[ Ý kiến & trải niệm ] Nhận định sai lầm về người hướng nội

Thảo luận trong 'Thảo luận lý thuyết' bắt đầu bởi EvernaloneKZ, 11/5/15.

  1. EvernaloneKZ

    EvernaloneKZ Guest

    [ Ý kiến & trải niệm ] Nhận định sai lầm về người hướng nội

    + Đặc điểm chung về xu hướng của người hướng nội :
    < Introversion >
    - Thận trọng khi đưa ra quyết định, thường thăm dò, suy nghĩ rồi mới quyết định.
    - Khi gặp chuyện buồn hay bị tổn thương thì thường tìm khoảng lặng ở một mình.
    - Thích trò chuyện riêng nhưng chỉ với 2 người.
    - Tự suy nghĩ và đưa ra quyết định ít khi hỏi ý kiến của người khác.
    - Suy nghĩ nhiều nhưng ít nói, khi có ai hỏi thì mới nói quan điểm của mình.
    - Không sợ bị cô lập, thậm chí tự cô lập, thích sống nội tâm.


    Ý kiến & quan điểm cá nhân hóa :

    - Người hướng nội có xu hướng ít nói và thích tiếp nhận và lắng nghe hơn người hướng ngoại !
    Họ có xu hướng khó bày tỏ quan điểm cá nhân và thích chọn nơi riêng tư cho tâm hồn mình ( tuy nhiên vẫn còn tùy vào thiên hướng suy nghĩ song song cảm xúc ) .

    - Người hướng nội không hẳn là nhút nhát

    Tùy vào thế giới quan và suy nghĩ cũng như cảm xúc cùng với nhận thức
    Ví dụ : Họ từ chối tiếp xúc giao tiếp , nghi lễ , cũng như giao thức cộng đồng như 1 cơ chế bảo vệ bản thân ( điển hình : ISTP , INTP )

    - Đừng quan niệm rằng người Hướng Nội khả năng lãnh đạo kém
    Nhiều người có thuộc tính hướng nội nhưng vẫn có khả năng lãnh đạo rất tốt , rất hệ thống sử dụng tư duy tương tác trừu tượng ( tượng hình ) , óc logic , quyết đoán < tuy nhiên về mặt xạ hội rất kém với nhóm hướng ngoại >
    ( INTJ , ISTJ )

    - Người hướng nội không hẳn có những những tính cách tiêu cực
    Nếu người hướng nội có thiên hướng về cảm xúc cá nhân và thiên hướng hóa cá nhân mình . Thì chắc chắn rằng : đây là dạng hướng nội có nhiều cảm xúc tiêu cực nhất => dễ gây trạng thái không hợp tác và chiến tranh lạnh .
    Tuy nhiên đừng nói về mặt tiêu cực , hãy nói về mặt tích cực : họ là những người tâm lý , thấu hiểu cảm xúc , biết lắng nghe .

    - Không thể nhận định một người là hướng nội hay hướng ngoại
    Người hướng nội có thể ngụy tạo 1 trạng thái tính cách như người hướng ngoại . Chỉ có thể quan sát hoặc theo dõi để nhận biết được : thông qua ngôn từ thông qua lời nói - giọng nói , nó có thể bộc lộ được cá nhân !
     
    Last edited by a moderator: 12/5/15
    Anh Đậu thích bài này.
  2. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Mình dẫn từ tài liệu tiếng Đức, cắt nghĩa khá lạ, không chỉ là cặp IE và các cặp còn lại luôn (Dịch tiếng Đức chuyên ngành qua Tiếng Việt rất khó nên hơi lủng củng, các bạn thông cảm vậy):

    E và I mô tả động lực cho các trải nghiệm nhận thức (Sinneserfahrung).

    Người E thích giao tiếp và có tầm hứng thú rộng, người I tập trung hơn và với cường độ cao hơn. Có thể nói E là trải nghiệm nhận thức trên bề rộng (Weite Sinneserfahrung) còn I là trải nghiệm nhận thức trên bề sâu (Tiefe Sinneserfahrung).

    N và S mô tả ấn tượng nhận thức (Sinneseindruck).

    Người N dựa nhiều hơn vào giác quan thứ sáu, vào sự diễn giải và vào bối cảnh toàn thể. Người N quan tâm đến cái tổng thể hơn là từng cái riêng lẻ trên tổng thể đó, tập trung vào tương lai và các khả năng.

    Người S đề cao các 'dữ kiện thô' (Rohdaten), hiện diện trước mắt. Anh ta tập trung vào chi tiết và độ chính xác khi xử lý thông tin cụ thể và trong nhận thức ở đây và bây giờ (Begreifen des Hier und Jetzt).

    T và F mô tả phương pháp quyết định:

    Người T quan sát thông tin từ góc nhìn duy lý (rationale) và sử dụng các hệ thống đánh giá khách quan (objektives Wertsystem) như luật lệ để ra quyết định. Anh ta hướng tới kết quả với nhận thức về một giải pháp tối ưu.

    Người F quan sát mạnh mẽ hơn hệ thống đánh giá cá nhân của họ. Anh ta xét đoán dựa theo hệ thống này và cố gắng mang tất cả chúng vào quyết định.

    J và P mô tả rằng một người sẽ có xu hướng cấu trúc hóa ấn tượng về môi trường bên ngoài một cách nhanh chóng hay sẽ tiếp tục chờ đợi các ấn tượng mới.

    Người P cởi mở lâu hơn với các nhận thức mới, quyết định và lên kế hoạch dựa theo các thông tin mới nhất mà họ thu thập được. Điều này khiến cho họ trở nên linh hoạt.

    Người J trái lại ra quyết định trước khi họ nhận được tất cả thông tin. Họ theo đuổi quyết định này ngay cả trong điều kiện bất lợi. Quyết định này tốt hơn nên được biểu hiện qua kế hoạch và hệ thống. Họ có thể có các kế hoạch dự bị nếu cần thiết nhưng họ ko thích vứt bỏ hoàn toàn kế hoạch của mình. Họ có xu hướng kiểm soát và thống trị.
     
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Kiểu phân loại nói trên rất rõ ràng và không mập mờ (mai mình sẽ dịch nốt 8 cognitive function):

    E và I: E để ý đến nhiều cái hơn, I suy ngẫm về một cái lâu và tập trung hơn.
    N và S: N dựa vào six senth, nhìn thông tin trên cái tổng thể - bao gồm cả quá khứ vị lai hiện tại; S dựa vào giác quan, nhìn thông tin trên cái cụ thể, tồn tại ở hiện tại.
    T và F: T cố gắng đưa vào quyết định càng nhiều càng tốt các định giá khách quan, hướng đến kết quả tối ưu. F cố gắng đưa vào quyết định càng nhiều càng tốt các giá trị cá nhân của mình (yêu ghét, coi trọng, không coi trọng) (*)đưa vào càng nhiều càng tốt ý là đáp ứng tối đa trong điều kiện có thể chứ ko có nghĩa F ko hề khách quan chút nào hoặc T không hề cá nhân chút nào nha.
    J và P: J quyết định trước khi có đầy đủ thông tin, P quyết định sau khi đã có đầy đủ thông tin.
     
  4. EvernaloneKZ

    EvernaloneKZ Guest

    Bạn có thể cho mình xin nguồn bài bạn sẽ dịch không ( mặc dù bản thân ko biết tiếng Đức - nhưng chắc hiểu sơ lược thông qua máy dịch )
     
    Last edited by a moderator: 13/5/15
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.