Có lẽ chúng ta đều đã từng nghe qua câu nội dung đại khái là: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn thích được đối xử.” hay là “Nếu bạn muốn người khác đối xử với bạn như thế nào, hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn”. Mình không nói câu ở trên là đúng hay sai. Mình chỉ muốn chia sẻ 1 phần quan điểm của mình theo lập trường dựa trên MBTI. Nếu các bạn tìm hiểu về MBTI, sẽ biết là mỗi chúng ta đều có những tính cách khác nhau, đều có những thiên hướng riêng. Quan điểm của mình là: Nếu mình cứ đổi xứ với bạn theo cách mà mình thích nhưng không phải là bạn thích, mình sẽ có thể thu hút sự chú ý của bạn thời gian đầu (trái dấu hút nhau), nhưng lâu dần thì sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, bởi vì về căn bản cách thích được đối xử của 2 bên là khác nhau. Dần dần việc khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ bởi vì cả hai sẽ cảm thấy người kia không hiểu mình và cố chấp theo cách của riêng họ. Giả sử mình là 1 người rất lý trí, bạn là người rất tình cảm tiếp xúc với nhau. Ở thời điểm đầu bạn và mình có thể tiếp xúc với nhau thoải mái. Thậm chí có thể là bị cuốn hút nhau bởi vì có thể bạn đã từng mong muốn mình sẽ hạn chế cảm xúc, sử dụng lý trí được nhiều hơn và mình thì cũng muốn được người khác yêu thương, thông cảm hơn. Tuy nhiên, về lâu về dài. Mình cũng không thích bị bao bọc bởi cảm xúc của người khác quá nhiều, mình cũng có thể làm tổn thương bạn vì những lần mình dùng lý lẽ để gợi ý cho bạn cách giải quyết vấn đề, hơn là dành thời gian, dành quan tâm sẻ chia cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ thấy mình quá khô khan, vô tình, ít quan tâm đến bạn chỉ vì mình không biết biểu lộ. Với một kẻ không biết cách biểu lộ hay ít cảm xúc như mình, mình có thể cho rằng nếu mình cứ quan tâm, lo lắng cho bạn (khi mình chỉ cần một ít, không quá nhiều là đủ) thì sẽ là làm phiền, làm bạn lãng phí thời gian. Ví dụ khác là nếu một người là hướng nội, người kia là hướng ngoại. Người hướng nội sẽ có xu hướng thích các buổi đi chơi ít người, những nơi ít ồn áo, náo nhiệt. Người hướng ngoại sẽ thích rủ người này đi đây đi đó (ban đầu người hướng nội cũng thích) nhưng khi quá nhiều, người hướng nội dần dần sẽ cố tình tách xa ra và khiến cho mối quan hệ trở nên khó khăn hơn nhiều. Chỉ vì chúng ta cư xử theo cách mà mình thích (và mình cũng giả sử là người khác cũng thích). Mình cho rằng các mối quan hệ ta sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta giải thích cách mà mình thích cho người kia và người kia cũng thế. Hai bên sẽ cân nhắc để trung hòa lại, học cách chấp nhận sự khác biệt của người kia. Ví dụ là người lý trí sẽ học cách biểu lộ cảm xúc nhiều hơn chút, người tình cảm sẽ học cách hiểu rằng người kia chỉ là ít cảm xúc chứ không phải ghét mình… Người hướng ngoại sẽ học cách hiểu rằng người hướng nội kia cần có thời gian riêng tư, thỉnh thoảng đi chơi với người kia theo hướng có thể là 2 người thay vì lúc nào cũng đông người. Lời khuyên của mình Mình muốn nhắn gửi các bạn 2 câu: “Nếu bạn đối xử với người khác theo cách mà bạn thích được đối xử thì về lâu về dài có lẽ người đó sẽ ghét bạn. Trừ phi bạn cũng như họ.” “Hãy học cách hiểu và chấp nhận sự khác biệt ở người khác. Đối xử với người khác một phần theo cách mình thích, một phần theo cách họ thích nhưng có sự trao đổi giữa hai bên.” Một mối quan hệ nào dù là bạn bè, bạn đời hay ba mẹ với con cái. Đều phải bắt nguồn từ sự cố gắng hiểu lẫn nhau từ cả 2 chiều. Tuy nhiên, đời không như là mơ. Hầu hết chúng ta đều phải xuất phát từ 1 chiều trước bởi vì mình là người chủ động tìm hiểu và muốn quan tâm đến người kia (và nếu thế thì đối xử với người kia theo cách mà họ muốn sẽ tốt hơn) rồi sau đó mới có thể đòi hỏi người khác đối xử theo cách mình muốn được . Và hãy nhớ là, NHỮNG ĐIỀU MÌNH THÍCH CHƯA CHẮC NGƯỜI KHÁC SẼ THÍCH và ngược lại.
@FujiToday Nhiều người khác vẫn đang tin là người khác sẽ như họ,... vậy nên cái câu “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn thích được đối xử" vẫn được ưa thích và lưu truyền rộng rãi lắm...
Tui có thể nghĩ nó là khuynh hướng nhận thức dẫn tới hành động khác nhau thì cũng nhận được những phản hồi khác nhau ko? Vì theo tui, câu này cũng có thể hiểu là khi bạn đối xử tốt, quan tâm ( không dính lấy hay làm quá lên) đại loại là khiến người khác cảm thấy thoải mái khi ở bên hoặc là chỗ dựa vững chắc thì sao? Biết là nhất định phải có suy nghĩ, nhận thức thì mới có hành đồng, cơ mà quan tâm không quá sâu, cho họ không gian để họ tự giải quyết vấn đề, như vậy không sử dụng nhiều quá tình cảm hay hay lí tính, chỉ dưới dang lời khuyên thoi, ko ảnh hưởng quá thì sao? Vẫn ko được tính ?
Bản chất mấy câu nói ngắn gọn đơn giản đấy là để truyền giáo đó mà. Đâu phải ai cũng suy nghĩ sâu xa đâu. Ý chính có lẽ là: Bạn không có quyền đòi hỏi ng khác cư xử theo cách bạn muốn, nếu bạn muốn được ng ta đối xử tử tế thì hãy đối đãi tử tế với người khác trước ( cái này gọi là tròn tự trong tâm). Nói về truyền giáo đó thì không hẳn nghĩa như các bạn đang nghĩ nó ko đúng đâu. Có thể nó có nghĩa sâu xa hơn, đại loại như thuyết nhân quả luân hồi, bạn cho đi ở hiện tại và bạn chắc chắn nhận được ở tương lai kết quả tương xứng, dù kiếp này hay kiếp sau (hoặc trên thiên đường hay địa ngục). Theo mình nghĩ giải thích thế có vẻ hợp lý theo nghĩa truyền giáo.
Câu đó có thể xem là nền tảng đạo đức, còn sở thích sở ghét thì đương nhiên không phải Đạo đức có thể không cần đến ngôn ngữ của tôn giáo.
Câu "hãy đối xử..." có thể hiểu theo chiều là mình muốn họ tốt với mình, hãy tốt với họ trước đã, có qua có lại, lúc đó mình có đủ tư cách để hưởng điều ngược lại. Còn tốt thì có nhiều cách lắm, không nhất thiết phải hiểu theo cách máy móc như trên. Tìm hiểu cái người ta cần, tìm hiểu cái người ta thích cũng là một cách tốt vậy. Còn áp đặt cách đối xử của mình lên người và nghĩ rằng ai cũng cần như ai thì liệu đó có phải cách tốt không? You get what you give. Cho cái gì nhận được cái đó thôi. Mình thấy câu này hoàn toàn đúng
Nói một cách chính xác, không phải là ta có đối xử tốt với người khác hay không, mà là ta có đối xử phù hợp với đối tượng hay không (phù hợp - có thể là tốt cũng có thể là xấu, đừng tuyệt đối hóa mấy cái đúng sai tốt xấu~). Điều này tùy thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm cùng kiến thức tích lũy (đặc biệt là ở mảng tâm lý học) của chúng ta.
Mỗi lời khuyên về con người đều đúng ở một khoảng (range) nào đó và sai ở một khoảng khác. Chúng ta không thể đứng ở ngoài và phán xét như một sứ giả của logic toàn năng được. Cần phải đặt mình vào vị thế của người phát ngôn/truyền miệng để thấu hiểu, từ bối cảnh (background) nào, lại khiến họ đồng cảm với câu nói đó. Muốn lí lẽ phản đối (cons) thì có cons đây: Bạn muốn được đảm bảo sự an toàn tối thiểu cho bản thân (ra đường ko bị ai bắn vào đầu), và bạn tự nhủ “Ha! Không cần đối xử với người khác theo cách mà mình thích được đối xử!” rồi cầm dao đi đâm người khác. What kind of logic is that? ... Nhưng, ở một chừng mực nào đó, muốn lí lẽ ủng hộ (pros) thì cũng có pros đây: Tôi thích chạy xe trên những con đường dài hàng trăm, hàng ngàn cây số. Nhưng bạn đồng hành lại muốn dừng lại ở một địa điểm du lịch và tận hưởng thời gian ở đó. “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn thích được đối xử!”, thế là tôi cứ chạy (vì tôi thích và tôi nghĩ họ cũng thích) và bỏ qua nhu cầu của bạn đồng hành. What kind of logic is that? ... If you want to work with human, don't judge, with your so-called "thinking". Empathize, with your so-called "feeling".
Mình chỉ từng nghe dạng phủ định "Những gì bạn ko muốn (bị lên mình) thì đừng làm cho người khác". Cái này mới đúng là Golden Rule Còn lý hay tình thì có System 1 và System 2