[ SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TÂM LÝ GIỮA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG ]

Thảo luận trong 'Kiến thức Xã hội' bắt đầu bởi surphi10, 18/3/15.

  1. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Sẽ ra sao nếu có người được cung cấp đủ điều kiện nhưng vẫn không hình thành ý thức đáng lẽ phải có nhỉ.
    Con người không phải những thực thể đơn giản 1+1=2. Ngày xưa Adam và Eva cũng sống trông một nơi sung túc đầy đủ, và họ đã làm gì? đâu là giới hạn cho phần bản năng và đen tối của con người? Có những kẻ sinh ra trong gia đình hạnh phúc nhưng vẫn làm không thiếu những điều ghê tởm. Thậm chí có những kẻ nhàm chán vì thế giới quá bình yên. Tệ hơn sẽ có những kẻ cho rằng xã hội hiện tại là 1 địa ngục khủng khiếp, ai biết được. Tư duy người ở tương lai sẽ khác biệt với người ở quá khứ, nhưng ai dám chắc tội ác không tồn tại. Loài người suy cho cùng vẫn mang bản chất cá nhân hơn là tập hợp thể, mãi mãi không thể hành động như một chủ thể thống nhất.

    Không còn tư sản và vô sản, vậy giai cấp mới hình thành thì sao? Những kẻ tài năng đứng trên cao khinh bỉ những kẻ yếu kém hơn mình, tư cho mình là elite, rồi tận dụng khả năng của mình chà đạp lên kẻ khác. Ai có thể dám chắc là không có những chuyện đó đây?

    Mình không bác bỏ lý thuyết, nhưng cần phải có thực nghiệm chứng minh lý thuyết. Công sản nguyên thủy không phải cộng sản hiện đại, khi đó con người vẫn sống theo bản năng là chủ yếu, và số lượng người của mỗi bộ tộc đều có giới hạn, chả phải 10 tỷ người tương tác với nhau.
     
    Last edited by a moderator: 17/1/16
    Anitarogp10 thích bài này.
  2. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Thật sự chỉ đơn giản là tài nguyên vô hạn thì con người sẽ thôi đánh nhau?
    Bản chất của con người là muốn mình vượt trội hơn kẻ khác. Nếu không so của cải nữa, thì ta so sức mạnh thuần túy.
     
    Last edited by a moderator: 18/1/16
    Tramy thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Bạn này vẫn chưa hiểu bản chất vấn đề thì phải. Cái ý thức tập thể mà CNCS nói tới là ko phải là ý thức cá nhân như các giá trị đạo đức. Nó là cái ý thức của lòng tự trọng, tự biết và tự chủ. VD như ý thức công cộng nói chung của người dân ở các nước phát triển tốt hơn so với VN có phải vì dân tộc họ có đặc tính nào ưu việt hơn dân tộc VN ko?
    Phải xác định cái giai cấp mới đấy dựa trên lợi ích nào đã. Có vẻ lại quay về kiểu nhìn tuyệt đối hóa vấn đề rồi. CNCS có phải là xã hội cào bằng ai cũng như ai đâu mà cho rằng ko thể có kẻ tài năng hơn kẻ khác. Kẻ càng tài năng ở xã hội đó thì càng lựa chọn sáng suốt hơn trong chiến thuật mới đúng.

    Còn CNCS nó là tư tưởng triết học-kinh tế, sử dụng phép lý luận duy vật biện chứng từ lịch sử chứ có phải scientific theory đâu mà "thực nghiệm chứng minh" nhỉ? Nếu thế thì có thể tìm hiểu thêm về phần triết học duy vật biện chứng, mà tưởng môn này ở VN ai cũng dc học chứ? Cái xã hội CS nguyên thủy-hiện đại là nó là dựa trên quy luật phủ định của phủ định, mâu thuẫn và lượng-chất.

    Thực ra thế giới đang quan tâm tới CNCS ở phần chuyên chính vô sản, tức là cách thực hiện lên CNXH, trong khi nhiều người vẫn còn khó chấp nhận về sự tồn tại của CNCS thay vì cách để đạt dc nó thì phải.
     
    Last edited by a moderator: 18/1/16
  4. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Hiện giờ các ví dụ từ trước đến nay về XHCN ra sao thì mọi người đều biết và cả hiện giờ nữa,mình xin ko nói sâu vào phần này.

    Vấn đề ở đây bạn cho rằng những con người tài năng trong xã hội đó luôn luôn sáng suốt và 100% lựa chọn đúng.Tức là giống như 1 cỗ máy vận hành 1 cách trơn tru và không phát sinh hỏng hóc,không cần bảo trì.Cái xã hội mà bạn nói sau khi trải qua quá trình đó rồi nó sẽ như 1 cỗ máy lặp đi lặp lại đều đặn như 1 thói quen

    Xã hội như vậy có phải là 1 xã hội 100% tinh khiết vô trùng?.Bạn không nêu ra được cơ chế để những người tài đó ngồi đúng chỗ mà bắt mình phải tưởng tượng.

    Bản chất của phát triển là nó sẽ khám phá,tạo ra những cái mới sau khi giải quyết được những mâu thuẫn hiện thời để tiếp tục tạo ra những mâu thuẫn tiếp theo và bạn tin rằng ý thức con người sẽ ngay lập tức cập nhật như chương trình máy tính rằng sẽ ko có độ vênh giữa sự chuyển tiếp đó.Nên nhớ 1 điều ý thức con người luôn luôn đi sau sự thay đổi của xã hội.
     
    Anita thích bài này.
  5. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Không có luật pháp - không phải một dạng tuyệt đối hóa vấn đề sao

    Và không phải kẻ nào cũng sẽ có ý thức tập thể, trên đời không thiếu những người không bình thường, nếu ngẫu nhiên xuất hiện những kẻ như vậy, không có luật pháp chế tài thì xã hội sẽ ra sao?
    Những kẻ tài năng hơn nếu tận dụng khả năng của mình để làm gì đấy, kiểu như đàn áp những kẻ chống đối, những kẻ yếu kém hơn thì sao. Lỡ những kẻ như vậy không có ý thức tập thể và mưu đồ bất chính thì sao.

    Mà khi đã có luật pháp chế tài, tất có nhà nước, và giai cấp. Có thể là giữa những người có ý thức tập thể và những người không có, hoặc những người ít có ích cho xã hội và những người tài năng. Hoặc giữa một đám người hài lòng với hiện tại, ăn không ngồi rồi do xã hội quá dư thừa của cải và một đám người muốn tiến xa hơn những gì đang có.

    Không mâu thuẫn lợi ích giữa mặt này cũng sẽ có mâu thuẫn ở mặt khác. Biết đâu sau đó lại cách mạng và xã hội mới ra đời: chế độ chiếm hữu nô lệ hiện đại : ).
     
    Last edited by a moderator: 18/1/16
    Anita thích bài này.
  6. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Theo nhận xét nông cạn của cá nhân thì chủ nghĩa cộng sản vốn yêu cầu cân bằng về nhiều mặt rất "tuyệt đối hóa". Khi chúng ta không còn tuyệt đối hóa về một mặt nào đấy, nó giống như thế cân bằng bị phá vỡ, và nhiều lỗ hỗng sẽ xuất hiện, khiến nó không còn "hoàn hảo" như lúc ban đầu.
     
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Luật pháp là công cụ của nhà nước để trấn áp người dân(bên cạnh tính khách quan là điều hòa XH), nhà nước ko còn thì luật pháp cũng ko còn. Mà thời cộng sản nguyên thủy làm gì có luật pháp với nhà nước con người vẫn sống với nhau đấy thôi. Nguồn gốc của nó là sự khác biệt khách quan gắn liền với quốc gia: lịch sử dân tộc, chủng tộc, văn hóa, địa lý...v.v. Khi sự khác biệt bởi những yếu tố trên dc xóa nhòa, thì mỗi cá thể trong tập thể đã tự là một phần của hệ thống, tự phản ứng và tự thích nghi.
    Thấy kiểu lý luận đấy giống như phê phán giáo lý Phật giáo vì những người tu hành ko chấp pháp thay vì bản thân cái giáo lý thì phải. Sản phẩm, người làm ra sản phẩm và người áp dụng sản phẩm là 3 đối tượng khác nhau, ko thể có cùng một quan hệ như nhau với cả 3. Muốn chỉ trích học thuyết CNCS thì phải dựa vào nội dung của nó chứ ko phải người làm ra nó hay người thực hành nó, thế mới đưa nó vào đúng vai trò của mình.

    Chả ai đề cập tới những người trong xã hội đó phải luôn tài năng, sáng suốt.... gì cả, nếu thế phải lấy một hệ quy chiếu để so sánh(so với người thời đại nào). Bản chất mà CNCS khác biệt hẳn so với các hình thái kinh tế đi trước là công hữu tư liệu sản xuất. TLSX dc tự do thì con người có thể phát huy tối đa năng lực của mình, và cạnh tranh cá nhân là công bằng.

    Đoạn bôi đâm: đúng rồi đấy, nhưng thiếu vế sau nữa là xã hội tương lai cũng có thể nhìn thấy qua phản ánh của ý thức về xã hội hiện tại và quá khứ. Vật chất quyết định ý thức và ý thức phản ánh, tác động lại vật chất.
     
    Anita thích bài này.
  8. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Mà bỗng dưng nghĩ ra một chuyện rất vớ vẫn. Ngày xưa chế độ nô lê hình thành vì chênh lệch phân bố của cải. Hiện nay, nói về tri thức, trong tương lai sẽ được phổ biến đại trà, nhưng số người tận dụng nó một cách triệt để và có ích lại chỉ là một bộ phận nhỏ. Giả sử số người này, về mặt trí tuệ đã phát triển tới mức quá cao siêu, dẫn tới cách nhìn những người đồng loại thua kém về mặt trí tuệ còn lại thay đổi, giống như một đám "thần linh" nhìn xuống "người phàm". Họ cảm thấy không thể đứng chung một chổ với đa số những người còn lại, họ bắt đầu cho mình quyền dẫn dắt nhân loại, và đám người yếu kém kia phải phục tùng bọn họ một cách tuyệt đối. Những vị thần này bắt đầu tìm cách nô dịch đám người phàm ngu ngốc để phục vụ cho những mục đích, lý tưởng cao siêu của họ, và ... chế độ nô lệ hiện đại bắt đầu!
     
    Anita thích bài này.
  9. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    ^
    Nó phụ thuộc vào môi trường, chưa biết input là gì sao xác định dc ouput? Cái tài giỏi, thông minh ở đây ko phải là hằng số mà là biến. Nếu xu hướng xã hội đề cao việc dung hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể thì thích ứng theo nó mới là tải giỏi chứ ko phải tự cho mình quyền dẫn dắt người khác. Nghĩa là quyền lực cá nhân phải tương ứng với vị trí xã hội. Xã hội khi đó rất ổn định và phát triển rất cao, bởi xác định đúng vai trò và năng lực mỗi cá nhân. Làm khác vai trò là tự sát chứ chả phải tài giỏi gì. Cái tài giỏi khi đó có lẽ là nhận biết đúng năng lực của mình.
     
  10. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Bạn nói rằng khi mà nhà nước bị mất đi thì cái xã hội bạn nói sẽ phản ứng theo cơ chế tự phản ứng nhưng mà tự phản ứng với những gì mình đã biết chứ chưa biết.Trong khi đó mình chỉ ra ý thức con người luôn đi sau thực tế xã hội mà xã hội thì luôn tiến lên ko ngừng tức phân nhánh ra nhiều lĩnh vực hơn.Độ vênh giữa 2 cái đó sẽ tạo ra sự hỗn loạn và bạn quá đề cao các cá nhân trong xã hội biết cách xử lý cái hỗn loạn đó.Trừ khi xã hội đó là xã hội tĩnh tức đứng yên không phát triển nữa

    Còn 1 điều nữa là các cá nhân trên Trái Đất này được sinh ra ở các nơi chốn khác nhau,môi trường khác nhau,chế độ dinh dưỡng khác nhau,nền văn hóa,niềm tin và đạo đức khác nhau.Và bạn tin là họ sẽ thống nhất chung 1 niềm tin,ý thức tập thể ở xã hội đó nhưng như thế thì bắt buộc phải loại bỏ nhiều thứ khác biệt ở cái xã hội của họ để đạt tới 1 sự thống nhất
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.