[Thảo luận] NT các bạn nghĩ gì về NF?

Thảo luận trong '16 type và trải nghiệm' bắt đầu bởi surphi10, 20/2/15.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Clear : Vậy nên mới nói F - er luôn tồn tại những mâu thuẫn bên trong quyết định của họ (cũng giống như câu chuyện người thợ săn gặp một con sói đuổi 1 con thỏ, nếu cứu con thỏ thì con sói sẽ chết vì ko có gì ăn vậy đó). F là type dễ hy sinh vì cái mà họ gọi là 'greater good' hơn. Đơn cử là cứ thử đụng vào một người nào đó mà F trân trọng coi, thái độ của họ với bạn sẽ thay đổi ngay.

    Điểm lại những trái tim của Đức Quốc xã, những kẻ trực tiếp chịu trách nhiệm cho thế chiến 2: Hitler là INFJ, Göbbels (cánh tay mặt của Hitler, bộ trưởng bộ tuyên truyền) là ENFJ, Himmler (trùm SS và Gestapo) là ISFJ, Heiss (phó thủ tướng) là ISFP, Keitel (tư lệnh tối cao quân đội Đức) là ISFJ. Các T type trong bộ máy Quốc xã phần lớn là các tướng lĩnh, các nhà chuyên môn làm tròn vai trò của mình và họ cũng không chịu trách nhiệm pháp lý quá nặng sau này (Speer, Dönitz, von Manstein, Schacht v.v).
     
    Thuytien, Thế GiớiHuyên Linh thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Unhealthy Ni dẫn tới rất nhiều vấn đề : )) Lúc này toàn bộ các function dưới nó trở thành một dạng nô lệ cho Ni ấy, chỉ sử dụng vào mục đích hiện thực hoá lý tưởng của Ni (mà lý tưởng đâu có tốt đẹp gì cho cam) : ))
     
  3. lemming

    lemming Guest

    Feeling (F) F = Feeling là cảm xúc hay xúc cảm hay tình cảm tôi xin lỗi chưa tìm hiểu kỹ mà chỉ dùng như một từ tạm dịch, vì trong văn nói Tiếng Anh "feeling" được dùng như cảm xúc ("an emotional state or reaction" = một trang thái cảm xúc hoặc phản ứng (http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/feeling)), còn trong định nghĩa của MBTI thì Feeling như sau: http://www.myersbriggs.org/my-mbti-personality-type/mbti-basics/thinking-or-feeling.htm

    Feeling = personal concerns and the people involved = mối quan tâm cá nhân và những người liên quan

    Don't confuse Feeling with emotion. Everyone has emotions about the decisions they make. Also do not confuse Thinking with intelligence.
    Đừng nhầm lẫn Cảm thấy với cảm xúc. Mọi người đều có những cảm xúc về những quyết định mà họ thực hiện. Cũng đừng nhầm lẫn giữa tư duy với trí thông minh.

    Họ cũng đưa ra những mô tả để phân loại nếu sự việc có vẻ tự nhiên, dễ dàng, và thoải mái hơn cho một F như sau:

    I believe I can make the best decisions by weighing what people care about and the points-of-view of persons involved in a situation. I am concerned with values and what is the best for the people involved. I like to do whatever will establish or maintain harmony. In my relationships, I appear caring, warm, and tactful.
    Tôi tin rằng tôi có thể đưa ra quyết định tốt nhất bằng cách cân nhắc những gì mọi người quan tâm và xem quan điểm của những người có liên quan trong một tình huống. Tôi quan tâm tới những giá trị và những gì là tốt nhất cho những người liên quan. Tôi muốn làm bất cứ điều gì để thiết lập hoặc duy trì sự hài hòa. Trong mối quan hệ của tôi, tôi thể hiện sự chu đáo, ấm áp, và lịch thiệp.

    => Xin đồng ý F phần lớn là những người quan tâm đến những gì cá nhân quan tâm, vì họ quan tâm đến (theo họ) những gì là tốt nhất cho các bên liên quan. Nhưng đó chỉ dừng lại ở sự quan tâm, chú ý, còn mục đích của họ thế nào? Họ hoàn toàn có thể điều khiển mối quan hệ của mọi người theo hướng ngược lại với sự hài hòa nếu họ muốn nếu đó là QUYẾT ĐỊNH cho muc đích của họ. Vì thế t nghi ngờ định nghĩa của MBTI.Nhưng đây là lý thuyết, là luật chơi của họ, ta dùng thì ta trước tiên phải chấp nhận đã, đúng k?

    Các F có thể giải thích cho t không? Các bạn thật sự muốn mối quan hệ luôn vui vẻ ư?


     
  4. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Những gì bạn nói là biểu hiện của F, chứ không phải bản chất của F. Còn nếu nói định nghĩa T/F, thì T và F chỉ cách thức một type đưa ra quyết định - dựa trên logic, dữ kiện,... (T) hay sự hài hoà, cân bằng, thống nhất cảm xúc (F). Nhưng đó chỉ là Preference, tức là một người ưu tiên cách nào hơn, chứ không hẳn là lúc nào cũng dữ liệu và dữ liệu hoặc lúc nào cũng hài hoà là trên hết.

    Còn mình trả lời cho câu hỏi dưới của bạn. Riêng đối với mình, nếu điều đó lúc nào cũng có thể xảy ra với một cái giá có thể chấp nhận, thì tuyệt. Nhưng mình sẽ ưu tiên lợi ích tập thể hơn, ví dụ mình có thể hoàn toàn làm vui lòng một người bằng cách nói họ đúng (dù họ sai lè lè), họ tuyệt vời, rồi đồng ý phụ hoạ với họ nhưng mình muốn họ biết họ sai, để họ xem xét lại rồi điều chỉnh. Hay như là mình tự dưng như kiểu Galileo ấy : )) biết được sự thật động trời nào đó, thì mình sẽ chọn tìm cách chứng minh cho những người xung quanh chứ không câm hơi lặng tiếng để nó trôi qua đi, hay bét nhất cũng nói cho một người nào đó đủ tin cậy (nếu không có đủ khả năng tự mình làm).

    Nhưng đó là riêng bản thân mình thôi, còn mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau trong những trường hợp khác nhau.
     
    Last edited by a moderator: 5/5/15
    Thuytien thích bài này.
  5. lemming

    lemming Guest

    có sự khác biệt, một NT tớ không "có thể hoàn toàn làm vui lòng một người bằng cách nói họ đúng (dù họ sai lè lè)" cái ý khó :) quả thật thế. ok cảm ơn bạn NF t hỉu ra cái gì đấy r :) cách nói một đằng nghĩ một nẻo này của c giống mấy đứa bạn F của t, cho nên là t hay kêu chúng nó mất thì giờ quá, nhưng đấy là cách của bọn nó, làm t nhiều khi không biết chúng nó nghĩ gì luôn.
     
  6. EvernaloneKZ

    EvernaloneKZ Guest

    @Clear

    Như @cercavie01 vừa phân tích , mình cũng đồng ý với quan điểm trên :

    Theo mình : bạn đang hiểu sai về khuynh hướng F

    F không hẳn thực sự thiên về 100% cảm xúc , còn tùy nhận định ( F.i hoặc F.e )
    Tùy vào thế giới quan N.i/e hoặc S.i/e .
    F không hẳn là người không suy nghĩ và hành động theo cảm xúc .
    Như 1 người xxFx với họ thuộc tính của F là 51% còn T là 49% => điều này nói rằng họ có khuynh hướng F cho nên họ là xxFx

    Ví dụ điển hình về Hitler không khả quan , ông khuynh hướng F cao hơn T ( bạn có thể xem Wikia và thử tự mình hình dung & phân tích lối sống của ông ) . ( lười phân tích dài dòng )
    Có thể nói ông là tội đồ của Thế giới vì tội ác chiến tranh , nhưng ông là một anh hùng của dân tộc .
     
    Last edited by a moderator: 7/5/15
    Thuytien thích bài này.
  7. Thuytien

    Thuytien Guest

    Đừng dùng từ điển để dịch nghĩa các references vì kết quả sẽ luôn luôn là sự hiểu nhầm và hiểu sai. Bạn hãy tìm đọc lý thuyết nền của MBTI để biết được các chữ cái E/I N/S T/F J/P được giải nghĩa như thế nào trước khi bắt đầu tranh luận. Mình chỉ có ngần ấy để nói thôi, sẽ không tranh luận gì đâu nên đọc xong không cần rep nhé lemming96 ;)
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Một hệ thống (bao gồm cả các sub system trong nó) có thể tham chiếu thì phải giải quyết được 3 vấn đề nền tảng sau:

    1. Vấn đề biên: Những phần tử nào thuộc hệ thống đó và những phần tử nào ko (VD: Những biểu hiện nào nằm trong phạm vi lý thuyết MBTI có thể diễn giải/tổng hợp và những biểu hiện nào không, những biểu hiện nào là hướng nội, biểu hiện nào là Ni etc).

    2. Vấn đề tương tác: Các phần tử độc lập tương tác với nhau ra sao và tạo ra kết quả thế nào (VD với MBTI: Một INTJ khác gì với ENTJ, tại sao một người lại có biểu hiện của của Ni và Ne etc).

    3. Vấn đề tầm quan trọng: Các yếu tố nào quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của hệ thống (VD với MBTI: các yếu tố nào quan trọng trong việc xác định type? Để phát triển nhân cách thì cần chú tâm yếu tố nào đầu tiên?).

    Cá nhân mình thấy base-theory của MBTI chưa giải quyết được 3 vấn đề này một cách rõ ràng, do đó đây là một hệ thống còn nhiều thiết sót (nhưng cũng ko thể kết luận ngay là sai).
     
    1967 thích bài này.
  9. Thiếu logic,thực tế đến khó tin,nhiều hơi vô lý,quyết định dựa vào đám đông,ngại cãi nhau và trình bày logic dài dòng,biết quan tâm đến cảm nhận của người khác,biết chú ý đến cảm giác mọi người xung quanh,ăn nói dè chừng,hay an ủi người khác,hiểu được cảm xúc đối phương,không ngại chia sẻ.
    => Nói chung là những con người cảm tính,những con người chuyên đi sưởi ấm người khác,có khả năng truyền cảm hứng tốt do thấu hiểu cảm xúc con người đó là những điểm mạnh còn điểm yếu là thiếu logic,hơi ích kỉ,thiếu khách quan.
     
    maybellsHuyên Linh thích bài này.
  10. Thuytien

    Thuytien Guest

    @Toyotomi Hideyoshi

    "biết quan tâm đến cảm nhận của người khác,biết chú ý đến cảm giác mọi người xung quanh"

    Vs.

    "hơi ích kỉ"

    Có hơi mâu thuẫn không bạn? Mình nghĩ nếu chia NF thành 2 phần: Fi và Fe thì sẽ dễ nhận xét hơn, bởi phần ích kỉ của Fe là cực kì nhỏ đó.
     
    DanryanĐỗ Đức Long thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.