Hia hia, tự nhiên hôm nay đọc forum lại nảy ra câu hỏi này. Câu hỏi y như tựa đề topic. Theo mình, một người có thích một công việc nào đó hay không phụ thuộc vào ba yếu tố: bản chất công việc (1), môi trường làm việc (2) và năng lực (3). Ví dụ với ngành tâm lý: - Bạn rất thích tâm lý học, nhưng lại không thích cách làm tâm lý ở Việt Nam (không có điều kiện nghiên cứu, giáo trình không chuyên sâu). - Bạn ở nước ngoài. Tâm lý học là một ngành có nhiều triển vọng, nhưng bạn lại không thích làm việc liên quan tới con người. - Bạn ở nước ngoài, bạn cũng thích tâm lý học, nhưng bạn thấy nó quá phức tạp, khó hiểu dù đã cố gắng. Thì bạn không thể có đam mê với "ngành tâm lý" được . Thế nên, mình nghĩ MBTI và công việc có liên quan đến nhau. Vì cả (1), (2), (3) đều có dính dáng đến MBTI của bạn . Nói về bản thân một chút, mấy ngày nay, thử phân tích bản thân theo tư vấn của @Ngọc Tiến thì phát hiện ra cái mình làm giỏi nhất là ... nghiên cứu triết học, luật pháp và chính trị (mình là INTJ). Hiện giờ mình đang học CNTT, nhưng vẫn có cảm giác vì đây không phải công việc mình thích -dù cũng có khả năng- nên tốc độ phát triển không nhanh như tiềm năng. Cũng phải nói thêm là mình có thể đọc, hiểu một kiến thức mới cực kỳ nhanh - tất nhiên là so với bạn bè. Lý do là mình không thực sự thích các công việc đòi hỏi tập trung vào nhiều chi tiết và phải ghi nhớ các hướng dẫn (có thể bởi mình là một Intuition type). Hiện giờ mình vẫn cố tiếp tục việc học ở trường, nhưng song song với đó sẽ tạo ra các hệ thống mới phù hợp hơn. Thế nên, tìm ra một công việc có thể khai thác hết tiềm năng của bản thân là rất quan trọng, và không phải dễ dàng gì. Bạn thích công việc nào? Và bạn đang làm công việc nào? Bạn cảm thấy công việc của bạn đang như thế nào? Hãy chia sẻ với bọn mình câu chuyện của bạn xem.
Mình là INTJ. Học chuyên ngành luật, hiện tại đang làm việc bên lĩnh vực hành chính công. Năm cuối đại học, khi đi thực tập, mình nhận thấy mình không hứng thú với công việc của luật sư, và với công việc hiện tại bây giờ, mình cũng xác định không theo đuổi nữa. Khoảng 2 năm trở lại đây mình có hứng thú với việc đọc sách triết học, chính trị. Đã có thời gian ngắn mình cân nhắc theo đuổi nghiên cứu khoa học chính trị. Thậm chí còn nghĩ đến học bổng Fullbright của Mỹ để học ngành khoa học chính trị bên đó 2 năm. Nhưng đó thực sự là một điều khó khăn so với khả năng và hoàn cảnh sống của mình. Một con đường khá đơn độc. Cái quan trọng là nếu mình muốn cống hiến cho Việt Nam, thì với 2 năm học xong, mọi thứ chưa chắc đã ok, do hoàn cảnh chính trị - XH của Việt Nam khá khó để tiếp nhận cái mới. Sau một khoảng thời gian phân tích, đắn đo, thì mình quyết định sống cuộc sống như người bình thường, tức chọn các công việc thuộc về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất thông thường. Biết rằng nó không phù hợp với bản chất của mình, nhưng dù sao vẫn là một con đường khả thi. Việc đưa ra quyết định là hệ quả của chuỗi suy nghĩ phức tạp, bao gồm mình là ai, mình muốn sống như thế nào, và mình có thể sống như thế nào.
Có 3 thứ chính ảnh hưởng đến cách ta chọn 1 nghề nghiệp là: 1. Năng lực, khả năng. 2. Khuynh hướng tính cách. 3. Giá trị, ước mơ, đam mê. Nghề nghiệp nào giao thoa của cả 3 cái này thường có khả năng rất cao là cái phù hợp với ta nhất. Ví dụ với mình thì chẳng hạn tư vấn phát triển bản thân. 1. Mình phần nào có năng lực và khả năng ở lĩnh vực này vì mình học và tìm hiểu con người nhiều. 2. Mình thích phân tích, giải quyết vấn đề, dùng trí óc hơn là cơ thể. 3. Mình có mong muốn giúp đỡ người khác tốt lên, nhìn thấy họ tốt lên, tạo ra sự thay đổi cho người khác. Như vậy thì để chọn ra nghề phù hợp thì cần rõ 3 điều như ở trên trước đã. Tuy nhiên vẫn còn 1 số điều nhỏ cần lưu ý như văn hóa, xã hội (nếu bạn có thể đi nước khác để làm nghề như bạn muốn ở trên thì các yếu tố này không phải vấn đề). Còn về yếu tố tiền bạc thì miễn là bạn có thể rất giỏi ở lĩnh vực đó thì hầu như bạn đều có thể kiếm sống cả. Ngoài ra với mình thì có rất nhiều nghề thỏa mãn cả 3 nghề trên như đào tạo, dạy học chẳng hạn... miễn là nó thỏa mãn 3 điều trên thì hầu như mình có thể làm cả.
Như mấy bạn đưa ra những vấn đề nội tại trong bản thân người nào đó để kiếm 1 công việc thích hợp. Còn những vấn đề bên ngoài nữa. Tớ nghĩ nó củng ảnh hướng không nhỏ đến nhiều người đâu. VD: Tớ có những người bạn, họ đều đang lam bên lĩnh vực kinh tế. Nhưng hầu như chẳng người nào hài lòng với công việc hiện tại. Qua cách họ nói ra suy nghĩ của họ. Thì tớ mới nhận ra thì ra hầu như mọi người đang làm công việc này vì mục đích là thoả mãn cái basic needs và safety không chỉ họ mà còn vì gia đình họ đế nâng cao tiêu chuẩn sống trong cái xã hội này, chứ chẳng phải xuất phát từ sự yêu thích của họ cã. Một vài người thì bảo khi họ hoàn toàn thoả mãn, hoặc cảm thấy đầy đủ vật chất trong gia đình thì họ mới sẵn sàng đi kiếm công việc thật sự của mình. Bao lâu thì họ thoả mãn với cái điều kiện bên ngoài? Còn bạn nghĩ sao về điều này?
Mình là 1 ENFP. Hiện tại đang theo chuyên ngành Tâm Lý Học. Đối với mình hiện tại đây là một ngành nghề mình cực kỳ yêu thích nhưng nếu hỏi mình cách đây 7 tháng trước mình thậm chí còn không biết tâm lý học là gì. Theo mình thấy vào những năm trước, mình không tài nào định hướng nổi tương lai trong 1, 2 năm tới ra sao. Giống như bao thế hệ trẻ tại Việt Nam hiện nay, mình lúc nào cũng suy nghĩ về vấn đề học để sau này có công ăn việc làm, phải làm ngành nào có tiền, hoàn toàn là lúc ấy mình cứ phó mặc cho số phận nó đưa nó đẩy Tuy nhiên có lẽ số phận cũng còn thương mình, mình vô tình học ngành này thôi chứ không phải yêu thích. Nhưng bất ngờ là càng học càng yêu ngành, thậm chí còn biết được 1 biệt tài trời phú mà không phải ai cũng có được. Từ đó mình quyết định nâng cao khả năng của mình và theo đến cùng. Mong muốn tương lai là sau khi ra trường cố gắng kiếm học bổng ra nước ngoài => bác sĩ tâm thần hay 1 chuyên viên tâm lý thực thụ
Theo mình thấy đa số thì: điều chẳng bao giờ thỏa mãn với điều kiện bên ngoài, vì con người có bản tính tham lam mà. Họ sẽ làm quần quật công việc họ không thích, để kiếm thật nhiều tiền và vật chất sau đó họ đổ thừa là do điều kiện bên ngoài ép buộc, Họ chỉ thay đổi đi theo thứ mình thích, khi có 1 cái gì đó ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Thực tế cho thấy đa số con người điều bám vào 1 cái gì đó vững chắc để đi theo đến cuối đời, 1 số người nếu chịu ảnh hưởng dẫn đến chỗ dựa vứng chắc ấy gần như thay đổi hoàn toàn :v
Điều đó không sai hẳn là sai. Trong tháp nhu cầu của Maslow thì những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc và nhu cầu an toàn là 2 tầng nằm ở dưới đáy tháp. Tuy nhiên là trừ phi gia đình thuộc dạng nghèo còn không thì hầu hết đều đã có thể thỏa mãn việc này. Vậy nên nếu họ theo đuổi vật chất trong gia đình thì nó cũng giống là Thành công để hạnh phúc. Đi tìm kiếm sự thành công rồi mới thỏa mãn cái hạnh phúc của bản thân khi mà việc đó là việc gần như không bao giờ có điểm dừng. Vậy nên để bảo bao lâu thì họ thỏa mãn thì gần như không có đâu, đó chỉ như 1 kiểu nguy biện cho bản thân thôi. Nhà có xe máy rồi sẽ bảo cần có xe hơi, có tivi rồi cần có thêm dàn máy tính chẳng hạn. Tuy nhiên là vẫn sẽ có những nghề cần thời gian rất lâu để phát triển. Lấy ví dụ vẽ truyện tranh không phải mới đầu bạn làm là có thể nuôi sống bản thân dễ dàng. Nên ta có thể làm 1 nghề ổn định trước, trong thời gian rảnh rồi tập vẽ. Sau này kiếm được tiền đủ nuôi bản thân tốt, lúc đó khả năng vẽ cũng lên cao rồi thì có thể chuyển hoàn toàn sang sở thích đó.
Có gì phải sợ bạn, quan trọng là bạn có yêu thích và đam mê nó thôi, có đủ cả 2 cái ấy mình đảm bảo bạn không sợ gì cả :3
@Nguyễn văn H : Trước mình có trình bày đâu đó trên forum này về sự khác biệt giữa pragmatic (thực dụng) và realistic (thực tế). Không nên lẫn lộn hai khái niệm này: Thực dụng là không nên, vì một người thực dụng thì không hiểu bản thân anh ta cần gì và xã hội cần gì. Anh ta có thể kiếm tiền, nhưng công việc của anh ta khi đó rất vô ý nghĩa. Chưa kể nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô thì một xã hội toàn những người thực dụng sẽ bị mất cân bằng nghiêm trọng, do người ta đổ dồn hết vào những ngành có nhiều tiền. Đồng thời hiệu suất làm việc của những người này trong công việc cũng không được đảm bảo. Xã hội Việt Nam hiện giờ là một minh chứng: - Có quá nhiều người học các ngành "hot". Hệ quả nhỡn tiền là mặt bằng chung những ngành như giáo dục giảm thảm hại, và nó ảnh hưởng tới bộ mặt đất nước không chỉ hiện tại mà còn sau này. - Tình trạng cầu lớn, cung cũng lớn nhưng cung và cầu không gặp nhau --> Thất nghiệp rất nhiều, nhưng năng suất kinh tế thì lại thấp. Nên các dịch vụ định hướng nghề nghiệp cho học sinh và giúp các em tự ý thức về bản thân rất được chú trọng ở nước ngoài. Trong khi ở Việt Nam thì những dịch vụ này hầu như không tồn tại hoặc tồn tại "cho có". Việc đầu tư phát triển cho các ngành nghề còn nhiều khiếm khuyết, chỉ hướng tới cái lợi trước mắt (nên cũng khó trách vì sao thanh niên Việt Nam khó chọn nghề, vì nhiều nghề có mức lương không thể sống được). Đó là những bất cập từ hệ thống điều hành quản lý cho tới gia đình, nhà trường mà giới trẻ Việt Nam và nhiều thế hệ tiếp theo nữa sẽ phải gánh chịu.