Nhờ mọi người đánh giá type MBTI của mình.

Thảo luận trong 'Trợ giúp xác định CF, MBTI type' bắt đầu bởi kwideur, 18/7/16.

  1. EvernaloneKZ

    EvernaloneKZ Guest

    Rất sợ ESFP làm giáo viên, hay kể chuyện không có căn cứ ( nhóm này chỉ nên làm giáo viên tiểu học), hứng thú thì kể.
    ISTJ làm giáo viên cực kì trách nhiệm, vì mẫu này tìm hiểu kĩ mới nói, đâu ra đó. Rất mẫu mực
    Kiểu giáo viên ISTJ thế này:
    - Vào lớp học sinh phải trật tự, bố trí lớp học A-z ( lau bảng > kiểm tra đầu giờ > mở sách, giới thiệu bài > viết lên bảng _ giảng bài > hết giờ cả lớp đứng lên chào thầy/cô 1 cách trật tự kết thúc tiết học !)
    Không có chuyện họ kể chuyện phiếm trong giờ học, trừ phi học cố gắng tạo ra 1 tiết học vui tươi cải thiện không khí hoặc dự giờ =))
    ngoài ra giáo viên còn thường gặp các Type : INTJ, ISFJ, ENFP, ESFJ, ESTJ, ESFP
    INTJ kiểu giáo viên hay chơi trò hack não ( người mà mình từng thấy trong vai trò là giảng viên đại học)
    - cho hàng tá câu hỏi khó và chả đứa nào giải được ! kiểu này giống như tìm kiếm thiên tài đặc biệt trong lớp hay sao ấy( dày đặc thuyết âm mưu :v )
     
    kits, Anita, kwideur 1 thành viên khác thích bài này.
  2. kwideur

    kwideur Guest

  3. liperdo

    liperdo Guest

    Không có cái nào tốt hơn cái nào. Được này mất kia thôi: xã hội nên nhiều F ít T, vì F nhiều giúp xã hội phát triển tốt hơn (ít tội ác), nhưng cũng phải có T để giúp xã hội phát triển công nghệ, vật chất để hưởng thụ tốt hơn.
     
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Đoạn bôi đậm theo mình ko đúng.
    Chả có căn cứ gì đế nói một yếu tố này thì gây tội ác hơn đối lập của nó. Ví dụ S, nhất là Se có thể dễ phạm tội hơn N vì yếu trong nhận thức hệ quả hành động của mình. Nhưng tội phạm Se thường là tội lẻ tẻ manh mún, còn Ni nếu có phạm tội thì hậu quả rộng hơn, sâu hơn. Tương tự T thường ưu tiên khía cạnh lợi ích thực tế nên có thể ít ảnh hưởng bởi giá trị đạo đức nhân văn mà phạm tội; nhưng F cũng có thể phạm tội mà ko biết vì yếu trong phân biệt dc đúng sai. Vậy "hiệu năng" của tội ác nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tổng/trung bình số người gây ra, tần suất gây ra tội ác, mức độ thiệt hại trước mắt lâu dài... Chỉ dựa vào S/N, F/T, I/E... thì sao cân đo ai ác hơn ai được?

    Người ta thường nghĩ T ác hơn F vì T thường ko ưu tiên các giá trị nhân văn, đạo đức trong hành động+tư duy. Mà cái này tác động đến cảm xúc nên đánh giá sẽ ko đúng(dù ko có nghĩa là ko cần cảm xúc). Trong xã hội loài người thì có đúng sai rõ ràng theo luật pháp, nhưng xét rộng ra thế giới tự nhiên thì mọi sự việc đều ko có đúng sai, tốt xấu, ác thiện. Cái gì phù hợp thì tồn tại thôi. Bộ lọc ưu việt nhất từ trước tới giờ là chọn lọc tự nhiên mà con người chưa thể mô phỏng được. Chính nó quyết định tỉ lệ I/E, N/S, T/F phù hợp trong xã hội. Còn thuyết ưu sinh, phân biệt chủng tộc... chính là hệ quả thất bại của việc ảo tưởng sức mạnh đòi làm thay tự nhiên của con người đấy.
     
    Last edited by a moderator: 10/12/16
    Anita, Quạ ChúaGinny thích bài này.
  5. liperdo

    liperdo Guest

    Mình không có nói tất cả. Mình chỉ nói chung chung thôi.
    Dù là T hay là F thì cũng vẫn có khả năng gây tội ác mà. Nó còn nhiều yếu tố lắm: vd như môi trường, giáo dục,...v...v...
     
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Ý mình là:
    - Không thể suy ra F thì ít gây tội ác hơn T.
    - Dù thực sự F ít gây tội ác hơn ko có nghĩa là nhiều F sẽ giúp xã hội phát triển hơn. Xã hội nó đâu chỉ có mỗi an ninh.
    Hai thứ đáng nghi ngờ trên thì sao suy ra xã hội nên nhiều F ít T được?

    À mà nhiều ở đây là so với tỉ lệ trung bình 50% hay tỉ lệ tương đối ổn định qua thời gian? Vì có thể tỉ lệ F/T ko ổn định mà biến động tùy thời kì. Theo trang mbti thì F/T là 60-40, ko biết số liệu thống kê ở đâu.
    [​IMG]
    The Myers & Briggs Foundation - How Frequent Is My Type
     
    liperdo thích bài này.
  7. liperdo

    liperdo Guest

    Mình không khẳng định xã hội chỉ có mỗi an ninh. Bản thân mình nói nên có T để xã hội phát triển nhu cầu vật chất hiện đại.

    Có thể họ lấy số liệu từ tổng số người làm trắc nghiệm.
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Xã hội nào thì tự nó sinh ra deontology của nó thôi. Xã hội này vốn cân bằng nên nó loại thải những cái cực đoan như quá F hoặc quá T, không thì sẽ có cơ chế và định nghĩa phát triển khác.

    Mà có số liệu nào cho thấy T dễ phạm tội hơn F đâu. Xét ethic thì T có thể tự bào chữa bằng suy nghĩ lý tính còn F tự bào chữa bằng virtue ethic hay greater good. Ví dụ thì đầy.
     
    Anitaliperdo thích bài này.
  9. kwideur

    kwideur Guest

    - Thuở nhỏ mình làm thủ công khá tệ (không...quá tệ). Mình nhớ có lần dùng chỉ để buộc thằng hình nhân nhưng nhìn nó èo uột, luộm thuộm hơn mấy bạn cùng lớp 3. Về cắt dán, có thể do mình dùng kéo không được. Cầm kéo có cây cắt đứt, có cây cắt rất khó. Mãi 4 năm trở lại đây mình mới nhận ra có cả kéo tay trái. Nhưng...kéo tay trái này thì mắc, trong khi công việc đòi hỏi phải dùng kéo, giải pháp mình chấp nhận là tập dùng kéo tay phải, giống như viết.

    - Trong một nhóm, mình có thể cảm nhận được những người có vẻ có suy nghĩ giống mình. Cách nói chuyện thẳng thắn hơn, có vẻ T, Ti nhiều hơn. Những người này đặc biệt ít bạn. Một phần nhờ vào kiến thức MBTI. Mình đánh giá hai người này là ST. Họ thực tế, ít mơ mộng hơn mình.
    - Một trong hai người này, cho rằng việc cải tiến phải bắt nguồn từ những thứ cơ bản. Mình cho rằng ta có thể cải tiền bằng cách đổi mới bằng cách thay đổi cả hệ thống.

    - Mình hay chơi game dota. Thời còn đi học mình hay tự họp cùng 5, 6 thằng nữa vào chung phòng chia 2 team đánh. Cảm giác thật sự áp lực khi đối thủ ngồi trước mặt mình chứ không chỉ là cái nick name khô khan trên màn hình. Mình có chơi, có la hét, ầm ầm và mệt mỏi cạn kiệt sau một đến hai ván đấu, cảm giác phát ra từ trong người, trong ngực. Khi đó mình chỉ muốn nghỉ ngay để dành thời gian trầm ngâm, nếu có đánh nữa thì mình sẽ không thể thể hiện tốt như lúc đầu nữa.

    - Ngày trước mình không nhận ra, nhưng ngẫm lại mới thấy mình khắc khẩu với những ai nói quá,..., chém gió đó(không phải kiểu chém gió của dân công nghệ - IT mà là kiểu chém gió đánh bóng bản thân), vì khi họ nói xong, mình hay hỏi lại để xác nhận rõ vấn đề, vô tình làm họ ngượng.

    - Nói về thơ, mình hay làm thơ trên đường đi, khi lái xe. Vì khi lái xe, đầu óc mình hay mơ mộng, gặp một sự kiện nào trên đường, tức cảnh, cảm xúc lên, câu chữ mới tuôn ra. Chứ ngồi nhà thì còn lâu. Dạo này ít đi xe, hết thơ ồi.

    - Về tranh cãi, ở môi trường ôn hòa, mọi người nhã nhặn, (hoặc lúc mình tự tin trong môi trường rắn), mình muốn dành phần đúng cho ý kiến của mình bằng cách đặt ra giả thiết để kiểm tra tính chính xác của ý kiến đối phương. Nhưng tranh cãi với Se-Ti thì mình sẽ cân nhắc lại.
    Nhưng....phải nói là ảnh hưởng của môi trường là rất lớn. Vô môi trường rắn, F hay N gì cũng phải chơi kiểu rắn nếu muốn tồn tại. Cái đó người ta hay gọi là thay đổi, trưởng thành. Trường hợp còn lại cũng đúng với T hay S ở môi trường ôn hòa hơn.
    Ngẫm lại, mình thấy khó chịu khi cái đúng không được thể hiện.

    - Mình có biểu hiện thế này, khi bạn bè rủ đi chơi, vì vui, mình sẽ nhận lời ngay. Nhưng sau cuộc chơi, mình về nhà nằm phân tích lại, thấy việc đi chơi không hợp lý thì sẽ rất bực mình.

    - Trong làm việc, yêu cầu công việc mình phải thực hiện ngay nếu không muốn bị đánh giá là chậm chạp. Nhưng trong lúc thực hiện phương án đầu tiên. Mình thường nghĩ ra hướng đi khác và thường cố gắng làm theo cách đó. Điều này làm mình đôi lúc khá phân vân, chần chừ. Sau này mình nhận ra mình cần thời gian để suy nghĩ về vấn đề nhiều hơn trước khi đưa ra cách giải quyết.
     
    Anita thích bài này.
  10. kwideur

    kwideur Guest

    À về thơ, lục lại thì cũng được hai bài (mình viết cách đây cũng gần nửa năm).

    Dọn phòng.

    Bao chú nhện bỏ đi.
    Bao đàn kiến bị phá tổ.
    Bao cô gián trốn chạy.
    Sịt thằn lằn vấn vươn (trên đầu). (thạch sùng)
    Chú rết từ dưới hang bò lên.
    Lần đầu biết trứng gián là gì.
    Anh bạn thằn lằn ngay bên cạnh.
    Dòi lúc nhúc trong xoong.

    Cả nhà tôi là một hệ sinh thái.
    Mèo ngủ trên đống quần áo.
    Chó mang bọ chét ngoài sân.
    Kiến đang dọn dùm mớ bánh thối.
    Tối đến, chuột chạy rần rần ngoài hiên.
    Tôi cũng là một sinh vật.
    Sống chan hòa với bao loài khác.
    Không hóa chất, không thuốc tẩy, mùi thơm.
    Không ốm đau, bệnh tật.
    Cần lắm một người đưa tôi về lại với thế giới văn minh.


    Bài này mình viết sau khi xem xong bộ phim Bốn đám cưới và một đám ma - Fours weddings and a Funeral - Vier Hochzeiten und ein Todesfall (1994) - IMDb.

    Nhà thờ
    đám ma người ta tới nhà thờ
    đám cưới cũng diễn ra ở đây
    nơi đây
    chúng ta đã gặp nhau (không phải thì thôi)
    Chúa đã chứng xem tất cả
    Người hạnh phúc
    Kẻ khổ đau
    Yêu nhau có đến được với nhau ?
    Niềm vui và nước mắt.
    Niềm đau và nụ cười.
    Có ai muốn đám ma.
    Có ai từ đám cưới.
    Ai rồi cũng sẽ có đám ma.
    Nhưng phải chăng ai cũng có đám cưới ?
    (ảo tưởng nặng)
     
    YukioAnita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.