Để điềm tĩnh hơn

Thảo luận trong 'Thảo luận tâm lý' bắt đầu bởi trungvusc, 2/7/17.

  1. Pennyworth

    Pennyworth Guest

    Ta nghĩ còn phải nhắc tới năng lực thay đổi ngoại cảnh. Chứ bị khổ ải rồi tự huyễn hoặc bản thân mình không khổ thì không khỏi hơi có vấn đề, dĩ nhiên quan điểm khổ sướng của mỗi người là khác nhau, nhưng có sướng thì phải có khổ. Không khổ không sướng = hư vô, or siêu thoát cmnr
     
    Anita, Mây Trờirogp10 thích bài này.
  2. rogp10

    rogp10 Guest

    Chí phải. Đây là một điểm ít được nhắc đến.

    Không phải không sử dụng vật chất, thay đổi điều kiện bên ngoài mà không để cho mình vướng phải chúng, cũng như vướng vào sự không-dùng-chúng, không-thay-đổi.


    Sự vật hiện tượng tự thoái hóa nên chúng không thể nào ở trạng thái ưng ý mãi được, nên không phải chỗ trông cậy ở đời. Để chiếm hữu và duy trì tình trạng ưa thích, đáng mong muốn cần phải ra sức ra công, lao tâm khổ tứ, vì vậy không đáng tin cậy.
     
    Last edited by a moderator: 24/8/17
    Anita thích bài này.
  3. Anh Đậu

    Anh Đậu Guest

    Đề tài này sao có vẻ sôi nổi thế o.o
    Mình góp tí gió vào với.

    Sự tĩnh tâm đạt được khi có quyền tự do lựa chọn.
    Và quyền đó tùy vào góc nhìn mỗi người.
    Cùng là 1 sự việc người thì chối bỏ/ người đấu tranh/ người thì chấp nhận. Bản chất ở đây là nhìn nhận vấn đề, khi nhìn nó tiêu cực ta sẽ ra đc 1 phương án, tích cực có thêm 1 và nhiều nữa đa chiều đa phương án.

    Và vấn đề cuối cùng là ở chỗ quyết định sẽ dẫn tới hành động. Người hành động thật tâm thì sẽ có tâm an.
     
    Anita thích bài này.
  4. surphi10

    surphi10 Guest

    Đọc cái này + cái tiêu đề topic tự nhiên nhớ đến Tây Tạng.
    Một quốc gia theo đạo Phật, con người hiền hòa, điềm đạm, giản dị, hạnh phúc. Cả nước ăn chay niệm Phật, không màn thế sự, vật chất.
    Khi Trung Quốc xâm lược thì họ vẫn điềm tĩnh tụng kinh, và hiện giờ đang là một khu tự trị của TQ...
     
    Anh Đậu thích bài này.
  5. rogp10

    rogp10 Guest

    [cần nguồn trích dẫn]
     
  6. surphi10

    surphi10 Guest

    ^ Phía trên chỉ là chuyện phiếm thôi :D chưa biết đúng sai, nhưng ý nghĩ là "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành cho ai"
     
  7. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Mình không tìm hiểu về chánh niệm hay thiền, chỉ nghĩ đơn giản là con người cảm thấy hạnh phúc khi nhu cầu được đáp ứng thì cảm thấy đau khổ khi nhu cầu không được đáp ứng hoặc lo sợ cái đó, còn tinh thần chỉ là một trong số các nhu cầu đó thôi. Nói chung trước hết cứ phải không bị đói khát bệnh tật đau đớn gì...rồi mới nói đến tỉnh thức, tự tại. :D. Tinh thần thì cố tối giản hóa nhu cầu như ăn uống điều độ, tăng thời gian đọc sách kiến thức, chơi thể thao, hạn chế bớt các hoạt động hao tổn tinh thần một cách tiêu cực như đọc tiểu thuyết tình cảm, theo dõi thị phi v.v..

    Cá nhân mình thấy chế độ dinh dưỡng, vận động cũng ảnh hưởng nhiều đến tính cách, có bạn nào có tài liệu về đề tài này không?
     
    Anita thích bài này.
  8. rogp10

    rogp10 Guest

    Cần nhắc lại thiền là con dao hai lưỡi vì đã bị cắt xén hay hướng dẫn sai lạc, không đầy đủ và bản gốc có mục đích rất thâm sâu, có thể gây tẩu hỏa, hoặc đưa đến trạng thái tiêu cực.:D There Are Risks to Mindfulness at Work

    Một nguy hiểm khác là wishful thinking như Pennyworth đã nhắc đến.
     
    Last edited by a moderator: 25/8/17
    Anita thích bài này.
  9. rogp10

    rogp10 Guest

    Đúng là điều kiện khó khăn thì khó thực hành, nhưng nói vậy thì chưa đúng lắm đâu.
     
  10. kwideur

    kwideur Guest

    Tản mạn về Thiền - Vì không có topic về thiền nên mình viết trong đây luôn. Và vì thiền cũng là một cách giúp ta bình tĩnh hơn.

    Như trong shoutbox, có một đợt mình dự khóa thiền 10 ngày ở chùa Hồng Trung Sơn ở Định Quán, Đồng Nai. Trong 10 ngày đó mình cũng học được một số điều cơ bản về thiền. Thiền trong 10 ngày ở đây là thiền Vipassana, thiền nguyên thủy mà ngày xưa Phật Thích Ca đã áp dụng nó và giảng dạy nó cho các đệ tử đến sau. Chi tiết về thiền, về các đạo lý, nguyên lý của Phật giáo cũng như cuộc đời của Phật Thích Ca được gói gọn trong mấy trang, à không, mấy trăm trang sách trong cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Thích Nhất Hạnh.

    Quay lại 10 ngày thiền và mình giải thích tại sao ăn thịt thì khó thiền hơn. 10 ngày thiền, ngày ngồi 10 tiếng, chia ra làm nhiều lần, mỗi lần 1h - 2h. Thật sự là không dễ dàng đâu nhé, cực cực kì. Đau lưng và chân, hai đầu gối kinh khủng. Ngồi liên tục 1h, 1 tư thế, hạn chế cử động, chỉ làm mỗi việc hít thở. Chưa kể còn bị cầm đủ thử, cấm nói, giao tiếp, nhìn, đụng chạm.........10 ngày đó chỉ biết mỗi riêng mình mà thôi. Cái nữa là chế độ ăn. Sư cô đã giải thích là nên ăn ít thôi, hơi no, lưng chừng thôi chứ không ăn nhiều, ăn nhiều nặng bụng, khó tu. Những sư cô ở đó ngày chỉ ăn hai buổi. Sáng và trưa. Buổi tối họ không ăn gì. Còn thiền sinh do mới tập nên sợ chưa quen nên buổi chiều vẫn có ăn nhẹ. Gọi là nhẹ chứ thực chất chỉ là tráng miệng sơ sơ. Bữa thì trái chuối, bữa thì cái bánh nhỏ nhỏ thôi. Với chế độ ăn như thế, nên sau 10 ngày mình đã sụt hết 3kg, về cân lại còn có 55. "Trông như thằng xì ke luôn ^^". Để giải thích, sư cô nói ăn chay để thanh lọc cơ thể. Thứ nhất là về chất độc, bởi sống ở thành thị, với đủ thứ hóa chất, thuốc trừ sâu. Chúng cứu ta khỏi bị mất mùa nhưng cũng ngấm ngầm ngấm vào cơ thể làm ta có thể bị ung thư. Lên chùa ăn uống toàn cây nhà lá vườn, đồ nhà chùa trồng hoặc dân gần đó trồng đem làm từ thiện, và chay. Và vị của món chay thì thực sự rất cơ bản. Nói vậy chứ chả có vị gì cả, chỉ một từ, nhạt. Nên quá trình ăn chay, không có động vật sẽ giúp cơ thể đào thải bớt chất độc. Cơ thể nhẹ nhàng hơn, từ đó tinh thân cũng sảng khoải hơn, không vướng bận, dễ ngồi thiền hơn.
    Còn về việc chú @cayChanh nói ăn thịt khó ngồi thiền vì....theo như sư cô nói là ăn thịt, sát sinh,....tạo nghiệp gì đấy.....Chừng nào hết nghiệp sẽ tu được. Đó là về mặt tâm linh. Còn theo mình thì do khi ăn thịt,....vốn ngon hơn các rau, củ, quả nên sẽ làm cho ta thèm, tức THAM (1 trong ba cội nguồn đau khổ). Làm cho đầu óc cứ nhớ món đó, không tập trung, tịnh tâm thì thiền sẽ không có hiệu quả. Thứ hai là chúng ta muốn ăn thịt động vật thì phải giết chúng. Động vật trước khi bị làm thịt thì sẽ bị đau đơn đến chết rồi mới làm thịt được. Khi chúng đau cơ thể sẽ tiết ra chất độc. Nên tính ra ăn thịt sẽ hại hơn là ăn chay. Mà độc tố chất chứa trong người thì cơ thể không thoải mái được, dẫn đến tâm không thanh tịnh thì khó mà tu được. Bởi vậy người đi tu PHẢI ăn chay và ăn ít.
    Bởi vậy người quyết đi tu phải tránh xa thời thế, tránh xa mọi cám dỗ thì tâm mới không bị cuốn hút vào chúng, mới tu được.
    Một điều nữa là những người hay mơ mộng, có tính nghệ sĩ thì rất khó tu. Vì tâm trí họ quá sống động, tưởng tượng quá nhiều nên khó mà định tâm được.
    Và đừng có mơ, không phải ai cũng thiền và đi tu được đâu.
     
    rogp10, AnitacayChanh thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.