Nhưng trí tưởng tượng ko từ sách hay các nguồn khác thì từ đâu ra. Nguồn khác thế nào thì ko biết chứ kiến thức từ sách là kết quả quá trình nghiên cứu lâu dài của rất nhiều người(ko nói đến thể loại fiction), đáng để đọc+suy ngẫm. Mình gần đây chủ yếu đọc các tác phẩm của Marx và Engels. "Tư bản" thì chưa đọc, còn "Nguồn gốc của gia đình", "Tuyên ngôn của ĐCS" với "Sự khốn cùng của triết học" rất hay. Cơ bản nó nói lên mối quan hệ tương tác giữa kinh tế - chính trị - xã hội, giữa các mô hình xã hội và phương thức sản xuất.
Có thể thấy "Sức mạnh của hiện tại" đánh mạnh vào cái ta duy lí bằng cách đưa sự chú ý ("niệm") về với hiện tại. Thực ra mà nói "niệm" như thế này (không dám dùng từ "chánh niệm") cũng tốt cho procrastinator trong một liệu pháp tổng hợp, nhưng không thể bê nguyên cuốn này ra cho bất kì ai đọc. Vì nó nhồi quá nhiều giáo điều và không có một chút gì về kĩ thuật, vả lại tác giả nghĩ vấn đề duy nhất là "suy nghĩ". Sai rồi.
À đọc ko kỹ tưởng "sức mạnh của hiện tại" là concept cá nhân. Nghe có vẻ thú vị để bookmark tối đọc thử.
Một trong những thông điệp trong quyển này là "You are not your mind". Mình thì mình sẽ viết là "Mind is not yours". Nhưng mà rồi ai cũng sẽ ngắm gà <censored> nên "Body is not yours" Thực ra thân bệnh không chữa mà gọi là "xả" hay "vô ngã" cũng sai, tâm lo nghĩ muôn chuyện mà không cho nó xả cũng sai. Tự nhiên nhớ lại 1 câu đại loại là "Xin cho con trí tuệ để nhận ra ước muốn này là có thể hay không thể" (max khó, nói thật).
Mình thích đọc và đọc nhiều từ bé. Bây giờ thành nghiện. Mình chủ yếu đọc tác phẩm văn học hiện đại như "Nhà giả kim", "Mùi hương", " Nỗi cô đơn của các số nguyên tố"...với cả tác phẩm của Dan Brown (chả biết xếp cái này vào đâu) và Lỗ Tấn. Ngoài ra mình thích sách khoa học của Carl Sagan, Stephen Hawking, Einstein... hơn là truyện trinh thám. Về mấy cuốn muốn giới thiệu thì không có, nguyên nhân thì xin trích John Green "And then there are books like An Imperial Affliction, which you can't tell people about, books so special and rare and yours that adveertising your affection feels like betrayal"
Lý thuyết là tổng hợp của thực tế Nhiều người nói lý thuyết khác thực tế nhiều lắm, trong khi không biết là chịu khó tìm hiểu thì những trường hợp đó đã được con người đúc kết cả trăm năm rồi. Lý thuyết giống như file đã nén, còn việc giải nén được mà xài không là tùy người. Còn: "nhiều thứ ngoài tầm hiểu biết của con người" thì bó tay rồi :v nhưng hi vọng sau khi người đó khám phá được thứ đó, sẽ truyền lại cho mọi người và hình thành lý thuyết mới. Tương tự với trí tưởng tượng và sáng tạo. Và mình căm thù những người cuồng sách mà làm gì đi đâu cũng trích dẫn câu này ở đâu, câu này ai nói. Giá trị của 1 lý thuyết, hay câu nói cụ thể nào đó chỉ có giá trị trong trường hợp đó thôi => Cái này là lý do mà người ta cay cú nói "Thực tế khác lý thuyết" đây. P/s: Cũng phải nói thêm, làm gì có ai tiếp thu được hết kiến thức nhân loại, nên quan sát, tự lập luận, tưởng tượng v.v.. ko đóng khung trong những gì đã biết là cần thiết
Có những cái không bao h viết thành sách nên lí thuyết ko cần đi trước thực hành (ý mình đang nói kiểu như dạy nghề ấy ) p/s: Mấy cái lưu ý an toàn lao động thì không tính no straw plz
Chuẩn này. Mình thấy nhiều trường hợp nói "sách lý thuyết suông, không thực tế" thường là chưa từng áp dụng lý thuyết trong sách ra thực tế bao giờ, hoặc tìm hiểu không kỹ nên kết quả không như sách nói, hoặc đọc mấy thể loại fiction tạp nham ngoài thị trường rồi phán thôi... Những sách non-fiction thường là quy luật con người đúc kết qua bao thế hệ nên ở mức độ nào đó luôn có giá trị nhất định. Mà hơi liên quan, một phần cũng là do ở VN thị trường sách không rộng, đa dạng thì toàn sách fiction giải trí chứ học thuật mà hay toàn phải kiếm ebook trên mạng.