quan tâm, tử tế, giống tình bạn đôi bên cùng có lợi. Cơ mà cá nhân thích tình cảm người T hơn là Fi hay Fe. Yếu mà bền, thật.
:v Bên MBTI thì mấy bạn bảo Fi chung tình :v Bên enneagram thì sp chung tình :v :v :v = ))) Mình không tin lắm
Fi chung tình cũng đúng mà. Kiểu có những góc nhìn khác nhau thì kị ra mặt, nhưng dần dần chấp nhận những cách nhìn/giá trị mới trong lúc sống với nhau thì lại rất chặt. Còn Fe thì tuy thoải mái chiều theo ý người khác, nhưng khi đã thỏa mãn cho đối tượng họ sẽ kiếm người mới để giúp đỡ(ko bỏ người cũ)=> tạo cảm giác "có vẻ" ít chung tình hơn?
@Haru Nakano: ... Bạn giống một người mình từng gặp quá ... :v ? Nói vậy nó cũng giống như Si hay Ni bảo thủ huh? Ne và Se dễ thay đổi? ...
MBTI và rau củ Spoiler INFP: cà chua. Làm thành một bãi bấy nhầy khi bạn cố xem bên trong có gì. INFJ: củ sen. Nhìn có vẻ bí ẩn nhưng thật ra bên trong toàn tinh bột và có nhiều lỗ. ENFP: củ cải. Làm salad rất ngon nhưng ai cũng bỏ phần đắng đi. ENFJ: khoai tây. Người người nhà nhà đều thích, thường được nghiền, đánh, đập hoặc nướng. ISTP: ngô (bắp). Dễ kiếm và dễ dùng nhưng chủ yếu được làm sirô hoặc thức ăn cho chó. ISFP: trái bầu (gourd). Màu mè sáng tạo và không có trái nào giống nhau. Không ăn được. ESTP: dưa leo. Loại quả được dùng làm sex toy nhiều nhất. ESFP: xà lách. Khoái tiệc tùng. Không hề nhận ra rằng chúng chỉ là đồ trang trí. INTP: súp lơ xanh Romanesco. Cực phức tạp. Cả đống trên mạng nhưng ngoài đời không thấy đâu. INTJ: atisô. Bên ngoài cứng nhưng bên trong còn cứng hơn. ENTP: ớt Ghost Pepper. Bạn chỉ nghĩ là bạn muốn thử. ENTJ: tỏi. Có vị mạnh và không cưỡng lại được, dễ cháy rụi thành một đống khét lẹt. ISTJ: cần tây. Thẳng thóm, đồng đều, không đàn hồi và “xanh đúng cách”. ISFJ: rau bó xôi. Gặp nhiệt là thành một đống èo uột và ướt nhẹp. ESTJ: hành tây. Nhiều lớp lang, có vị đắng và dễ làm người ta khóc. Chỉ nên dùng làm nước chấm. ESFJ: bông cải trắng. Món ăn các buổi tiệc không thể thiếu. Thường được dùng với nước chấm làm từ hành tây. Nguồn: reddit P/s: không đỡ nổi với ESTP .
Cái này không vui lắm nhưng share tại thấy hay , ai thích thì vô trang The Dictionary of Obscure Sorrows coi bản gốc. Cá nhân mình nghĩ ai cũng từng trải qua mấy nỗi buồn này rồi chứ không riêng từng type nhưng nếu nó được định nghĩa và diễn tả thì chắc là sẽ thấy bớt buồn một tí hehe. Tính cách MBTI và những nỗi buồn mơ hồ Spoiler ESTJ - Onism: sự bất lực vì bị mắc kẹt trong một cơ thể nên không ở nhiều nơi cùng một lúc được. Cảm giác giống như đứng trước bảng giờ đi ở sân bay, những địa điểm liên tục nhấp nháy trên màn hình, mỗi cái tượng trưng cho một điều gì đó mà tới chết cũng không thể nào biết được - đó cũng là khi ta chợt thấy mũi tên trên bản đồ hiển thị “bạn đang ở đây”. ISTJ - Énouement: sự vui buồn lẫn lộn vì cuối cùng cũng đã đến được tương lai, vốn là hiện tại ngay lúc này - nơi mọi câu trả lời đã bày ra trước mắt: bà vú em khi xưa giờ ra sao, bạn bè trở thành như thế nào, những lựa chọn trước kia dẫn mình đến đâu và khi nào là lúc mình mất đi những người yêu quý nhất. Những kinh nghiệm đó thật đáng quý và bạn chỉ muốn lao đi chia sẻ ngay cho những người đi sau, như thể họ là một phần con người của bạn đang mắc kẹt trong quá khứ, ở một cột mốc bị lãng quên nào đó và bất lực chờ đợi sự giúp đỡ từ tương lai. ENFP - Anecdoche: một cuộc hội thoại mà ai cũng thích nói và không ai chịu lắng nghe. Giống như khi người ta cố gắng ghép thật nhiều từ trong trò chơi sắp chữ để giành phần thắng mà không hề thấy rằng chúng chẳng có ý nghĩa gì với nhau. Và cuối cùng thì ta chẳng còn gì để nói. INFP - Vellichor: nỗi hoài niệm về những hiệu sách cũ bị ám bụi thời gian. Nơi đó chứa đựng hàng nghìn quyển sách mà bạn không bao giờ có đủ thời gian để đọc. Mỗi quyển sách thuộc về một kỉ nguyên khác nhau, được in ra và đóng giấy tựa như căn phòng làm việc bị lãng quên của tác giả, đâu đó trên những trang sách là một tờ ghi chú nguệch ngoạc những suy nghĩ như thể vừa mới hôm qua. ESFJ - Sonder: sự nhận thức được rằng mỗi con người trên phố đều có một cuộc sống đầy phức tạp và sâu sắc. Họ cũng có những khát khao, lo toan, những mối quan hệ, công việc, bạn bè, những giây phút điên rồ - tất cả những thứ đó có thể dệt nên những câu chuyện hùng tráng mà bạn không thể nào chứng kiến được hết. Tựa hồ như một tổ kiến ăn sâu vào lòng đất, nơi có hàng ngàn lối đi dẫn đến những câu chuyện khác nhau của mỗi con người trên thế giới này mà trong đó, bạn có thể chỉ là một cốc cà phê uống dở, một cái bóng mờ trên con đường quốc lộ hoặc một ô cửa sổ buổi hoàng hôn. ISFJ - Opia: sự choáng ngợp đến yếu đuối khi nhìn sâu vào đôi mắt của người khác - đôi đồng tử lấp lánh, mờ ảo và hun hút - cảm giác như đang ngó qua lỗ khóa, thấy rằng bên kia cánh cửa có dáng ai đó nhưng không biết là mình đang nhìn ra hay nhìn vào. ENTP - Adronitis: sự buồn bực vì phải mất quá nhiều thời gian để có thể làm quen với người khác - đầu tiên là phải vài tuần xã giao rồi kết thân từ từ, giống như muốn vào một căn nhà thì phải bước qua tiền sảnh rồi mới tới gian chính. Giá như người ta có thể bắt đầu từ gian chính - chia sẻ những điều thầm kín nhất cho nhau ngay từ những lần đầu gặp gỡ rồi để mọi thứ tự nhiên, cho tới khi mọi người thấy chán với sự mập mờ bí ẩn thì mới hỏi nhau về quê quán nghề nghiệp. INTP - Monachopsis: một sự lạc lõng tuy thấp thoáng nhưng kéo dài. Như con hải cẩu lạch bạch ở bờ biển - ì ạch, hậu đậu, lúng túng, cố gắng túm tụm với những sinh vật cũng lạc loài giống nó mà từ đó không thể nhận ra tiếng gọi từ nơi nó thuộc về. ENFJ - Jouska. (Sorray không thể dịch được vì không biết gì về bóng chày, coi đỡ bản gốc nhé). INFJ - Exulansis: cảm giác không buồn giải thích nữa vì không ai hiểu điều bạn muốn nói - dù là vì sự đố kỵ, thương hại hay bất cứ cái gì đi nữa. Nhưng mà những điều đó sẽ vì thế mà rời khỏi cuộc đời bạn như những mảnh kí ức không tên, để mặc cho trí nhớ trở nên méo mó, hoang đường và cứ thế, nó trôi dạt từ nơi này đến nơi khác mà không buồn ghé lại bến bờ nào. ESTP - Lachesism: nỗi khao khát được liều mình nếm trải những tai họa - máy bay rơi, cháy nhà, rớt từ trên thác xuống - những nút xoắn trong cuộc đời đơn điệu của mỗi con người, để từ đó ta có thể rèn nên một thứ gì đó chắc chắc, dẻo dai cũng như sắt bén chứ không chỉ là một loạt các thanh xà thẳng băng được đúc sẵn, cây nào cũng như cây nào và sinh ra chỉ để bắt kết các thế hệ. ISTP - Occhiolism: nhận thức về sự nhỏ bé của mình, vốn không có ý nghĩa gì trong thế giới này. Tuy nó chứa đầy những câu chuyện thần kì hay ho nhưng thật ra chỉ tồn tại như một mẫu kiểm soát* của một thí nghiệm, mà suy cho cùng chỉ để phục vụ như một sự so sánh với một thí nghiệm khác kì ảo hơn ở phòng bênh cạnh. *Mẫu kiểm soát (control sample) là mẫu được người thí nghiệm giảm thiểu biến số tác động của thí nghiệm lên nó để từ đó so sánh với các thí nghiệm khác dễ dàng hơn. ENTJ - Mauerbauertraurigkeit: một sự thúc giục mơ hồ khiến bạn muốn đẩy những người khác ra xa, ngay cả bạn bè thân thiết - như thể tất cả vị giác của bạn bỗng dưng tê cóng và bạn không còn khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa phép xã giao rẻ tiền và tình cảm chân thật; từ đó bạn không tài nào cảm nhận được mùi vị tuy mơ hồ mà dào dạt của thứ tình cảm ấy, cũng như sự tinh tế sau khi được chưng cất qua năm tháng của nó, hoặc tất cả chỉ đơn giản là bạn hoàn toàn quên rằng bạn đã từng nếm qua một thứ như thế. INTJ - Ellipsism: nỗi buồn khi nhận ra rằng mình sẽ không bao giờ biết được cái kết của lịch sử, rằng mình cũng chỉ là một trò đùa ở lưng chừng của sự tồn tại và sẽ không đời nào chạm tới được điểm nút của câu chuyện - nơi có câu trả lời cho tất cả những tranh đấu của nhân loại bấy lâu nay và nơi ta thấy được thành quả của tất cả những công cuộc đầu tư từng được thực hiện. Trò đùa này không vui chút nào nhưng suy cho cùng cũng liên quan tới việc cần bao nhiêu con người để thay một cái bóng đèn điện (lightbulb jokes). ESFP - Vemödalen: sự buồn bực vì những khung ảnh mình muốn lưu giữ đều trông na ná như hàng nghìn những bức ảnh khác từng được chụp - dù là mặt trời lặn, một đường cong cơ thể hay cận cảnh đôi mắt của ai đó đi nữa - điều này làm cho những vật thể vốn độc nhất bỗng trở nên sáo rỗng, rẻ rúng và tầm thường, giống như việc phải tự tay lắp ráp đồ nội thất được sản xuất hàng loạt vậy. ISFP - Chrysalism: cảm giác được bao bọc trong sự yên an khi ngồi trong nhà lúc ngoài trời đang mưa bão, lắng nghe tiếng làn mưa giận dữ đập vào mái nhà như đang có một trận cãi vã diễn ra trên đó - nơi mà từ ngữ chẳng khác gì những âm thanh ú ớ khó hiểu nhưng cũng đồng thời là nơi mọi sức ép nội tại được giải phóng.