Hỏi các INFP: Mục đích, giá trị sống của bạn là gì?

Thảo luận trong '16 type và trải nghiệm' bắt đầu bởi hntrada, 17/4/15.

  1. hntrada

    hntrada Thành viên

    Tham gia ngày:
    10/1/15
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    INFP
    Khi mình tìm hiểu về INFP, thấy 1 trong những điều cơ bản (với mình là cơ bản nhất) của INFP là thực hiện mọi thứ dựa theo cảm xúc và theo cách mà nó phù hợp với giá trị sống cá nhân.

    Nghe thì rõ ràng, nhưng quả thực càng nghĩ càng thấy mông lung. Trong đầu cứ băn khoăn câu hỏi:

    1. Giá trị sống cá nhân là gì ??? Có 1 định nghĩa rõ ràng không.
    2. Với INFP thông thường, giá trị sống cá nhân của các bạn là gì, điều gì dẫn dắt các bạn khi các bạn đứng trước 1 vấn đề hay hành động để giải quyết 1 sự việc nào đó?

    Mỗi người có 1 góc nhìn. Các bạn góp sức giúp mình giải đáp với nhé !!!
     
    Huyên Linh thích bài này.
  2. Mình nghĩ giá trị của INFP là giá trí sống, là quan điểm mà INFP luôn hướng về và bảo vệ. Đối với INFP thì điều tệ nhất là đi ngược với những giá trị này.

    INFP bình thường có thể rất linh hoạt, dễ dàng thông cảm cho người khác, chấp nhận cách sống và quan điểm của họ, lựa theo họ để tránh xung đột. Nhưng khi phạm phải những giá trị đó thì không.

    Việc sống trong một môi trường mà các giá trị này liên tục bị xâm phạm và làm trái là một điều vô cùng tệ hại đối với INFP. Vì Fi rất cá nhân, luôn đấu tranh chống lại những tác động bên ngoài, nhưng đồng thời cũng luôn tìm kiếm sự ủng hộ. (Mình tin đây là một trong những lí do khiến INFP đôi lúc bị cho là u uất, tiêu cực, cáu gắt - cái khác chắc là vì thất vọng về bản thân).

    Giá trị rất khác cảm xúc Nó là thứ tác động và ảnh hưởng mạng nhất đến cảm xúc. Và INFP có xu hướng đi theo những giá trị này hơn.
    VD: Đôi lúc mình cảm thấy không thể đồng cảm với một ai đó, thậm chí còn thêm chút khó chịu. Những các giá trị bảo mình phải thông cảm thì mình sẽ cố gắng đặt mình vào vị trí của họ, và giúp đỡ họ theo cách của mình. Đến lúc này cảm xúc lại bị giá trị chi phối.

    Với mình, các giá trị này không thể hiện rõ ràng, chỉ khi bị áp bức quá đáng mới bùng nổ (và mỗi INFP sẽ có những giá trị khác nhau chứ). Nó cũng không phải kiểu dễ dàng diễn giải ra kiểu:
    1. Sống tốt sống khỏe
    2. Bảo vệ môi trường
    3. Chan hòa với mọi người
    Bla...bla....
    Nếu bạn muốn tìm hiểu, theo mình cách tốt nhất là... đọc truyện của các tác giả INFP :)) Mình tin đây là nơi hệ thống giá trị sống được thể hiện mạnh mẽ nhất. :D
    INFP rất có xu hướng trải lòng bằng văn bản, dù là trên giấy thật hay trong đầu họ.
     
    Ann Huynh, Huyên Linh, hntrada3 others thích bài này.
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    'Giá trị sống' là khái niệm chung chung (type nào cũng có giá trị sống của type đó). Nếu là Fi thì cùng là F, cùng đặt nặng tình cảm, nhưng Fe sẽ hành động vì 'những người xung quanh tôi muốn vậy', Fi hành động vì 'tôi muốn vậy'. Dù vậy nhưng 'tôi muốn vậy' cũng là một khái niệm mơ hồ và dễ gây confuse (vì xét cho cùng thì cái gì chẳng bởi muốn vậy nên mới làm), nên có nhiều bạn Fe nhầm thì Fi và ngược lại đó.

    Cái khác biệt của Fi type là Fi không gây áp lực tình cảm cho những người xung quanh, tức là người ta ra sao thì cứ sống như vậy, Fi tôn trọng, không chỉ trích, không phán xét (trong khi thường Fe đưa ra một lô lốc những lời khuyên, ko được làm cái này, ko được làm cái kia) nếu như những điều đó không chạm tới những giá trị riêng tư của Fi (FP thường trở thành nơi người khác trút tâm sự là bởi cái 'không phán xét, không chỉ trích' này). Nói là tôn trọng cũng đúng mà không quan tâm cũng đúng một phần. Bạn nào xác định gắn bó với Fi trong một mối quan hệ lâu dài thì nên trù liệu trước: mặt tích cực là họ sẽ khó thay lòng, mặt tiêu cực là cái sự không quan tâm này của họ đôi khi bị xem là 'vô tâm', 'ích kỷ' (chạm đến sự đồng cảm thực sự của họ thường không dễ). Tiếp nữa là khi bạn trở thành một người quan trọng trong mắt Fi, là 'một phần của họ' thì họ lại có xu hướng 'gò' bạn để ăn khớp với các giá trị nội tại (lúc này lại khác với Fe).

    Như đã nói thì cụm từ 'giá trị sống' khá là mơ hồ, song có thể hiểu nó là thái độ nhận được từ những gì Fi tích lũy qua trải nghiệm cuộc sống, nó được tích lũy qua quá trình sống nên nó như kiểu một hệ thống vậy, nó khác với Fe hoặc Te thay đổi tùy dữ kiện bên ngoài. Cho nên muốn thuyết phục họ thay đổi một chi tiết thì phải phá đi cả cái hệ thống đó mà như vậy thì siêu khó -,-.
     
    Đỗ Đức Long, Tramynhienphan2808 thích bài này.
  4. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Mình chỉ định nghĩa 'giá trị sống' thôi.

    Giá trị sống, theo một ý niệm cơ bản nhất, là 'những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống'. Thường thì giá trị sống này có ảnh hưởng và chi phối một cách bao quát tới hành động và quyết định của con người. Đó không phải tính cá nhân, cũng không phải là xu hướng tình cảm, nó là một thước đo, chính xác hơn, là hệ thống mà từ đó người ta dựa vào đó để đánh giá độ đúng sai tốt xấu của một người, vật, hoặc việc. Và thường thì người nào có giá trị sống nào sẽ theo đuổi giá trị sống đó và cho rằng khi đạt được cái thứ 'tốt đẹp nhất' đó cuộc sống mới có giá trị. Ai cũng có giá trị sống, ai cũng theo đuổi giá trị sống, không có ai hơn ai, ai kém ai về khoản theo đuổi này cả. Ví dụ như một người quan niệm cống hiến hết mình cho cộng đồng, người lại quan niệm có một gia đình yên an, có người lại theo đuổi kiến thức,... Nếu gọi đó là niềm tin, cũng đúng, nhưng cũng chỉ đúng một phần, vì còn thiếu vế đằng sau nữa.

    Đó chính là động lực của con người. :))
     
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @nhienphan2808 : Thì Fe có 'sở thích' làm người khác hài lòng, Te có 'sở thích' áp đảo người khác bằng lý luận, Ti có 'sở thích' với những thứ chính xác. Tất cả những trường hợp này anh gặp rồi và họ đều từng có lần nghĩ mình là Fi :)) Bởi do cách diễn đạt như vậy đó.

    Linh dùng từ chính xác rồi (hôm qua không nghĩ ra từ này), đó là động cơ hành động của Fi xuất phát từ nội tại, nếu như Fi không cảm thấy được thiết tha thì sẽ rất khó hành động. F/T cuối cùng cũng là xu hướng ra quyết định mà.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  6. hntrada

    hntrada Thành viên

    Tham gia ngày:
    10/1/15
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    INFP
    Không biết do minh nói không rõ, hoặc không hiểu hết ý các câu trả lời của mọi người mà vẫn cảm thấy câu hỏi chỉ được trả lời một phần.

    Mình không quá đi sâu vào việc Fi sẽ phản ứng thế nào, cái mình băn khoăn ở đây là cái LÕI của INFP ( gọi mĩ miều là "Giá trị sống" nó là cái gì, và ví dụ cụ thể của nó trong mỗi con người)

    Mình xin phép tóm tắt ý hiểu của mình theo comments của mọi người:
    1."Giá trị sống" theo Hoàng Thảo:
    - Là quan điểm mà các INFP hướng về và bảo vệ nó
    - Không thể hiện rõ ràng (cái này đọc xong thấy gật gù ghê. Vì hình như INFP vốn dĩ đã không rõ ràng. Lại thêm cái Ne nữa lên lúc nào cũng kiểu thu thập thông tin từ các nơi, nên overload, đôi khi tự gắn cho mình những quan điểm mà mình ko phải)
    - Chỉ thể hiện khi áp bức quá đáng
    2. Theo Cerca:
    - Là thái độ nhận được từ những gì Fi tích lũy qua trải nghiệm cuộc sống, nó được tích lũy qua quá trình sống
    - Kiểu một hệ thống vậy
    3. Theo Nhiên Thảo
    - Là sự "riêng biệt" của bản thân
    4. Theo Linh
    - Đó không phải tính cá nhân, cũng không phải là xu hướng tình cảm,
    - Là một thước đo, chính xác hơn, là hệ thống mà từ đó người ta dựa vào đó để đánh giá độ đúng sai tốt xấu của một người, vật, hoặc việc
    - Là những thứ tốt đẹp trong cuộc sống

    Nhìn lại lại có thể tạm hiểu "GTS là 1 hệ thống, được các INFP tích lũy qua các trải nghiệm cuộc sống mà xây dựng lên. Nó sẽ là thước đo, kim chỉ nam cho INFP trong mọi mặt của cuộc sống. "

    Băn khoăn tiếp theo là:
    1. Những ngưởi chưa trải nghiệm thì sẽ không có GTS?
    2. Những người trải nghiệm mà không có sự đúc rút, tích lũy lại, thì không có GTS? hoặc là không có GTS rõ ràng?
    3. Những người không tự trải nghiệm mà lấy thông tin, lấy kiến thức từ bên ngoài về có thể có GTS của bản thân không?
    4. Cách nào để có GTS của bản thân 1 cách rõ ràng?
    5. GTS có thể thay đổi theo trải nghiệm, vậy có phần nảo của nó là "cốt lõi", là "riêng biệt" của bản thân mà 1 INFP sinh ra đã có không? Và nếu có là gì?
    6. Vẫn câu hỏi cũ, các cao nhân INFP có thể chia sẻ 1 chút về GTS của bản thân không ????
     
    Hồng Nhung thích bài này.
  7. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    'trải nghiệm' ở đây là gì ~

    1, 2, 3. Theo mình, giá trị sống của mỗi người đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, ví dụ đa số mọi người đều coi trọng một số đức tính như 'thật thà', 'tốt bụng'; nhưng nếu bạn sinh ra trong một môi trường coi trọng học hành kiến thức thì sẽ có một phần nào đó bạn cũng vậy ~... Nếu như giá trị sống đúng như bạn nói, thì nó cũng có thể có qua giao tiếp và cuộc sống hàng ngày, mọi người xung quanh coi trọng nó mà người đó cũng tự động coi trọng nó vậy, không cần thiết phải qua cái gì đó ghê gớm hay to tát cả. Tuy nhiên, theo cá nhân mình, dạng như này sẽ không tạo được động lực lớn để con người vươn lên hướng theo nó do nó không có một chỗ dựa vững chắc mà chỉ là niềm tin từ bên ngoài, hiểu theo một khía cạnh nào đó chính là mờ nhạt không rõ.

    4. Đầu tiên bạn phải xác định rõ mình muốn cái gì, cái gì tạo cho bạn động lực lớn nhất; và để biết được điều này cần nhiều trải nghiệm.

    5 và 6 bỏ qua do mình không phải INFP. Tuy nhiên theo ý kiến riêng thì không có cái gì sinh ra đã có cả á.
     
  8. hntrada

    hntrada Thành viên

    Tham gia ngày:
    10/1/15
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    INFP
    @Linh Ý kiến của bạn cho là:
    "thì nó cũng có thể có qua giao tiếp và cuộc sống hàng ngày, mọi người xung quanh coi trọng nó mà người đó cũng tự động coi trọng nó vậy, không cần thiết phải qua cái gì đó ghê gớm hay to tát cả" thì mình e là không đúng.
    Sự ảnh hưởng là đương nhiên có. Nhưng mình nhận thấy việc cách mà INFP dựa theo cái bản ngã cá nhân của nó mà làm mọi thứ, nó mạnh hơn rất nhiều so với việc chỉ là "tự động" theo như bạn nghĩ.
    @Nhiên Phan: Những thứ bạn liệt kê với mình nó thiên về cảm xúc nhiều hơn. Thấy GTS của INFP nó mạnh hơn cảm xúc rất nhiều (ví dụ của Hoàng Thảo)
     
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @hntrada : 'Giá trị sống' là một khái niệm không rõ ràng. Bất cứ type nào cũng có giá trị sống của type đó thôi. Ví dụ INFJ có giá trị sống của họ là hy sinh vì con người, INTP là đề cao kiến thức. Nên nếu cứ bám vào giá trị sống thì chúng ta sẽ đi vào vòng luẩn quẩn (hoặc bạn phải định nghĩa rõ GTS bạn đang nói tới).

    Cái này đúng. Tuy nhiên trường hợp này không thể xảy ra vì đã xuất hiện trên đời tức là đã trải nghiệm một cái gì đó rồi.

    Mình nghĩ là đúng, tuy nhiên sự đúc rút này có thể là có ý thức hoặc vô ý thức (vô thức ví dụ như khi đụng vào lửa thấy bỏng tay -> lần sau không đụng nữa).

    Định nghĩa trải nghiệm của bạn và mình có khác nhau. Lấy thông tin bên ngoài cũng là một sự trải nghiệm vậy.

    Câu này phải là 'ý thức được GTS của bản thân một cách rõ ràng' thì đúng hơn. Cái này đòi hỏi năng lực tự quán chiếu bản thân tương đối mạnh.

    Cái này lạm sang vấn đề sinh học rồi, cốt lõi của mỗi người là bộ DNA của họ đó :D.

    Bản chất của Te/Ti/Fe/Fi là cách quyết định, tức là dựa trên cái đó để quyết định. Như INFP họ dựa trên giá trị quan của bản thân để quyết định (ko có nghĩa họ ko có đầu óc, ko biết suy nghĩ, ko nghĩ cho người khác v.v.v). Các type non-Fi cũng vậy, họ dựa vào những cái khác, không phải họ không có những giá trị sống riêng của mình.
     
    Thế Giới thích bài này.
  10. @nhienphan2808 : em nghĩ cái chị quan tâm chính là "độc đáo, riêng biệt"
    -----------------------------------
    Cảm xúc của INFP nó không được rõ ràng như ISFP.

    Khi đụng phải một vấn đề nào đó mà xác định được ngay thích/không thích hay không thích là một điều vô cũng khó khăn.
    Ne luôn đặt câu hỏi: tại sao người ta lại người ta lại thấy cái này đúng/sai? Lúc này đúng nhưng khi khác lại sai. Đúng với người này rồi sai với người kia? Liệu cảm giác của mình có đúng đắn...v....v....

    INFP rất quan tâm đến việc "mình có làm đúng hay không" (hình như các NFs đều có đặc điểm này). Và khi còn nhỏ thì nó gần như là nỗi ám ảnh. Nếu điều INFP coi là đúng mà với người khác nó chẳng là gì thì sẽ gây tổn thương tinh thần nặng nề cho INFP (vì INFP ko có khả năng gạt bỏ hoàn toàn quan niệm của người khác).

    Bạn xung đột mạnh mẽ với INFP, họ có thể tức giận bỏ đi, nhưng cái kiểu "bạn nghĩ gì thì nghĩ, tôi ko quan tâm, tôi cứ làm gì tôi thích" thì ko làm đc. Họ sẽ kiểm tra lại quan điểm của mình để chắc chắn là nó đúng, đồng thời cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Sự phản đối sẽ luôn quanh quẩn trong đầu họ.

    Dù là P nhưng INFP thường tự đặt ti tỉ nguyên tắc, tiêu chuẩn; và tự đổ lổi và khiển trách mình nặng nề nếu không đạt "tiêu chuẩn". Các INFP nhỏ tuổi thậm chí còn tự ép mình vào cái khuôn, cái tiêu chuẩn của riêng họ; thậm chí có thể còn ném mình vào cuộc cạch tranh mà vốn đem lại nhiều cảm xúc tiêu cực cho họ (điều này khác TJ, TJ thường khá thoải mái trong chuyện ganh đua).
    => Rất hay tự ép uổng bản thân mình

    Và không phải tự nhiên mà nó đc gọi là Idealist. INFP khó chấp nhận điều gì chệch khỏi cái "Idealist" của mình.

    INFP cũng không có nhu cầu thể hiện mình đặc biệt, không giống ai. Chỉ khi cảm thấy không hòa nhập đc với thế giới thì suy nghĩ ấy mới lộ ra như một cơ chế tự vệ tự nhiên thôi.

    Sau khi tìm hiểu và quan sát thì mình thấy INFP thường có xu hướng như vậy, không thể chắc đó có phải là giá trị bạn muốn nói đến không.
     
    Last edited by a moderator: 22/4/15
    Wind, Đỗ Đức Long, hntrada2 others thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.