Với những chủ đề nhạy cảm cố gắng đừng hiểu sai ý nhau nhé. À mình thấy: Hạnh phúc là sự thiếu vắng đau khổ. Mình thấy hạnh phúc là một khái niệm rất vô hình. Trong khi đau khổ có thể thấy được, cảm nhận được, và sống đã là một quá trình vật lộn với mọi thứ để sinh tồn được rồi -> "đời là bể khổ" Tâm linh chắc là sự thiếu vắng khoa học *các bạn liên tưởng tiếp nhé* Như bạn nhienphan nói thì mình nghĩ yếu tố hoàn cảnh/điều kiện vẫn là tác động lớn nhất... Mà cái này đã phức tạp lắm rồi. Như mình vậy. Mình gặp vô số những cái kỳ lạ trong đời nên rất quan tâm và rất nhiều lần đặt câu hỏi... nhưng cuối cùng mình nghĩ đó chỉ là *sự ngẫu nhiên* vì thế giới có những 7 tỉ người và vô vàn những kiểu dạng khác nhau của vật chất và sự vận động kia mà. Chẳng có gì phải thần thánh hoá hoặc huyền bí hoá lên cả. Note: *Không biết mình nói vậy được chưa mong các bạn hiểu được đúng ý *
True "hạnh phúc" mà người ta hay nghĩ đến thì nó như bọt nước, như điện chớp vậy với lại có cái gì đó không ổn. Con người ta luôn ở trong trạng thái "chưa đến lượt mình" nên chưa thấy khổ, nhưng thực chất khổ là có thực và cần luôn được ghi nhớ, [...] cho đến khi thấm vào đến vô thức và một ngày sẽ kích hoạt sự chuyển hóa E hèm
Tâm linh là gì? Đừng nhầm khái niệm tâm linh và khái niệm ngụy khoa học. Chẳng ai nói tâm linh là ngụy khoa học cả. Nếu chúa trời hay thần thánh hiện hữu, ta vẫn chỉ tin tưởng bản thân mình mà thôi, mấy ổng làm gì kệ mấy ổng, không đụng chạm tới lợi ích của nhau là được rồi. Nhân tiện tìm hiểu luôn phương pháp thành thần. Theo game, tiểu thuyết thì phương pháp thành thần là: -Có đủ số tín đồ thành tâm, hấp thu tín ngưỡng của họ để tu luyện -Thắp lên thần hỏa (giống như nguyên thần của người tu chân), tạo ra thần cách của riêng mình. -Đạt được thần vị, thành thần -Giết 1 vị thần và cướp đi thần hỏa của hắn cũng ok luôn, thay thế bước 2 Một vị thần phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng tín đồ của hắn. Đấy, ai social skill tốt thì tranh thủ thu nạp tín đồ tu luyện thành thần đi
Yup. Thực ra cái người ta hay nghĩ là "hạnh phúc" chắc gì đã là hạnh phúc vì lòng ham muốn chỉ dừng lại 1 xíu, chán rồi bỏ đi. Vả lại khổ và sướng có mối quan hệ biện chứng, nên nói sướng chân thật là khổ thật là không ngoa. (copy lại phần minh họa, 1 số từ chuyên môn đã lược bỏ)
Hạnh phúc là cảm giác khi needs được thỏa mãn. Đau khổ là cảm giác khi needs không được thỏa mãn. Đau khổ là một trạng thái cần thiết vì nó là động lực để fulfill needs, trong đó có basic needs như ăn uống hít thở hoặc giới hạn chịu đựng của cơ thể. Hạnh phúc sinh ra đau khổ (sau khi needs được thỏa mãn thì nó quay lại trạng thái ban đầu/sinh ra needs mới), và đau khổ sinh ra hạnh phúc (có needs chưa được thỏa mãn thì mới có needs được thỏa mãn). Hạnh phúc thường hằng nguy hiểm vì nhận biết được đau khổ là một điều kiện cần để sinh tồn. Nhưng không có nghĩa không thể hạn chế đau khổ, như là giảm bớt các nhu cầu phi thực tế (vd be special, được quan tâm chăm sóc đặc biệt, được tôn sùng ngưỡng mộ, được yêu thương trong mọi hoàn cảnh). Muốn vậy cần đầu óc khách quan .
Mình quan niệm mỗi linh hồn là Ruler của cơ thể người đó. Mình thì giống kiểu Trần Hưng Đạo trị quân "Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười." Mình thì không quan niệm "hạnh phúc" hay "đau khổ". Linh hồn quá thoát tục thì khó trị được cái thân thể phàm tục.
^ Mình thì thấy tội do tâm sinh, cái thân chỉ là thừa hành Tức là nếu muốn thanh tẩy blabla thì phải tác động vào tâm là chủ yếu, nhưng thân (yoga) và ngoại cảnh vẫn là điều kiện đủ.
Thực ra cái nhu cầu phi thực tế nhất là vô bệnh (lolz), trẻ mãi không già và bất tử đó là những mong muốn được hard-wire sẵn trong não.