Giả sử là bạn, bạn có tiến hành các thí nghiệm sau đây không? Vì sao? *** Spoiler: 1. Thí nghiệm Quái vật (1939) Thí nghiệm này được nhà khoa học Wendell Johnson tại đại học Iowa tiến hành trên 22 trẻ em mồ côi, tại Davenport, Iowa, năm 1939 để kiểm tra chứng nói lắp của chúng. Johnson cũng chọn Mary Tudor, một trong những sinh viên của ông làm người tiến hành và giám sát nghiên cứu. Sau khi phân các trẻ làm thí nghiệm thành hai nhóm, cô Tudor bắt đầu tiến hành trị liệu nói lắp trên 2 nhóm theo 2 cách khác nhau. Wendell Johnson Một nhóm được khen ngợi rằng các em nói năng rất trôi chảy, nhóm còn lại luôn luôn bị chê bai và chế giễu mỗi khi các em nói sai. Các em ở nhóm này bị gọi là những kẻ nói lắp. Có rất nhiều trẻ em có kỹ năng nói bình thường, sau khi tham gia thí nghiệm này và bị xếp vào nhóm thứ hai, đã phải chịu những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực và các vấn đề về ngôn ngữ trong suốt phần đời còn lại. Các đồng nghiệp của Johnson đã gọi đây là “Thí nghiệm quái vật”, vì ông đã dám lấy trẻ mồ côi ra để chứng minh học thuyết của mình. Thí nghiệm này đã được giữ kín vì Johnson sợ danh tiếng của mình bị ảnh hưởng, trong bối cảnh các thí nghiệm trên cơ thể người của Đức quốc xã đang bị thế giới lên án. Đại học Iowa đã phải chính thức xin lỗi về thí nghiệm này vào năm 2001. Spoiler: 2. Dự án Aversion Các đội quân phân biệt chủng tộc tại Nam Phi đã bắt ép những người đồng tính nữ da trắng và những người lính đồng tính nam tham gia các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính vào những năm 1970-1980 bằng cách cắt bỏ bộ phận sinh dục, dùng điện giật và nhiều biện pháp vô nhân tính khác. Ước tính đã có khoảng 900 cuộc phẫu thuật cưỡng ép được tiến hành từ năm 1971 đến 1989 tại các bệnh viện quân đội. Dự án này là một phần của chiến dịch loại bỏ tận gốc tình dục đồng giới ra khỏi quân đội. Các bác sĩ quân y và các giáo sĩ sẽ chọn ra những người nghi là bị đồng tính trong quân đội và chuyển họ đến các đơn vị y tế bí mật tại Voortrekkerhoogte, gần Pretoria. Những “bệnh nhân” không thể “chữa trị” được bằng thuốc, sốc điện, điều trị nội tiết hoặc hóa học, sẽ bị cắt bỏ bộ phận sinh dục và tiến hành các phẫu thuật chuyển giới. Mặc dù người ta đã ghi nhận được một số phẫu thuật chuyển giới trên các nữ bệnh nhân đồng tính, các nạn nhân của dự án Aversion chủ yếu là nam giới da trắng, tuổi đời từ 16 tới 24 tham gia vào các đội quân phân biệt chủng tộc. Tiến sĩ Aubrey Levin (người đứng đầu nghiên cứu này) giờ là giáo sư lâm sàng tại Khoa Tâm thần học (Bộ phận pháp y) tại Đại Học Y Khoa Calgary. Ông cũng hành nghề tư nhân như một thành viên có uy tín của Trường Cao đẳng Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật của Alberta. Spoiler: 3. Nhà tù Stanford Nhà khoa học Philip Zimbardo muốn tìm hiểu và đánh giá về hành vi của các cá nhân khác nhau trong vai trò tù nhân hoặc cai ngục và xem xét biểu hiện của họ trong từng vai trò. Các tù nhân sẽ bị đặt vào các tình huống khiến họ mất phương hướng, suy sụp tinh thần hoặc mất nhân cách. Còn những người tham gia vào vai quản giáo thì không được đào tạo bất cứ điều gì để xử lý các tình huống trên. Cho dù ban đầu họ khá lúng túng, nhưng vẫn có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa theo cảm tính. Thí nghiệm nhà tù Stanford Sang ngày thứ hai, các tù nhân được ra lệnh tổ chức một cuộc nổi loạn. Các cai ngục lập tức có những phản ứng bạo lực và gay gắt. Họ đã sử dụng đặc quyền của mình để phá vỡ tình đoàn kết của các tù nhân khiến họ không tin tưởng nhau nữa. Các cai ngục trở nên hoang tưởng về việc các tù nhân sẽ phá nhà giam để bắt họ, và giám sát tù nhân rất chặt chẽ. Về phần tù nhân, họ bắt đầu trải qua các cảm giác ghê tởm, áp lực và tuyệt vọng. Khi được một mục sư tới thăm, các tù nhân chỉ tự nhận diện mình qua những con số trong trại giam chứ không phải tên gọi và khi được hỏi về kế hoạch đào tẩu, hầu hết họ đều bối rối. Họ hoàn toàn đã bị “nhập vai” vào thí nghiệm. Tiến sĩ Zimbardo đã cho dừng thí nghiệm sau 5 ngày sau khi ông nhận ra các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm đã nhập vai quá sâu. Thí nghiệm này đã chứng tỏ sự lạm dụng quyền hành của con người khi được đặt vào trường hợp cụ thể như thế nào, và vụ tra tấn tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib năm 2004 là minh chứng hùng hồn nhất cho các kết quả thí nghiệm. Spoiler: 4. Thuốc gây nghiện trên loài khỉ Một lượng lớn khỉ và chuột được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi các động vật đã có thể tự tiêm thành thục, người ta cung cấp cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng. Loài khỉ làm thí nghiệm Những con vật bắt đầu có những phản ứng tiêu cực để thoát khỏi thí nghiệm như tự làm tay mình bị thương, co giật khi dùng cocaine và trong một số trường hợp chúng còn tự bẻ ngón tay mình do ảo giác. Một con khỉ sử dụng amphetamine còn tự bứt hết lông ở cánh tay và bụng mình. Trong trường hợp sử dụng cả cocaine và mooc-phin trong 2 tuần, các con vật thí nghiệm sẽ chết. Thí nghiệm này chỉ đơn thuần để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người. Spoiler: 5.Biểu cảm trên khuôn mặt của Landis (1924) Vào năm 1924, nhà tâm lý học tốt nghiệp Đại học Minesota Carney Landis đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra sự liên hệ giữa trạng thái cảm xúc và biểu cảm khuôn mặt. Mục đích của thí nghiệm này là để xem xét liệu tất cả mọi người đều có chung biểu cảm gương mặt nếu có cùng cảm xúc như vui, buồn, tức giận… hay không? Một người tham gia thí nghiệm Landis Phần lớn người tham gia thí nghiệm là sinh viên. Họ được đưa tới phòng thí nghiệm và được tô sơn đen lên mặt để nghiên cứu chuyển động của cơ mặt. Sau đó, họ được tiếp xúc với các tác nhân gây cảm xúc và các cảm xúc sẽ được Landis chụp ảnh lại. Các phản ứng bao gồm ngửi nước tiểu, xem ảnh khiêu dâm hoặc cho tay vào một chiếc xô đầy ếch. Một con chuột được đưa cho mỗi người tham gia cùng với hướng dẫn làm sao để chặt đầu nó. Trong khi hầu hết những người tham gia đều từ chối thực hiện, gần 1/3 số người đồng ý chặt đầu con chuột. Các sinh viên đã không hề biết cách cư xử nhân đạo và những con chuột cũng phải chịu đau đớn trong thí nghiệm. Đối với những người từ chối, Landis sẽ cầm dao và cắt đầu chuột hộ cho họ. Kết quả của thí nghiệm cho thấy con người có thể sẵn sàng làm mọi việc khi được yêu cầu, cũng như con người không có một hệ thống biểu cảm gượng mặt nói chung trong từng trường hợp cụ thể. Spoiler: 6. Albert bé nhỏ (1920) John Watson, cha đẻ của thuyết hành vi, là một nhà tâm lý học luôn chủ trương sử dụng các trẻ em mồ côi để tiến hành nghiên cứu. Watson muốn kiểm tra xem nỗi sợ là bẩm sinh hay là phản xạ có điều kiện. Ông đã chọn bé Albert, 9 tháng tuổi tham gia thí nghiệm bằng cách cho em bé tiếp xúc với thỏ trắng, chuột bạch, khỉ, mặt nạ có và không có tóc, bông và giấy cháy trong vòng hai tháng. Bé Albert Albert được đặt trên một tấm nệm trong phòng để tiến hành thí nghiệm. Một chú chuột bạch được đặt cạnh bé và em được phép chơi cùng chú chuột. Albert không hề tỏ ra sợ hãi chú chuột. Sau đó, Watson sẽ tạo ra một âm thanh to phía sau lưng bé bằng cách gõ búa vào thanh thép treo trên cao mỗi khi Albert chạm vào con chuột. Lúc này Albert bắt đầu gào khóc và tỏ ra rất sợ âm thanh to. Sau khi thử nghiệm vài lần, Albert bắt đầu tỏ ra sợ hãi chú chuột và khóc to mỗi khi chú chuột xuất hiện. Bé Albert bắt đầu hình thành phả xạ sợ hãi của mình với bất cứ thứ gì màu trắng hoặc bông xù (hoặc cả hai). Nhưng trước khi Watson có thể tiếp tục thí nghiệm, ai đó đã mang Albert đi. Spoiler: 7. Tuyệt vọng có điều kiện (1965) Vào năm 1965, 2 nhà tâm lý học Mark Seligman và Steve Maier đã tiến hành thí nghiệm trên 3 nhóm chó bị nhốt. Nhóm 1 gồm những chú chó được thả sau một khoảng thời gian và không bị đánh đập. Nhóm 2 gồm những chú chó được phân theo cặp và được xích cùng nhau. Một trong 2 chú chó sẽ bị sốc điện, và điện sẽ hết khi cần gạt được đẩy. Nhóm thứ 3 cũng tương tự như nhóm 2, chỉ khác là sau khi cần gạt được đẩy điện vẫn không bị ngắt. Những cú sốc đến một cách ngẫu nhiên và dường như không thể tránh khỏi, và gây ra "sự tuyệt vọng có điều kiện". Chúng đã buông xuôi trước các cú sốc điện. Những con chó trong nhóm 3 đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Loài chó bị đưa ra làm thí nghiệm Sau đó, nhóm ba con chó đã được đặt trong một chiếc hộp. Chúng bị sốc điện một lần nữa, nhưng chúng có thể dễ dàng kết thúc thử nghiệm bằng cách nhảy khỏi hộp. Hành động này cũng mang ý nghĩa “bỏ cuộc”, và do đó là phản xạ tuyệt vọng có điều kiện. Spoiler: 8. Milgram (1974) Thí nghiệm do Stanley Milgram thực hiện nhằm kiểm tra sự phục tùng mệnh lệnh của con người. Ông tiến hành thí nghiệm với các “giáo viên”- những người tham gia thí nghiệm và “học viên” là một diễn viên. Cả giáo viên và học viên đều được thông báo rằng đây là thí nghiệm về học tập và ghi nhớ. Cả giáo viên và học viên sẽ được phát ngẫu nhiên một tờ phiếu, nhưng thực sự cả 2 tờ phiếu đều như nhau. Người đóng học viên sẽ nói dối rằng phiếu của anh ta không có câu trả lời để đánh lừa giáo viên. Cả 2 sẽ được đặt vào 2 phòng riêng biệt và chỉ có thể nghe thấy nhau. Giáo viên sẽ đọc một cặp từ, đưa ra 4 đáp án cho một câu hỏi. Nếu học viên trả lời sai, giáo viên sẽ có quyền ra lệnh sốc điện tăng dần theo mỗi câu hỏi. Nếu trả đúng họ sẽ không bị sốc điện và được quyền trả lời câu hỏi tiếp theo. Thí nghiệm Milgram Thực tế là không ai bị sốc điện trong thí nghiệm cả. Tiếng thét được thu sẵn trong băng mỗi khi giáo viên ra lệnh sốc điện. Khi điện thế bị tăng lên, học viên sẽ đập vào tường và cầu xin giáo viên dừng thí nghiệm. Cuối cùng, cả tiếng thét và tiếng đập vào tường đều bị ngắt khiến cho tất cả các giáo viên tham gia thí nghiệm đều cảm thấy căng thẳng và xin dừng thí nghiệm. Nhiều người trong số họ hỏi về thí nghiệm và học viên, trong khi một số khác được khuyến khích tiến hành tiếp thí nghiệm và đảm bảo rằng họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Nếu bất cứ lúc nào các giáo viên mong muốn dừng thí nghiệm, người chủ trì thí nghiệm sẽ nói với họ: “Xin vui lòng tiếp tục”, “Thí nghiệm đòi hỏi bạn phải tiếp tục”,” Tiếp tục thí nghiệm là rất quan trọng” và “Bạn không có lựa chọn nào khác, bạn phải tiếp tục”. Nếu sau cả 4 mệnh lệnh mà giáo viên vẫn muốn dừng thí nghiệm, họ được phép ngưng. Chỉ có 14 trong số 40 giáo viên dừng thí nghiệm trước khi thực hiện một cú sốc 450V, và mặc dù mọi người tham gia đều đặt câu hỏi về thử nghiệm, không có giáo viên nào kiên quyết từ chối để ngăn chặn những cú sốc trước 300V. Năm 1981, Tom Peters và Robert H. Waterman Jr đã viết rằng các thử nghiệm Milgram và thí nghiệm nhà tù Stanford đã “phát hiện” ra những mảng tối đáng sợ trong tâm hồn con người. Spoiler: 9. Giếng tuyệt vọng (1960) Tiến sĩ Harry Harlow nổi tiếng với các thí nghiệm ông đã tiến hành trên khỉ nâu liên quan đến cô lập xã hội. Tiến sĩ Harlow đã bắt những chú khỉ con đã được gặp mẹ về nhốt trong các lồng sắt để cắt đứt tình mẫu tử giữa chúng. Chúng bị nhốt trong vòng một năm và sau khi được thả ra, rất nhiều khỉ con có biểu hiện tâm thần không thể phục hồi. Tiến sĩ Harry Harlow Tiến sĩ Harlow kết luận rằng cho dù quá khứ có hạnh phúc tới đâu cũng không thể kéo người ta ra khỏi những áp lực hiện tại. Spoiler: 10. Chuyển giới - David Reimer (1965 - 2004) Vào năm 1965, một bé trai tên là David Reimer được sinh ra tại Canada. Vào lúc 8 tháng tuổi, Reimer được đưa đi cắt bao quy đầu nhưng không may do sai sót kỹ thuật, dương vật của cậu đã bị cháy. Khi bố mẹ Reimer đến gặp nhà tâm lý học John Money để tìm giải pháp, ông này đã đề nghị một thử nghiệm táo bạo là chuyển đổi giới tính cho Reimer. Ban đầu, bố mẹ cậu phản đối nhưng sau cùng cũng đồng ý. Họ không hề biết rằng mục đích thực sự của thí nghiệm là để xem xem giới tính có được do tự nhiên hay do quá trình nuôi dạy. John đã tàn nhẫn sử dụng chính David để chứng minh cho nhận định của mình. David Reimer David, giờ đây đã được đổi tên là Brenda, được tái tạo cơ quan sinh dục và tiêm hormone nữ. Bác sĩ John Money khẳng định thí nghiệm đã thành công mà phớt lờ các báo cáo xấu về tình trạng sức khỏe của Brenda. Cô vẫn có những hành động như một chàng trai và cảm xúc trở nên hỗn độn. Cha mẹ cô cũng không hề thông báo cho cô về tai nạn ngày nhỏ, điều này đã dẫn đến thảm kịch cho cả gia đình. Mẹ Brenda đã tự tử, bố nghiện rượu trong khi anh trai cô bị trầm cảm nghiêm trọng. Cuối cùng, cha mẹ Brenda nói cho cô biết về giới tính thật của cô vào năm 14 tuổi. Cô quyết định quay trở lại làm David, ngừng tiêm estrogen và tiến hành phẫu thuật tái tạo dương vật. Bác sĩ John lúc này vẫn một mực khẳng định sự thành công của thí nghiệm trước kia và bỏ qua tất cả bất ổn tâm lý của David. Sau cùng, anh tự tử ở tuổi 38. Theo ANTĐ/Listverse
Nếu mình là một nhà khoa học mình sẽ làm. Vì khoa học là tìm hiểu bản chất của sự vật. Nhưng nếu là nhà tâm lý học thì mình sẽ không làm, vì mình biết trước điều gì sẽ xảy ra, nên không cần thí nghiệm nữa. P/s: đây là những phản ứng tâm lý khá dễ hiểu. Chỉ cần đặt mình vào nó và chút óc phân tích. Không cần đến những thí nghiệm có phần "rùng rợn" như thế này Tìm được đồng cảm với những chú chó trong thí nghiệm tuyệt vọng có điều kiện Spoiler: Những thí nghiệm tâm lý học kinh điển và thú vị p2 Nguồn: CLB Sinh viên tâm lý 11. Thí nghiệm tính phù hợp Asch (The Asch Conformity Experiment) Các thí nghiệm của Solomon Asch là một ví dụ nổi tiếng về sự cám dỗ (the temptation) để phù hợp với những người khác trong tình huống nhóm. Đây là loạt các thí nghiệm được tiến hành trong những năm 1950, bằng việc đặt đối tượng trong một căn phòng đầy các diễn viên. Người thực hiện thí nghiệm dùng một hình ảnh với ba dòng được đánh số thứ tự và hỏi mỗi người trong phòng để xác định dòng nào dài nhất. Các diễn viên cố tình chọn dòng không chính xác để xác định xem đối tượng sẽ trả lời một cách trung thực hay chỉ đơn giản là đi cùng với câu trả lời của nhóm. Kết quả một lần nữa cho thấy con người có xu hướng làm cho phù hợp trong các tình huống nhóm. 12. Thí nghiệm Búp bê Bobo (The Bobo Doll Experiment) Trong những năm 1960, nhiều cuộc tranh luận nảy sinh về làm thế nào các yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, hoặc học tập xã hội định hình cho sự phát triển của trẻ. Albert Bandura đã tiến hành các thử nghiệm búp bê Bobo vào năm 1961 để chứng minh rằng hành vi con người xuất phát từ sự bắt chước xã hội chứ không phải là yếu tố gen di truyền. Banduara đã chọn 72 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi tham gia. Chúng được chia thành nhiều nhóm; một nhóm chơi trò ghép hình, còn nhóm lớn hơn chơi các trò khác. Sau đó vài phút nhóm lớn tuổi bắt đầu có hành động hành hung búp bê Bobo Doll (búp bê cao tới 1,5 mét) như cào xước mặt, đánh đập. Ngoài ra, nhóm trẻ này còn lăng mạ búp bê theo cách của chúng. Sau đó, nhóm tiếp tục được dẫn vào phòng mới cũng có búp bê Bobo Doll. Tại đây, chúng được phép tháo búp bê để “nghiên cứu” và trong khi cuộc chơi đang hào hứng, người ta đã bắt chúng phải dừng lại và từ bỏ đồ chơi, tất cả đều tức giận và kết quả người ta đã phát hiện thấy trên 400 hành vi bạo lực đối với búp bê Bobo Doll, phần lớn là học được từ những đứa trẻ có cá tính hung hãn. 13. Lớp học Chia cắt (A class Deviced) Lấy cảm hứng từ vụ ám sát của Tiến sĩ Martin Luther King Jr., giáo viên dạy lớp thứ ba Jane Elliott tạo ra một lớp học vào năm 1968 để giúp học sinh da trắng của cô hiểu được ảnh hưởng của phân biệt chủng tộc. Elliott chia lớp học của mình thành hai nhóm: học sinh mắt xanh và học sinh mắt nâu. Vào ngày đầu tiên, cô chỉ định các em mắt xanh như các nhóm cấp trên và cho chúng thêm những đặc quyền, trong khi trẻ em mắt nâu đại diện cho các nhóm thiểu số. Cô nhận thấy sự thay đổi tức thời trong các hành vi của các em. Học sinh mắt xanh hoạt động tốt hơn trong học tập và một số bắt đầu bắt nạt bạn cùng lớp mắt nâu của chúng, trong khi học sinh mắt nâu có trải nghiệm về sự kém tự tin hơn và thành tích học tập cũng tồi tệ hơn. Ngày hôm sau, cô đảo ngược vai trò của hai nhóm và các sinh viên mắt xanh trở thành nhóm thiểu số. Sự việc đã diễn ra tương tự, và vào cuối buổi học, các em đã rất hạnh phúc ôm lấy nhau và cùng đồng ý rằng mọi người không nên phán xét nhau dựa trên hình thức bên ngoài. 14. Harlow’s Monkey: Trong một loạt các thí nghiệm gây nhiều tranh cãi trong những năm 1960, Tiến sĩ Harry Harlow đã nói lên tầm quan trọng của tình yêu của người mẹ đối với sự phát triển khỏe mạnh của những đứa con. Harlow tách khỉ nâu từ bà mẹ của chúng ngay một vài giờ sau khi sinh và để lại chúng được "lớn lên" bởi hai “bà mẹ” thay thế. Một “bà mẹ” được làm bằng dây kèm theo một bình đựng đồ ăn; “bà mẹ” còn lại thì làm từ vải mềm nhưng thiếu thốn đồ ăn. Điều đặc biệt là, những con khỉ con dành thời gian nhiều hơn với “mẹ vải” hơn là ”mẹ dây”, do đó chứng minh rằng tình cảm đóng một vai trò lớn hơn cả dinh dưỡng khi nói đến sự phát triển của trẻ. Những con khỉ sau thí nghiệm này đã phải hứng chịu các dấu hiệu tâm thần không có khả năng phục hồi được, và Harlow cũng bị lên án rất nhiều bởi lạm dụng động vật nghiêm trọng. 15. Robber cave Experiment: Nghiên cứu kinh điển này gợi nhớ đến Chúa Ruồi của William Golding (Nobel văn học 1983), là một ví dụ điển hình của thành kiến và giải quyết xung đột. 22 chàng trai mười một tuổi có quá khứ tương tự nhau đã được tách ra một cách ngẫu nhiên thành hai nhóm và đưa đến một trại hè ở Robbers State Park Cave, Oklahoma. Mỗi nhóm được một xe buýt đón riêng biệt và đưa đến trại, nơi chúng được ấn định sống trong khu nhà ở xa nhau đủ để mỗi nhóm hoàn toàn không biết sự hiện diện của nhóm kia trong vài ngày đầu. Giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó trong mỗi nhóm và để tăng cường nhanh chóng đặc tính mạnh mẽ trong nhóm. Giai đoạn thứ hai được phác thảo để đem lại “sự va chạm” giữa hai nhóm. Để tăng xung đột giữa các nhóm, các nhà thí nghiệm làm cho họ cạnh tranh với nhau trong một loạt các hoạt động. Và thái độ thù địch xảy ra sau đó cho đến khi các nhóm thậm chí còn từ chối ăn chung với nhau trong cùng một căn phòng. Giai đoạn cuối cùng của thí nghiệm là chuyển hai nhóm đang trong tình trạng từ đối thủ cạnh tranh trở thành bạn của nhau. Các nhà thí nghiệm đã bất ngờ đưa ra “các rắc rối” và những nhiệm vụ đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhóm – những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý và giải pháp của chúng, nhưng những điều ấy không nhóm nào có thể làm một mình. Những thử thách được đề ra bởi những nhà nghiên cứu bao gồm vấn đề thiếu nước; một chiếc xe tải của trại “bị hư” cần đủ “sức lực của con người” để kéo về trại, đòi hỏi tất cả hai nhóm cùng kéo với nhau, và tìm ra bộ phim để chiếu. Kết thúc thí nghiệm, các chàng trai quyết định cùng đi chung một xe bus với nhau để về, thể hiện xung đột có thể được giải quyết và vượt qua thành kiến thông qua hợp tác. 16. Thử nghiệm Marshmallow (The Marshmallow test) Có thể trì hoãn sự hài lòng là một dấu hiệu về thành công trong tương lai? Đây là những gì Walter Mischel của Đại học Stanford đã tìm cách xác định trong thử nghiệm Marshmallow năm 1972 của mình. Trẻ em từ 4-6 tuổi được đưa vào một căn phòng, nơi một viên kẹo dẻo được đặt trên bàn trước mặt chúng. Trước khi rời căn phòng để trẻ ngồi một mình ở đó, người giám sát nói với trẻ rằng chúng sẽ nhận được một kẹo dẻo thứ hai nếu chiếc kẹo vẫn còn trên bàn sau 15 phút. Các giám sát ghi lại mỗi đứa trẻ chống lại việc ăn kẹo dẻo bao lâu và sau đó ghi nhận liệu điều này có tương quan với sự thành công của trẻ ở tuổi trưởng thành không? Một số ít trong số 600 trẻ em ăn kẹo dẻo ngay lập tức và một phần ba trì hoãn sự hài lòng đủ lâu để nhận được chiếc kẹo dẻo thứ hai. Trong các nghiên cứu tiếp theo, Mischel thấy rằng những người có khả năng hoãn lại sự hài lòng của mình có năng lực đáng kể hơn và nhận được điểm SAT cao hơn so với người đồng lứa của họ, có nghĩa là đặc điểm này có thể có ở suốt một đời người. 17. Con chó của Pavlov (Pavlov’s Dogs): “Does the name Pavlov ring a bell? If not, you’ve probably been living under a rock!” Thí nghiệm nổi tiếng này đã làm cho khái niệm về phản xạ có điều kiện phổ biến rộng rãi, là thí nghiệm kinh điển của Trường phái Tâm lý học hành vi cổ điển. Pavlov kiểm tra tỷ lệ tiết nước bọt của những con chó khi tiếp xúc với đồ ăn. Ông nhận thấy những con chó sẽ chảy nước miếng khi nhìn thấy đồ ăn của chúng, vì vậy ông bắt đầu rung chuông mỗi khi đồ ăn được trao cho những con chó. Theo thời gian, con chó bắt đầu kết hợp tiếng chuông với đồ ăn và sẽ chảy nước miếng khi nghe tiếng chuông, chúng đã hình thành một phản xạ có điều kiện. 18. Nghệ sĩ violon ở ga tàu điện ngầm (Violinist in the Metro Station) Bạn có bao giờ dành thời gian dừng lại và thưởng thức những điều tốt đẹp xung quanh mình? Theo một thí nghiệm được tiến hành vào năm 2007, câu trả lời rất có thể là KHÔNG! Nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới Josh Bell đã đóng giả làm một nghệ sĩ violin lang thang và chơi đàn ở ngay tại một tàu điện ngầm ở Washington D.C, để xem có ai dừng lại và lắng nghe ông chơi đàn hay không? Mặc dù sự thật là Josh Bell kiếm được 3,5 triệu $ nhờ chơi đàn và vừa bán ra các vé hòa nhạc ở Boston với giá 100 $/ vé, tuy nhiên, có rất ít người thực sự đứng lại và thưởng thức màn biểu diễn tuyệt vời của ông. Hôm đó ông chỉ kiếm được 32 $ ít ỏi (!). 19. Cầu thang Piano (Piano Chairs) Một sáng kiến của Volkswagen được gọi là Lý thuyết Vui vẻ (The Fun theory), đặt ra để chứng minh rằng hành vi của con người có thể thay đổi theo hướng tốt hơn bằng cách làm cho các hoạt động trở nên vui vẻ một cách gần gũi, trần tục. Trong một thử nghiệm, họ đã vẽ các phím đàn piano cổ điển trên cầu thang của một ga tàu điện ngầm ở Stockholm, Thụy Điển để xem liệu có nhiều người sẵn sàng chọn một lựa chọn lành mạnh là đi cầu thang bộ này thay vì thang cuốn. Ngày hôm đó, hơn 66% người đã đi cầu thang bộ nhiều hơn so với ngày thường, chứng tỏ niềm vui là cách tốt nhất để mọi người thay đổi cách sống của họ. 20. Hiệu ứng Người ngoài cuộc (The Bystander Effect) Trong trường hợp khẩn cấp, hầu hết mọi người có lẽ sẽ muốn được ở một khu vực đông đúc bận rộn để họ có cơ hội cao hơn nhận được sự giúp đỡ. Ngược lại với niềm tin phổ biến trên, việc được bao quanh bởi nhiều người vẫn không thể đảm bảo được bất cứ điều gì. Một hiện tượng tâm lý gọi là Hiệu ứng Người ngoài cuộc cho rằng con người có nhiều khả năng sẽ giúp đỡ người bị nạn khi có ít hoặc không có những nhân chứng khác. Còn nếu có nhiều người xung quanh, người ta thường nghĩ rằng sẽ có người khác dừng lại để giúp đỡ. Các nhà khoa học gọi đây là sự khuếch tán của trách nhiệm. Hiệu ứng Người ngoài cuộc được thử nghiệm gần đây trên một đường phố London bận rộn, nhận thức vai trò xã hội đóng vai trò trong việc liệu một người sẽ nhận được sự giúp đỡ, nhưng hầu hết mọi người vẫn tiếp tục trên con đường của họ mà không dừng lại. 21. Thí nghiệm Đứa trẻ thất lạc (“Missing child” Experiment) Mọi người thường không hề chú ý đến môi trường xung quanh, và một ý tưởng thử nghiệm được đưa ra về một thí nghiệm đứa trẻ bị thất lạc. Một tờ rơi với thông tin và hình ảnh về một "đứa trẻ thất lạc" đã được đăng trên các cửa ra vào của một cửa hàng bận rộn. Một số người dừng lại để nghiên cứu tờ rơi trong khi những người khác chỉ liếc vào nó hoặc không nhìn vào tất cả. Tất cả những người không dừng lại hoặc chỉ liếc nhìn đều điểm chung là họ đã hoàn toàn quên mất thực tế là các cậu bé trên tờ rơi đang đứng ngay trước cửa hàng. Thí nghiệm này chứng minh rằng con người có xu hướng bỏ qua rất nhiều thứ diễn ra xung quanh họ. 22. Lây lan ngáp (Contagious Yawning): Mọi người đều biết ngáp có thể lây lan, nhưng bạn có biết chó cũng có khả năng ngáp theo con người? Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại trường Đại học London phát hiện ra 72% những con chó bị bắt gặp ngáp sau khi nhìn thấy một người ngáp. Bình quân, một chú chó mất 99s để ngáp và lứa tuổi, giới tính của chó không ảnh hưởng đến việc ngáp của chúng. Lý do của điều này vẫn còn là một bí ấn, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng đó có thể là “năng lực thấu cảm” của loài chó với loài người. 23. Hiệu ứng Halo (The Halo Effect): Một phát hiện kinh điển trong tâm lý xã hội, Hiệu ứng Halo là ý tưởng cho rằng ấn tượng tổng thể của chúng ta của một người có thể dựa trên một đặc điểm về họ. Ví dụ, nếu ai đó có một tính cách dễ thương, thì mọi người có thể tìm thấy những phẩm chất khác của người đó cũng hấp dẫn hơn. Trong một thí nghiệm gần đây, một người đàn ông thực hiện hai video cho một trang web hẹn hò. Trong video đầu tiên, anh ta đã đọc kịch bản một cách lạc quan, vui tươi, trong khi trong lần thứ hai, anh ta đọc kịch bản tương tự nhưng với tâm trạng u sầu hơn. Các video đầu tiên được trao cho 2 nhóm các cô gái khác nhau, xem đoạn video trong một phòng riêng biệt. Những cô gái xem đoạn băng với giọng điệu lạc quan thì cho rằng đây là người đàn ông hấp dẫn, còn những cô gái xem đoạn băng còn lại thì lại nhìn thấy một người đàn ông kém hấp dẫn hơn. Như vậy, nếu một người có ấn tượng tốt thì trong một trường hợp nào đó người đó sẽ tiếp tục "nhìn" vào điểm tốt khác của người khác. Khi có ấn tượng xấu thì thường xuất hiện những nỗ lực nhìn cái xấu của người khác mà không thèm để ý đến ưu điểm. 24. Sinh đôi giống hệt nhau (Identical Twins): Trong nhiều thế kỷ, các cặp song sinh giống hệt nhau luôn là đề tài thích thú của các nhà tâm lý. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành với nỗ lực để chứng minh sự tồn tại của một kết nối tâm linh nào đó giữa những cặp song sinh. Trong một thí nghiệm, ngôi sao truyền hình Derren Brown cố gắng để cho thấy rằng cặp song sinh giống hệt nhau “có năng lực giao tiếp ngoại cảm với nhau”. Các kết nối tâm linh có thực sự tồn tại? Phản ứng tương tự của các cặp song sinh đối với cùng một kích thích có thể cho thấy rằng gen chia sẻ (shared genes), sự giáo dục, và kinh nghiệm sống có thể làm các cặp song sinh phát triển những suy nghĩ tương tự nhau. 25. Thí nghiệm tai nạn xe hơi (Car Crash Experiment): Ký ức có thể bị đánh lừa. Đây là những gì Loftus và Palmer phát hiện trong thí nghiệm Tai nạn xe hơi năm 1974 của họ. Hai người muốn xem liệu cách diễn đạt câu hỏi theo một cách nào đó có thể ảnh hưởng đến sự nhớ lại của người tham gia bằng cách bóp méo ký ức của họ về một sự kiện. Những người tham gia theo dõi phần trình bày của một tai nạn xe hơi và được yêu cầu mô tả những gì đã xảy ra như thể họ là những người chứng kiến. Các thí nghiệm phát hiện ra rằng việc sử dụng các động từ khác nhau ảnh hưởng đến ký ức của học viên về vụ tai nạn, cho thấy trí nhớ có thể được dễ dàng bị bóp méo. 26. Sự bất hòa về nhận thức (Cognitive Dissonance) Bạn đã bao giờ phải chịu đựng một nỗi thất vọng và sau đó thuyết phục bản thân rằng bạn đã không thất vọng về tất cả? Nếu bạn trả lời có, bạn đã trải qua một hiện tượng tâm lý gọi là sự bất hòa về nhận thức. Có thể hình dung qua ví dụ sau: Con người có xu hướng phóng đại điểm tốt của những sản phẩm họ đã mua và điểm yếu của những sản phẩm thay thế khác mà họ không lựa chọn. Chúng ta sẽ cảm thấy bất ổn khi nghĩ sản phẩm mà mình mua không phải là tốt nhất. Chúng ta cố gắng giảm thiểu cảm giác không hài lòng về sản phẩm để tự thuyết phục bản thân rằng lựa chọn của mình là đúng đắn, ngay cả khi không phải như vậy! 27. Chiến dịch Free Hugs (Free Hugs Campaign): Tất cả chúng ta đã trải qua những ngày tồi tệ. Đôi khi, một cái ôm là tất cả những gì chúng ta cần để cảm thấy tốt hơn. Một người đàn ông tự xưng là Juan Mann quyết định tiến hành một thí nghiệm xã hội của riêng mình để kiểm tra giả thuyết này. Anh đứng trong một khu vực sầm uất của Sydney, Australia cầm một bảng hiệu cho thấy dòng chữ "Free Hugs" và đặt ra nhiệm vụ để lây lan niềm vui tại đất nước của mình. Chiến dịch "Free Hugs" của ông tạo nên những ảnh hưởng rất to lớn và chỉ bị cấm bởi cảnh sát. Nhưng trong một “tweet” đầy hứng khởi, hơn 10.000 người đã ký vào một bản kiến nghị để giữ cho chiến dịch được tiếp tục, gửi một thông điệp hy vọng rằng loài người có thể sẵn sàng sẻ chia, yêu thương nhau, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thời đại của truyền thông và công nghệ vô cảm này. 28. Thay đổi mù (Change Blindness) Thay đổi mù là khả năng phát hiện ra những thay đổi tinh tế trong những đối tượng hoặc cảnh vật. Những đối tượng hay cảnh vật đó sẽ được nhìn thấy rõ ràng nếu chúng ta quan sát gần hơn. Một cuộc thí nghiệm đã cho thấy rằng sự sao nhãng hình ảnh có thể gây ra việc biến đổi mù. Người đàn ông làm việc tại quầy bán hàng đã đưa một mẫu đơn đồng ý cho đối tượng. Khi đó , người đó đàn ông quay lại để lấy lại để “ lấy gói hàng” với mục đích để người đàn ông khác xuất hiện từ sau cái bàn và đưa gói hàng cho đối tượng. Người đàn ông thứ hai với vẻ bề ngoài hoàn toàn khác với người đàn ông thứ nhất và thậm chí mặc áo sơ mi màu khác nhau. Thật đáng ngạc nhiên, 75% đối tượng đã không nhìn thấy được sự thay đổi này. Điều đó cho thấy rằng, bộ não con người đã nhớ được bao nhiêu khi thay đổi từ thời điểm này sang thời điểm khác. 29. Cuộc thí nghiệm quay trộm trong thang máy ( Candid camera elevator experiment) Bạn đang được quay trong chiếc máy ảnh quay trộm ( candid camera). Đoạn clip về một chương trình nổi tiếng của những năm 1960 nói về chuyện gì sẽ xảy ra khi một người ngoài cuộc ngây thơ trở thành nạn nhân của cuộc thí nghiệm hành vi tập thể. Đoạn video cho thấy những phản ứng hóm hỉnh của hai người đàn ông đối với một hành vi xã hội kì quặc trong thang máy. Giống như hầu hết mọi người, họ làm theo cách hành xử của đám đông, mặc dù họ không biết chuyện gì đang xảy ra. Điều đó cho thấy rằng, những cá nhân sẽ luôn thích ứng với hoàn cảnh thậm chí khi họ không biết về hành vi của đám đông đó. 30. Bài kiểm tra chú ý có chọn lọc (Selective Attention Test): Bạn có nghĩ rằng mình có một sự chú ý tuyệt vời ? Có một cách để tìm ra câu trả lời! Click vào video dưới đây và trả lời câu hỏi nhé! Tái bút, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các thí nghiệm và nghiên cứu ở trên, hãy google các từ khóa hoặc click vào link nguồn, có rất nhiều video và tài liệu dành cho bạn quan tâm nhé! ------------------------------------------------------------------------------- Đoàn Thị Ly Nơ Nguồn: 25 Mind Blowing Psychology Experiments...You Won't Believe What's Inside Your Head