Đoán type qua bài viết

Thảo luận trong 'Thảo luận' bắt đầu bởi dfuz6, 21/1/16.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Người viết là nhà văn Phan Việt.

    Mình nghĩ là ISFP phát triển cộng thêm kiến thức rộng. Te sẽ lập luận khách quan, chặt chẽ và có bố cục rõ ràng hơn, không thuần túy từ góc độ cảm xúc như trong bài này (bài viết có mục đích bàn về sự cô đơn chứ không phải bộc lộ nỗi lòng tác giả @Furiosa).

    Đọc thêm một số tác phẩm khác và một số bài phỏng vấn Phan Việt cũng thấy Fi Se Ni khá rõ, đặc biệt là Fi.
     
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

  3. Furiosa

    Furiosa Guest

    À ISFP đã phát triển, hồi trước cũng tính hỏi các bạn Phan Việt type gì. Lúc trước mình có đọc "Nước Mỹ, nước Mỹ" thấy rất nhiều dẫn chứng Te và có Ni nữa nhưng chúng ở đó để phục vụ cho Fi thôi.

    Cơ mà nếu chỉ phân tích theo một bài cô đơn như trên thì vẫn không nói lên được là ISFP vì Fi dom không rõ lắm.
     
  4. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Furiosa : Bài đó có Ni, nhưng theo mạch viết thì rõ ràng tác giả dùng Ni để generalise (và symbolise) trải nghiệm cảm xúc của bản thân thôi, ko hàm súc như NJ.

    NiTe hoặc TeNi cùng đề tài sẽ diễn đạt có nguyên nhân kết quả tiến trình rõ ràng (ví dụ cô đơn là gì, tại sao con người lại thấy cô đơn, làm gì để hết cô đơn) kèm theo các luận chứng có sức nặng hơn để support cho ý tưởng.

    Đoạn này thì nâng Fi dìm Te rất rõ, như Haru đã trích dẫn:

    Hạnh phúc là một mind condition thôi. Cần xây dựng ngoại cảnh/rèn luyện tư tưởng để đáp ứng condition đó một cách thường trực. Đây là công việc của Je.
     
    Last edited by a moderator: 2/5/16
  5. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Có Te hay Ti không, đọc vài dòng đầu là rõ ngay. NT luôn có xu hướng làm rõ ràng và hợp lý những tư duy trong đầu họ, ngay cả vấn đề về cảm xúc họ cũng có thể mổ xẻ phân tích như thể nó là một cỗ máy.

    Và vừa đọc vào mình biết ngay không phải T user. Vì mình là Te user, ngay cả độc thoại nội tâm thì mình vẫn luôn ưu tiên việc "make sense".
     
    Last edited by a moderator: 2/5/16
    Mây Trời thích bài này.
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nếu ko đọc các bài phỏng vấn thì cũng ko nghĩ đoạn viết trên là đủ để suy ra ISFP đâu. N thì có mang mang nhưng Ni hay Ne đều làm dc. S cũng thế, ko thấy rõ Se gì cả.
     
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Biết là bài dài nhưng ko bỏ dc đoạn nào hết.
    Một vài ghi chép về đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam

    Hoàn cảnh lịch sử

    Đặc trưng của chế độ Việt Nam hiện nay là nhà nước nằm trong tay công nhân, nông dân và trí thức.

    Do xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu, vốn từ một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, làm cách mạng giành độc lập từ tay đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên công nhân đa số là công nhân cổ xanh, nông dân đại đa số là tiểu nông, không phải là địa chủ, trí thức xuất thân chủ yếu từ tầng lớp tiểu tư sản và thị dân. Tầng lớp tư sản và địa chủ vốn nhỏ yếu của Việt Nam đã tan rã trong nửa thế kỷ sau khi giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Suốt nửa thế kỷ từ sau khi giành độc lập, Việt Nam đã duy trì thành công chính sách kinh tế phục vụ cho lợi ích của công nhân, nông dân và trí thức. Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành thị trường và sự hồi sinh của giai cấp tư sản và địa chủ. Mặc dù giai cấp tư sản và địa chủ mới hồi sinh dần dần thâu tóm được quyền lực về kinh tế nhưng họ vẫn chưa đủ sức để giành lấy quyền lực chính trị.

    Trong bối cảnh liên minh công-nông-trí vẫn nắm tuyệt đối quyền chính trị nhưng phải nhượng bộ một mức nhất định trước sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và địa chủ thì chính quyền cũng nhà nước cũng mang trạng thái ấy. Một mặt nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của công nhân, nông dân và trí thức, tức là phải kiềm chế tư sản và địa chủ không để họ bóc lột công nhân và nông dân tàn tệ, mặt khác lại phải có những nhượng bộ nhất định đối với tư sản và địa chủ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Điều này tạo ra một sự mơ hồ, nhập nhằng bề ngoài, đồng thời tạo ra lỗ hổng khiến tầng lớp viên chức nhà nước có thể lợi dụng để kiếm chác cho bản thân. Giai cấp tư sản và địa chủ cũng lợi dụng lỗ hổng này để mua chuộc viên chức nhà nước nhằm tạo ra những chính sách có có lợi cho họ. Sở dĩ điều này có thể xảy ra là vì kinh tế thị trường đã biến tầng lớp viên chức nhà nước thành một tầng lớp làm công việc hành chính nhà nước chuyên nghiệp, có điều kiện sống, lợi ích và nhận thức giống như giai cấp tư sản.

    Đấu tranh giai cấp

    Sự xung đột giữa bảo vệ và nhượng bộ để phát triển là điều tất yếu của giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Từ đó nảy sinh ra những quan điểm khác nhau trong quần chúng nhân dân tùy thuộc vào xuất phát điểm của họ.

    Thứ nhất là quan điểm cực tả. Quan điểm này phủ nhận tình trạng quá độ, nhấn mạnh vào những hy sinh lợi ích và nhượng bộ trước giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng nhà nước đã phản bội lại lợi ích của công-nông-trí vì vậy cần phải thay đổi chế độ hiện nay, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản cứng rắn. Đây là quan điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản hoặc công nhân cổ trắng cực tả hay vô chính phủ.

    Thứ hai là quan điểm cực hữu. Quan điểm này nhấn mạnh vào sự kiềm chế đối với giai cấp tư sản và địa chủ, cho rằng chế độ hiện tại chỉ đẻ ra tình trạng tha hóa, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, hối lộ, lãng phí tràn lan. Quan điểm này là của giai cấp tư sản và một số bộ phận tiểu tư sản, cho rằng chế độ hiện nay sinh ra chỉ nhằm mục đích kìm hãm, tống tiền và cướp bóc nhân dân (tức là giai cấp tư sản và địa chủ), bóp nghẹt các quyền tự do và dân chủ. Do vậy, cần phải lật đổ chế độ hiện tại và thay thế bằng chế độ dân chủ tự do phục vụ cho lợi ích của nhân dân (tư sản và địa chủ).

    Dù là theo quan điểm nào thì mục đích chung của những người cực tả và cực hữu đều là chống lại chế độ hiện tại.

    Sự đấu tranh giai cấp diễn ra trên mọi mặt của cuộc sống, dưới với nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Ở lĩnh vực nhận thức thì giai cấp tư sản cho rằng do dân chúng thiếu hiểu biết về quyền lợi của bản thân nên mới bị chính quyền áp bức, do vậy họ tìm cách tuyên truyền để dân chúng biết mà đòi hỏi quyền lợi của mình. Giai cấp tư sản nhìn nhận những kiềm chế đối với họ là do họ chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi của bản thân. Họ coi chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết sai lầm, chỉ nhằm đầu độc trí óc dân chúng, do vậy cần phải bị loại bỏ. Ngược lại, quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng ngu dốt, thiếu hiểu biết đường lối chính sách của Đảng và nhà nước nên hay chống lại, do vậy cần phải áp đặt chính sách và dùng hình phạt thật hà khắc để răn đe quần chúng nhân dân.

    Ở lĩnh vực kinh tế thì giai cấp tư sản cho rằng kinh tế thị trường là tốt, định hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm, do vậy chỉ cần phát triển kinh tế thị trường và phải xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả lại cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực ra là chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho các tầng lớp ăn bám, cần phải thiết lập chế độ kinh tế chỉ huy toàn diện không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào.

    Ở lĩnh vực chính trị thì giai cấp tư sản cho rằng chế độ dân chủ tự do kiểu phương Tây là văn minh (vì phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản), đứng trên mọi giai cấp và dân tộc. Họ đòi hỏi Việt Nam phải đi theo chế độ dân chủ tự do (tư sản) phương Tây và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng quần chúng có nhận thức thấp kém, chưa đủ trình độ để hưởng các quyền tự do dân chủ do vậy cần phải tăng cường kiểm soát nhà nước, hạn chế các quyền tự do dân chủ và tập trung quyền lực vào tay nhóm tinh hoa.

    Ở lĩnh vực văn hóa thì giai cấp tư sản cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay là hủ bại, thấp kém, chỉ có văn hóa (tư sản) phương Tây mới là tốt. Họ đòi hỏi Việt Nam phải Tây hóa, hoàn toàn áp dụng văn hóa (tư sản) phương Tây. Quan điểm cực tả thì lại cho rằng văn hóa Việt Nam hiện nay đã bị Tây hóa, tha hóa và lệch lạc, cần phải quay trở lại văn hóa truyền thống với các giá trị khắc khổ.

    Hiện nay ở Việt Nam thì giai cấp tư sản và địa chủ chưa đủ mạnh để giành lấy quyền lực nhà nước nên họ vẫn chủ yếu dựa vào giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp thị dân, tầng lớp trí thức và viên chức nhà nước đang ngày càng ngả về phía họ. Để phá vỡ sức mạnh của liên minh công-nông-trí thì giai cấp tư sản cần phải lôi kéo được đại bộ phận nông dân, do vậy những vấn đề như tham nhũng trở thành tâm điểm. Tham nhũng là phương cách giai cấp tư sản dùng để kiếm lợi bị quy lại thành việc quan chức nhà nước ăn cắp phúc lợi của nhân dân khiến cho nhân dân phải nghèo khổ. Điều này một mặt biến giai cấp tư sản (thủ phạm) thành nạn nhân, mặt khác lại kích động sự phẫn nộ người dân nghèo (đại đa số là nông dân). Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trở thành vấn đề chính trị cấp thiết.

    Giới viên chức nhà nước cố gắng hành chính hóa vấn đề tham nhũng, họ lảnh tránh tính chất chính trị, cho rằng tham nhũng sinh ra là do tiền lương thấp, tức là họ coi bản thân như nạn nhân của chế độ tiền lương thấp. Việc tăng lương thực chất không đụng chạm đến vấn đề tham nhũng hay nguồn gốc của tham nhũng mà chỉ gia tăng quyền lợi cho giới viên chức nhà nước.

    Quan điểm cực tả thì cho rằng tham nhũng là do sai lầm trong sự tuyển chọn cán bộ khiến cho những cán bộ tham lam vô đạo đức lọt vào bộ máy nhà nước. Việc tăng cường tuyển chọn những cán bộ thuộc giới tinh hoa thực chất là giúp cho các phần tử cực tả có nhiều đại diện cũng như quyền lực hơn trong bộ máy nhà nước nhưng cũng không đụng chạm gì đến vấn đề tham nhũng.

    Giai cấp tư sản vốn không chống lại tham nhũng mà chỉ dùng việc chống tham nhũng để phục vụ cho việc củng cố quyền lực chính trị, do vậy họ đòi hỏi phải áp dụng các cơ chế quản lý nhà nước tư sản như minh bạch, kiểm soát và phân chia quyền lực, thông qua đó tước bỏ quyền lực của các đại biểu của giai cấp công nhân và nông dân. Đồng thời khi làm như vậy, họ cũng đảm bảo được rằng giới viên chức nhà nước sẽ càng bị lệ thuộc hơn vào tiền của họ.

    Truyền thông trên mạng Internet

    Truyền thông trên mạng Internet hiện nay có đặc điểm là phải thu hút một lượng độc giả rất lớn và da dạng để có thể bán quảng cáo hoặc nhận được tiền tài trợ. Do vậy, các phương tiện truyền thông hiện nay buộc phải tạo ra số lượng tin tức cực lớn mỗi ngày và cập nhật hầu như liên tục để thu hút tối đa số lượng độc giả. Truyền thông có hai cách tạo ra tin tức. Thứ nhất là tìm kiếm tin tức mới và cung cấp cho độc giả và thứ hai là tự tạo ra tin tức. Cách thứ nhất càng ngày càng trở nên đắt đỏ do số lượng tin tức rất lớn, vì vậy truyền thông rút gọn nó thành hoạt động sao chép, chỉnh sửa, đăng tải đơn thuần và chỉ tập trung nguồn lực cho những tin tức nóng thu hút được nhiều độc giả. Cách thứ hai là đưa ra những chủ đề gây tranh cãi để cho độc giả tham gia bàn luận, cách này rẻ tiền và thu hút được số lượng lớn độc giả thường xuyên nên ngày càng được truyền thông chú trọng khai thác.

    Việc bàn luận trên mạng Internet hầu hết là vô thưởng vô phạt, nó không quan trọng ai nói gì, nói cái gì hay nói với ai, không ràng buộc trách nhiệm làm rõ và phản hồi hay đưa đến hành động thực tế, mỗi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình cho dù chúng xung đột với ý kiến của người khác hay vô đạo đức và lệch lạc đến đâu. Các ý kiến cứ thế tồn tại cùng với nhau, không bác bỏ sự tồn tại của nhau và tạo thành dòng thông tin ngày càng lớn hơn giúp truyền thông thu hút độc giả phục vụ cho việc kiếm tiền. Sự tự do ngôn luận trở thành phương cách kiếm tiền của truyền thông, do vậy họ đề cao quyền tự do ngôn luận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh truyền thông. Nhà nước cũng phải có những nhượng bộ nhất định trước tình hình đó, một mặt là phải áp dụng cơ chế hậu kiểm vì không thể nào kiểm tra hết số lượng tin tức khổng lồ trước khi đăng tải, mặt khác là phải tạm dung túng ở mức nhất định đối với các tin tức và quan điểm gây tranh cãi.

    Truyền thông trên mạng Internet mang đủ các màu sắc phe phái và được các thế lực phản động, cực đoan, tích cực lợi dụng để tuyên truyền chống phá chế độ. Nó mang lại cho những người tham gia cái ảo giác là họ đang hoạt động chính trị, nhưng thực ra tính chính trị lại nằm ở mối liên hệ của họ với các tổ chức chính trị chứ không phải ở hoạt động trên mạng Internet. Điều này cho thấy sự thụ động của một bộ phận lớn những người sử dụng mạng Internet. Việc tranh luận trên mạng Internet, như đã nói ở trên, không có tác dụng gì nhiều vì sự ẩn danh khiến người ta buộc phải bám lấy các định kiến cá nhân hơn là nhượng bộ trước lý lẽ. Song khi bị buộc phải đối mặt với hoạt động có tổ chức thì những người thụ động sẽ có xu hướng thỏa hiệp, ngay cả khi trái với định kiến của bản thân, vì họ cảm thấy bị cô lập và cần phải giữ liên hệ với các nhóm nhất định nhằm duy trì sự hiện diện của mình. Đây là điểm mấu chốt để những người vô sản có thể thuyết phục và thu hút các đối tượng thụ động. Việc đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc và thông tin sai lệch là cần thiết nhưng chỉ trong chừng mực việc đó có thể lôi kéo được các nhóm quần chúng thụ động và cô lập được các nhóm cực đoan hay phản động. Nói tóm lại, những người vô sản cần phải tự tổ chức và tạo ra sự thu hút của riêng mình, nếu bám theo hệ thống truyền thông sẵn có một cách đơn lẻ thì họ sẽ trở thành sản phẩm truyền thống giống như các đối tượng thụ động khác.

    Một vấn đề lớn về vai trò của giai cấp tiểu tư sản trong truyền thông trên mạng xã hội cho tới nay vẫn chưa được giải đáp là các phần tử tiểu tư sản lớp dưới thường là những đối tượng tích cực và tạo dựng được nhiều mối liên hệ cá nhân trên mạng xã hội nhất. Lý do thứ nhất là do điều kiện sống khiến nhóm này có điều kiện và buộc phải sử dụng mạng Internet thường xuyên. Lý do thứ hai là nhóm này có đặc thù vừa là người lao động vừa là sở hữu tư bản hoặc có điều kiện sống giống như tư sản, do vậy mang những quan điểm của cả người lao động và tư sản. Tính chất này khiến cho nhóm tiểu tư sản dễ dàng tìm được tiếng nói chung và trở thành đầu mối liên hệ với cả người lao động cũng như tư sản. Truyền thông nắm bắt được điều này nên luôn tìm cách thu hút sự chú ý của nhóm độc giả tiểu tư sản, điều đó giúp họ nhanh chóng tạo ra mạng lưới liên hệ với một cơ sở độc giả lớn hơn. Điều này lý giải hiện tượng truyền thông thường xuyên đăng tải quan điểm chính trị bấp bênh kiểu tiểu tư sản. Khi những người tiểu tư sản trở nên cực đoan thì họ sẽ trở thành các phần tử cực hữu. Một bộ phận không nhỏ những phần tử tiến bộ trong xã hội Việt Nam cũng xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản, sau đó chuyển sang phía vô sản. Nhưng những người vô sản sẽ sai lầm nếu như tìm cách thỏa hiệp với tiểu tư sản để kiểm soát truyền thông vì điều đó chỉ giúp cho tiểu tư sản nhanh chóng kiểm soát truyền thông và loại bỏ những người vô sản. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến các tổ chức truyền thông hoàn toàn lọt vào tay giai cấp tiểu tư sản và được dùng để chống lại chính quyền Xô Viết trong giai đoạn khối Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Những người vô sản cần phải duy trì hệ thống truyền thông độc lập và điều kiện cơ sở hạ tầng truyền thông hiện nay thuận lợi hơn nhiều so với những năm 1990 của thế kỷ trước.
     
  8. Mây Trời

    Mây Trời Guest

    Mình đoán là etj ^^
     
  9. Eau

    Eau Guest

    INTP?
     
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    INTJ. Ni-Te khá rõ ràng. Blog tác giả đây:
    Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa: Một vài ghi chép về đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam

    Không có gì mới so với vài năm trước. Nhưng nội dung chính bài này là đánh động giai cấp vô sản cần phải tự xây dựng lực lượng truyền thông riêng cho mình, thay vì dựa dẫm vào truyền thông nhà nước vốn làm việc kém hiệu quả. Internet+mxh là nhân tố mới, vừa có thách thức vừa mang lại cơ hội.

    Chính trị gắn liền với mạng lưới tuyên truyền hay truyền thông, mà hệ thống truyền thông cũng như hệ thống phân phối hàng hóa vậy. Phe phái/đảng nào nắm được cách phân phối hiệu quả và độc quyền nó thì họ nắm được dư luận. Buồn cười ở chỗ là nhiều người ở VN cho rằng báo chí truyền thống thì giỏi "mị dân", "nhồi sọ"...; nhưng thực ra có mị dân thì làm cũng rất là kém, phải học hỏi mấy trang tin điện tử lá cải nhiều.
     
    Last edited by a moderator: 23/5/16

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.