Đoán type qua bài viết

Thảo luận trong 'Thảo luận' bắt đầu bởi dfuz6, 21/1/16.

  1. Cần lời diễn giải ạ. Hay ho nhất là cái giải thích mà mọi người cứ ém đi. :))

    -----

    Btw, trích thêm phần đối đáp độc giả của tác giả này:

    "Lạy Chúa! Đó là câu đầu tiên tôi thốt lên (trong đầu) khi nhìn thấy bài review này. Quả thật, đây là lần đầu tiên từ khi cầm bút, tôi được nhận một bài phân tích văn học. (Vâng, phân tích văn học chứ không phải review.)

    Mỗi người nhìn cuộc đời qua một thấu kính riêng của bản thân, chính vì thế mới có chuyện "tư tưởng tác phẩm luôn lớn hơn tư tưởng tác giả". Đồng thời, tạo ra một tác phẩm có tư tưởng lớn hơn tư tưởng của chính mình cũng là điều các tác giả luôn hướng đến. Bản thân tôi rất muốn đi theo Hemingway với lối viết tảng băng trôi của ông, nhưng đau đớn thay là vẫn cứ bị lộ liễu như thế này. Tôi đang cố gắng để sửa đây.

    Có lẽ chính vì viết lộ ý nên hầu hết những người theo đọc nó trọn vẹn sẽ hiểu đúng ý tôi. Người giỏi hơn sẽ tìm thêm được những điểm mới. Cảm ơn cô đã tìm thêm được những điểm mới ấy. :) Rất thú vị và hạnh phúc khi được chứng kiến một góc nhìn khác về một chi tiết tự tay mình viết (chi tiết nào thì tôi sẽ giữ bí mật ;))

    Lan man thêm, là người cầm bút, chắc hẳn ai cũng vô cùng sợ đối mặt với tình cảnh mình viết - mình đọc - mình tự hiểu. Đó là lí do một thời gian sau truyện này, tôi tạm ngừng viết vì cái "khát khao được chửi một cách tử tế" không được thỏa mãn. Nhưng sau khi suy xét kỹ lưỡng, tôi ngộ ra nó không có người đọc là vì khó đọc khó theo với đa số bạn đọc trẻ. Tóm lại, tôi đã đánh sai đối tượng. :) Sau khi ngộ ra cái chân lí đớn đau ấy, tôi quyết định let it go và tiếp tục cầm bút viết. Mà đấy, nhắc đến mới thấy nếu tôi sửa lại truyện này thì có khi phải làm 2 bản: một bản để người đọc suy ngẫm, bản còn lại phải thẳng toẹt ngay ra như là decode cho một số bạn (dù có thể các bạn không đọc). :3 Chứ cái bản lộ liễu như thế này mà vẫn có người hiểu theo kiểu:
    "Nỗi Sợ và Niềm Tin được miêu tả khá trừu tượng, mông lung không rõ ràng"
    hay:
    "câu chuyện là cái vòng luẩn quẩn xung quanh diễn biến tâm lý của một cậu con trai yếu đuối nhu nhược, tìm kiếm tình cảm ở một điểm có sự tồn tại của 2 bóng hình"
    thì cũng đến buồn (vì sự thất bại của mình). Hóa ra cái tư tưởng tác phẩm của tôi nó đã bay xa đến hành tinh nào rồi.

    Cảm ơn cô về món quà sinh nhật tuyệt vời này."
     
    Last edited by a moderator: 26/11/16
    Anita thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    : D Đọc hai trích đoạn trên thì thấy T của tác giả không tệ, hoặc là đã có kinh nghiệm viết nhiều. Cách gài gắn chi tiết và dẫn dắt cho thấy một suy nghĩ mạch lạc, có trình tự. Có thể cảm nhận được đây là một sự trau chuốt có lên kế hoạch chứ không phải là viết liền mạch ngẫu hứng (vì có một số đoạn cảm giác bị gãy) : D.

    Miêu tả cảm xúc ở đây tạo cho mình sự đồng cảm rất lớn, vì mình gần như cảm nhận được những cảm xúc đó, nhưng mình đoán là tác giác xây dựng cảm xúc ở đây là phát triển thêm từ những cảm xúc tác giả đã trải qua hoặc cảm nhận gián tiếp ~ quan sát cũng tốt nên đoán là E. ~~\

    Đoán là ExxP : )) ~~
     
    AnitaNgón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Hai đoạn trích đầu có sử dụng biện pháp nhân hóa và ý mỗi đoạn văn tương đối riêng rẽ => người viết có Ne và là một E. Fi hay Ti thì ko rõ ràng nhưng có thoang thoảng cảm xúc của Fe. Như đoạn này
    Đoạn cuối thì thấy Ti hơn là Fi vì có sắp đặt ý nghĩa câu chuyện rõ ràng, và để ý hướng tới người đọc. Fi sẽ thả trôi cảm xúc chứ ko xây dựng như vậy.

    Kết luận ENTP.
     
    AnitaNgón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  4. lemming

    lemming Guest

    ban đầu cũng đoán entp, viết nhiều r nên viết được mà ý tưởng hơi chán
     
    Ngón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  5. lemming

    lemming Guest

    người dưới đây type gì? đoán enp

    Ông già và chủ nghĩa xã hội huyền ảo


    Càng xa Mạc Tư Khoa, ta càng gặp những người cộng sản giống chúng ta như những con người, triết gia lừng lẫy một thời Jean-Paul Sartre nói thế. Xa đế chế Sô-viết hơn cả, thuở đó, là Cuba. Chủ nghĩa xã hội nhiệt đới cha-cha-cha và vị lãnh tụ ngậm xì-gà dường như là phiên bản đỡ giáo điều hơn, cận nhân tình hơn, bớt nghiêm trọng hơn nguyên bản Siberia băng giá. So với Việt Nam, bán đảo tiền đồn cũng nhiệt đới của cách mạng vô sản thế giới ở đầu này, thì Cuba, hòn đảo cũng tiền đồn ở đầu kia có vẻ phóng khoáng vui tươi hơn vài bậc.

    Thời chúng tôi đi học ở các nước xã hội chủ nghĩa, Cuba và Mông Cổ là hai tấm vé hạng chót. Liên Xô hiển nhiên là hạng nhất, song Cộng hòa Dân chủ Đức được coi là thiên đường. Cuba nghèo, lạc hậu và anh hùng, toàn những điều Việt Nam có đủ dùng cho nhiều thế hệ. Nên tôi không thấy Cuba có gì đặc biệt hấp dẫn. Các bạn Cuba cùng trường cũng không phải là những tấm gương sáng. Họ học hành vừa phải, yêu đương hăng hái và nhảy nhót cuồng nhiệt, trong khi sinh viên Việt tuân lời răn của Đại Sứ quán: Đi nhảy là thiếu văn minh/ Là phản Tổ quốc, là khinh ông bà. Và tôi đã ngạc nhiên không ít trước tình yêu của giới trí thức cánh tả phương Tây dành cho cuộc cách mạng Cuba. Hay nói đúng hơn, dành cho Fidel Castro, như thể Fidel là Cuba và ngược lại. Hơn một nửa thế kỷ, vị Máximo Líder cao 1,91 m trong bộ quân phục màu ôliu của châu Mỹ Latin vừa qua đời đã là nhân vật mê hoặc hàng loạt nhà văn hàng đầu thế giới, bất chấp tất cả những tội ác đã ghi sổ của các nhà nước cộng sản gộp lại và Cuba nói riêng. Như thể chủ nghĩa xã hội ở Cuba, khác với nguyên bản hiện thực ở Đông Âu và châu Á, là phiên bản riêng của châu Mỹ Latin, một chủ nghĩa xã hội huyền ảo mà Gabriel García Márquez, đại diện hoàn hảo của trường phái văn chương hiện thực huyền ảo, trung thành đến trọn đời.

    02-3.jpg
    Bức tranh „Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ (1946“, của Tô Ngọc Vân- một điển hình của trường hợp nghệ sĩ bị mê hoặc.


    Hồ Chí Minh cũng từng và chưa thôi mê hoặc rất nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam và một số tác giả nước ngoài. Một người như nhà thơ Lê Đạt, hoàn thành trường ca Bác dịp giỗ đầu ông Hồ khi chính mình đang chịu nạn của chế độ mà vị lãnh tụ này đóng vai trò quyết định, với những câu rất Lê Đạt: Mây trắng đền Hùng/ Râu Bác ung dung… chắc chắn đã viết theo mệnh lệnh của trái tim riêng chứ không phải của Ban Tuyên giáo. Bức “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” của Tô Ngọc Vân tuy xuất phát từ đề nghị của Hội Văn hóa Cứu quốc, song cảm xúc sâu đậm của họa sĩ trước người mẫu mãi mãi còn lại trên mặt vải. Ngay cả người có vẻ giữ một khoảng cách tỉnh táo, nhạc sĩ Phạm Duy, cũng không thể phủ nhận ấn tượng đặc biệt khi gặp ông Hồ thuật lại trong hồi ký.


    Quyền lực tha hóa và cám dỗ. Quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối và cám dỗ tuyệt đối. Thế kỷ hai mươi sinh ra một loạt những nhân vật thâu tóm toàn bộ quyền lực của một phong trào, một quốc gia hay thậm chí của cả một hệ thống vào riêng một cá nhân mình. Các nhà độc tài đó đều dán lên trán một ý chí mãnh liệt và đội trên đầu một cái Tôi khổng lồ. Trước ba thứ ấy cộng lại, một quyền lực vô hạn, một ý chí vô song và một cái Tôi vô cùng, bị khuất phục trước tiên là những kẻ thuộc giống nòi homo poeticus, nhất là khi nhà độc tài lại sính thơ phú văn chương. Pablo Neruda, Nobel 1971, không phải là nhà thơ duy nhất ca tụng Stalin ngoài Tố Hữu.

    03-2.jpg
    Fidel Castro tiếp Sartre và Simon de Beauvoir năm 1960. Ảnh: Alberto Korda

    Nhà độc tài Cuba lại có nhiều hơn những thứ ấy. Ông có một vẻ ngoài quyến rũ không chỉ phụ nữ, rất nhiều phụ nữ. Khác với râu “Bác Hồ“ chỉ in dấu trong thơ ca Việt, râu Fidel và râu Che Guevara đã vĩnh viễn gắn mác cho cách mạng Mỹ Latin, như tóc Beatles ở phương Tây cho cách mạng văn hóa của giới trẻ. So với một phần nhỏ các cuộc phiêu lưu của Fidel, những bộ phim Indiana Jones của Hollywood thật nhạt nhẽo. Không lâu nữa câu chuyện người tình Đức của ông, nàng Marita đem thuốc độc của CIA vứt vào bồn cầu dù bị chàng bạc đãi, sẽ lên màn ảnh, để chúng ta thắt tim một lần nữa về tình yêu cứu rỗi trong khi chính trị chỉ biết oán thù. Ông có thể tự giễu mình và pha trò đầy trí tuệ, trong khi hài hước là hàng cấm tuyệt đối trên toàn cõi thị trường tư tưởng Mác-Lê. Có thể tiếp cặp bom tấn tri thức Sartre và Simone de Beauvoir hàng tiếng đồng hồ không hết chuyện, những người từng gặp từ Mao, Khrushchev đến Tito và hầu hết các lãnh tụ cộng sản khác chỉ trừ Hồ Chí Minh. Có thể đích thân đưa họ đi khắp Cuba bằng xe, bằng thuyền, bằng trực thăng và bày những trò nghịch ngợm khác xa sự cứng đờ đầy nghi ngờ cố hữu của giới lãnh đạo đỏ. Có thể tranh giải câu cá với Hemingway và nghiêm túc thuật lại ba ngày vật lộn trong Ông già và Biển cả, cho đến lúc ông lão Santiago phóng lao giết chết con cá kiếm khổng lồ. Có thể hùng biện đúng 7 tiếng 15 phút đồng hồ không nghỉ trước Liên Hiệp Quốc và thức thâu đêm tán chuyện với các nhà văn. Kịch tác gia Arthur Miller kể lại một chuyến thăm Cuba năm 2000, ông già Fidel 74 tuổi tràn đầy sức sống, đầu vẫn sáng, lưỡi vẫn dẻo, càng về khuya càng máu, trong khi người bạn chí cốt Gabo – Gabriel García Márquez – nhỏ hơn một tuổi đã thẳng lưng ngủ ngồi trên ghế bên cạnh từ lâu. Không ai hơn Gabo trong nghệ thuật ca ngợi Fidel. Từ lời tựa của ông cho cuốn Habla Fidel (1988) của nhà báo Ý Gianni Minà, tôi được biết: Ngoài vô vàn phẩm chất phi thường như mỗi sáng điểm tâm bằng 200 trang tin tức, hay khả năng miêu tả một trận đánh ở Angola như thể mình trực tiếp có mặt, Fidel còn nấu ăn cực khoa học và mỗi ngày tập thể dục mấy tiếng đồng hồ. Quả là một nhân vật như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết của chính García Márquez. Vị trưởng lão cuối cùng, sống sót qua cả mùa thu của cách mạng Nam Mỹ, nay cũng theo người bạn quý ra đi.


    Nhà văn Chile Roberto Bolaño trong cuộc đời ngắn ngủi của mình đã dành nhiều công sức đào mồ chôn đặc sản văn học của châu lục quê hương ông. Không ai còn có thể mất hồn vì những con thỏ ăn thịt đồng loại rượt đuổi những con bò khổng lồ trên đồng cỏ Nam Mỹ mênh mông nữa. Ông thấy những vụ quàng vai bá cổ của García Márquez với các nhà độc tài khắp năm châu bốc mùi khủng khiếp và văn học hiện thực huyền ảo còn bốc mùi nhiều hơn. Chủ nghĩa xã hội huyền ảo của Cuba, cũng một đặc sản Nam Mỹ, hẳn cùng chung số phận. Cuối cùng, với tất cả những lãng mạn xì-gà râu tóc, nó cũng chỉ là một phiên bản không mấy xa nguyên bản chính thống đã thuộc về lịch sử.


    Trong ký sự Cuba đã dẫn, mười sáu năm trước, Arthur Miller nhận xét: Sau nửa thế kỷ nắm quyền, Fidel đã thành một sinh thể lộn thời đại. Một chiếc đồng hồ cổ chỉ sai giờ, cứ đêm khuya lại tùy tiện đánh chuông phá sự yên bình của cả xóm. Xóm nghèo Cuba, anh hùng, lạc hậu như thuở nào, tiền đồn của một hệ thống đã biến mất.
    một bài viết cũ hơn
    Người Việt ở Đức cảm tình với AfD đòi nã súng vào cả đàn bà và trẻ em Trung Đông tị nạn? Thì người Mỹ gốc Cuba ở Florida bỏ phiếu cho The Donald đòi xây Vạn lý Trường thành ngăn dân Mễ. Nỗi sợ cũng toàn cầu hóa như nghề buôn nỗi sợ.

    Mùa thu năm ngoái, khi Thủ tướng Đức tuyên bố giang tay đón người tị nạn, tôi đã sởn gai ốc khi đọc vô số bình luận của người Việt trên Facebook, rằng mụ Merkel này ngu như chó, không đâu bỗng nhiên mở toang cửa cho bọn lợn Hồi giáo ùn vào ỉa bậy, kiểu này thì nước Đức văn hiến tan tành thôi em ơi. Nỗi sợ từ những người Đức trước khủng hoảng di dân đã dễ dàng bước nhanh vào lòng người Việt và ở lì trong đó. Tôi đoán không ít người trong số họ đến từ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang trên đà phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vì người Việt đến từ Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ không dễ quên bi kịch thuyền nhân của mình, khó cầm lòng trước những số phận tương đồng: phần lớn người tị nạn tại Đức đến từ Syria còn tan nát bởi đạn bom của vô vàn bên tham chiến hơn nước Việt bốn mươi năm trước. Tôi đoán họ hay cha mẹ họ, trước khi trở thành những ông bà chủ của các nhà hàng sushi và quán ăn Việt-Thái, các quầy hoa và sạp rau quả, các kiosk bán báo và tiệm làm móng, các cửa hàng 99 xu và shop thời trang Trung Quốc, trước khi thành đạt đều đã là những người tị nạn kinh tế chứ không hề dấn thân chính trị chống một chính quyền trước sau vẫn độc tài. Họ đã qua rất nhiều sóng gió; đã không từ một mưu chước nào để kiếm một “bộ giấy tờ” ngon lành; đã sống chui và làm nhủi, đã ăn cắp, buôn lậu và lừa đảo; rồi ngay cả khi đã được khen là hội nhập tốt, con cái chăm học, cha mẹ chăm làm, vẫn chưa hết tâm lí ẵm tiền chùa, “ăn xã hội” và vơ vét không từ một chế độ an sinh nào mà nhà nước phúc lợi này có thể cung cấp. Theo số liệu năm 2014, trong 84437 người Việt định cư tại Đức, 23442 người sống bằng trợ cấp thất nghiệp. Đó là 27,8%, chưa kể cả chục ngàn người nữa đang nhận trợ cấp xã hội hay tiền xã hội hay phụ cấp hưu trí hay trợ cấp tị nạn. Tỉ lệ này ở người Ấn là 12,8%, người Thái 10,8%, người nước ngoài nói chung 18,6%, người Đức 6,9%.
     
    Last edited by a moderator: 8/12/16
    Ngón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Thấy giống INFP. Cả hai bài viết đều lấp ló cái cảm xúc hoài niệm man mác, quyến luyến mà sâu cay Fi. Không có Fe vì cảm xúc Fe sẽ thoải mái biểu lộ, bộc trực, còn Fi thì ẩn hơn.

    ---------------------------------
    Những người thuyền nhân thế hệ cũ như trên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng "cộng sản - tư bản", là 2 cái political ideologies chỉ có ý nghĩa thời chiến tranh lạnh với 2 anh đại là Mỹ với Liên Xô. Chứ bây giờ trừ Cuba chưa dc gỡ bỏ cấm vận dứt điểm ra thì các nước theo cncs với "tư bản" đã bình thường hóa quan hệ, bắt tay làm ăn từ lâu lắm rồi.
     
    Last edited by a moderator: 10/12/16
    Ngón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  7. lemming

    lemming Guest

    xem miệng lưỡi đoán type, đúng vậy, k rõ i hay e mà bài viết k có gì mới mẻ, chủ yếu truyền đạt lại nhận định có sẵn thôi. thấy nhiều Ne
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Cô Hoài này là ISTJ, chủ trang talawas, kiến thức rộng và tìm hiểu về văn hóa Việt rất sâu nên chắc lemming tưởng là Ne.

    Đọc bài này thì thấy Si Te rất rõ, sử dụng rất nhiều kiến thức lẻ tẻ thu nạp được (Si) để đưa đến kết luận (Te).
     
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    À cũng có thể là INFP như Haru nói (bộ func đảo lại), nhưng nếu là INFP thì Si Te phải rất phát triển.
     
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Thảo nào mới đầu cứ nghĩ INFP với loop Fi-Si, đúng ra là Si-Fi. Talawas+blog procontra thì đúng là ISTJ rồi.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.