[Socionics] Trao đổi thông tin - Kepinski

Thảo luận trong 'Socionics' bắt đầu bởi Huyên Linh, 3/2/16.

  1. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Bạn có thể thấy cái tiêu đề giống lừa tình, nhưng thực ra Ausra Augustinavichiute đã dựa vào ý tưởng của Kepinski và nghiên cứu của Jung để tạo ra một mô hình của function được sử dụng trong Socionics (A-model of function) :v

    Trong quá trình trao đổi thông tin và năng lượng với môi trường bên ngoài, mỗi sinh vật sống, từ đơn giản tới phức tạp nhất, đều cố gắng giữ lấy trật tự của riêng mình. Việc mất đi trật tự cũng có nghĩa tương đương với cái chết, tương đương với chiến thắng của định luật cân bằng nhiệt. Dù cho những luôn luôn có hiển hiện tới đâu trong hệ thống sinh vật, không một phần tử nào trong hệ thống đó đứng yên. Sau những bước cách ngắn, chúng bị thay thế bởi các phần tử khác từ môi trường. Sự cố định chỉ được bảo toàn trong cốt lõi hệ thống, trong trật tự độc nhất của sinh vật đó. Sự độc nhất này, liên hệ tới trật tự riêng ở cấp độ sinh hoá (sự phân hoá protein), sinh lý, hình thái và cũng liên hệ tới cấp độ thông tin.

    Trật tự ở cấp độ thông tin liên hệ tới những tín hiệu mà sinh vật thu được từ môi trường xung quanh và những cách phản ứng lại của chúng. Quá trình trao đổi thông tin tới đây không chỉ mang tính chất cá nhân, mà nó còn liên quan tới môi trường xung quanh sinh vật đó - nơi những thông tin được thu thập một cách độc nhất, và cũng nhận được những phản ứng độc nhất. Trong quá trình phát triển hệ thần kinh, trao đổi thông tin càng có công trạng lớn hơn so với quá trình trao đổi năng lượng.

    Việc duy trì những trật tự đòi hỏi những nỗ lực liên tục của sinh vật - chính là những điều kiện sống. Thành quả của những cố gắng này được lưu giữ thông qua di truyền sinh học. Di truyền sinh học đã cho phép trật tự được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sinh sản hữu tính cho phép duy trì sự đa dạng của các cấu trúc, sinh sản vô tính cho phép tế bào gốc sao chép nguyên bản từ tế bào mẹ. Hình thức sinh sản vô tính gần giống như sản xuất trong kỹ thuật - các mô hình được xây dựng một cách chính xác từ những bản mẫu thử nghiệm.

    Con người, ngoài nhận được sự nối tiếp về mặt di truyền, còn được thừa kế ở mức độ xã hội, vì vậy nên con người có thể đạt được những giá trị về vật chất và trí tuệ. Nỗ lực của hàng ngàn thế hệ tích trữ những thông tin về thế giới xung quanh, xây dựng nên những giá trị đạo đức và giá trị nghệ thuật,... được chuyển giao liên tiếp qua những thế hệ. Nếu như con người bị tước đoạt mất quyền thừa kế này, thế hệ mới sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Sẽ không có sự tiến hoá văn hoá.*

    Các vấn đề liên quan tới trật tự còn liên hệ trực tiếp tới những vấn đề về sở hữu. Để chuyển hoá môi trường xung quanh thành một phần trong trật tự độc nhất, việc cần làm đầu tiên là sở hữu một phần của môi trường, trở thành chủ sở hữu của nó. Đấu tranh cho lãnh thổ, không chỉ có con người, mà có hàng ngàn động vật và thực vật. Sự đe doạ về lãnh thổ gây nên phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của sinh vật.*


    Vấn đề về sở hữu cũng tồn tại ngay trong sinh vật đa bào. Hàng tỷ tế bào cũng phải được tuân theo một trật tự nhất định. Trật tự này được mã hoá trong các vật chất di truyền, là chất căn bản của bất cứ nhân tế bào nào. Tế bào không tồn tại nếu thiếu vật chất di truyền. Nội tiết và hệ thần kinh đóng vai trò thứ yếu cho hoạt động gen, tăng cường cho hoạt động của gen, phân phối và điều chỉnh cho hoạt động của gen tuỳ theo nhu cầu của sinh vật và điều kiện môi trường bên ngoài.

    Các khối u có thể coi là một dạng của sự bất tuân trật tự của các tế bào. Các tế bào u, sau khi được giải thoát, cùng với sự bất cần về sự sống của sinh vật mà nó đang bám vào, nhân lên gấp bội.

    Các sinh vật không thể không đối mặt với vấn đề quyền lực. Vấn đề này tồn tại cả ở trong những sinh vật ở bậc thấp nhất sinh giới. Để được sống và nhân lên, sinh vật cần phải chính phục được môi trường bên ngoài, và một trong những biểu hiện phóng đại của nó trong bệnh lý của con người là bệnh tâm thần phân liệt. Trong giai đoạn nặng của bệnh, các bệnh nhân thường cảm thấy một đấng toàn năng thần thánh, đọc suy nghĩ của mọi người, làm chủ mong muốn và hành động của mọi người, bệnh nhân thường cảm thấy như mình bị tước đi quyền làm chủ. Họ thường xuyên phải đối mặt với tình cảnh tiến thoái lưỡng nan - "Tôi điều khiển họ - Họ điều khiển tôi."

    Nhưng vấn đề quyền lực không chỉ có liên hệ mật thiết tới sinh tồn, mà còn có liên hệ tới định luật bảo toàn và quá trình trao đổi thông tin. Nhưng sở hữu là đơn phương, trong khi bảo toàn và trao đổi thông tin là đa phương. Những phần của môi trường buộc phải bị phá huỷ để phục vụ cho sự tồn tại của sinh vật, không còn ở vị thế làm chủ nữa. (Trong quan hệ tình dục sở hữu là đa phương, cá nhân trở thành ông chủ và nô lệ của bạn tình.) Trong quá trình trao đổi thông tin, sinh vật buộc phải giả định trật tự của môi trường, đồng thời trở thành một phần của trật tự đó.

    Ba dạng của sở hữu cùng chung một đại từ sở hữu: "my" (của tôi), gồm: thức ăn, tiền bạc, nơi sống,... các giá trị vật chất tuân theo luật sinh tồn; bạn tình, gia đình, quốc gia, tôn giáo,... những giá trị về mặt tuân theo luật cân bằng; và cuối cùng là những giá trị thuộc về những cảm xúc, trải nghiệm, kiến thức, giải pháp và hành động,... của chính họ. Các thông tin, thâm nhập từ bên ngoài môi trường, được sắp xếp bởi một phương thức đặc biệt, gây nên những phản ứng rất riêng biệt.

    Trao đổi thông tin, như Pavlov định nghĩa là một hoạt động phản xạ, đã phóng to phạm vi của sinh vật trên môi trường xung quanh. "Của tôi" lúc này không chỉ còn bó hẹp trong phần môi trường mà đã được đồng nhất với sinh vật, mà còn mở rộng ra các tầng môi trường xung quanh, thông qua những kết nối ngắn hạn mà tối thiểu hoá nguồn năng lượng không tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng, chúng trở thành những tín hiệu sinh phản ứng. Trao đổi thông tin là bước đệm cho sự đồng nhất và hoạt động sinh sản với môi trường xung quanh. Trước khi trở thành sở hữu của sinh vật theo nghĩa vật chất và tình dục, những giá trị phải trở nên có định hướng, định hướng này phải tuân theo hai định luật sinh học cơ bản: sự sinh tồn và dạng thức.

    Trong quá trình phát triển của hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống mà tồn tại trong từng tế bào ở khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với môi trường - điều gây nên sự xuất hiện của sinh vật đa bào. Đầu tiên, nhờ chức năng của các định hướng này (thu nhận tín hiệu - thụ thể, phản ứng - tác động, chuyển giao, và ra lệnh - hệ thần kinh), sự sống chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống, và như bản chất của nó, bắt đầu đổ đầy hai phần định luật nói trên.

    Ngược lại, những sinh vật đơn giản nhất bị bó chặt trong khâu chuẩn bị này, việc chuẩn bị của chúng chỉ là tối thiểu. Môi trường xung quanh chỉ đóng vai trò trong việc chuyển hoá chúng vào một trật tự của chính nó. "Của tôi" trở thành của riêng tôi, và nếu như việc này không xảy ra, chúng mất đi trật tự của riêng mình, và bằng nghĩa với cái chết. Nếu như chúng ta cố gắng tái tạo lại những trải nghiệm ở cấp độ sinh học này, nó sẽ cảm giác như đi giữa sự toàn năng và cái chết. Môi trường hoặc hoàn toàn là của tôi, hoặc hoàn toàn xa lạ, ghẻ lạnh và chết chóc.

    Sự thoả mãn các nhu cầu sinh học cơ bản được liên kết với các trải nghiệm dễ chịu hoặc khó khăn. Môi trường "của tôi" là hút, còn xa lạ thì là đẩy. Sở hữu - Quyền lực là nguồn gốc của niềm vui, trong khi sự vắng mặt của nó nguyên do của sự sợ hãi. Sinh vật sẽ phải chạy, hoặc ở lại và tiêu diệt nó.

    Đây là một bài viết ngắn của Kepinski về trao đổi thông tin ~ Lưu ý rằng những bằng chứng thực nghiệm có giá trị vẫn chưa được tìm thấy để ủng hộ giả thuyết này, tuy rằng nó dựa trên những nguyên tắc của nhiệt động lực học và entropy.
    Trong quá trình chuyển ngữ có thể mình sẽ không tránh khỏi sai sót : )
     
    Last edited by a moderator: 3/2/16
    YukiocayChanh thích bài này.
  2. lemming

    lemming Guest

    có hình minh họa k bạn -.- dễ hiểu hơn
     
  3. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    @lemming :


    trong bài Kepinski có nhắc gián tiếp tới một số kiến thức như Fight or Flight responseCollective Learning, Order in Biology,

    Để cho tóm gọn thì mình xin đưa ra bản tóm tắt. Theo Kepinski, có hai định luật căn bản của sinh học, dựa vào định luật Canrot: “the organism is an open system and its negentropy rises or falls as results of processes described by the laws of life conservation and species conservation, respectively." Trong quá trình phát triển của sinh vật, quá trình trao đổi năng lượng chiếm vị trí chủ yếu nhưng luôn luôn đi cùng với quá trình trao đổi thông tin. Quá trình này luôn diễn ra trong một khoảng không-thời gian xác định, nhưng bị kiểm soát bởi một cấu trúc thống nhất, cho phép sinh vật tiếp thu và xử lý và đánh giá thông tin và điều chỉnh hành vi của sinh vật. Do sự trao đổi thông tin của mỗi sinh vật được quy định bởi những trải nghiệm quá khứ của sinh vật và những di truyền sinh vật được nhận lại (trong trường hợp của con người là cả di truyền về mặt xã hội, đạo đức, tri thức và nghệ thuật thông qua collective learning) và thêm nữa là mục đích hướng tương lai của sinh vật nên quá trình trao đổi và xử lý thông tin này là độc nhất, dẫn đến phản ứng của sinh vật đáp trả lại môi trường cũng là độc nhất. Cũng theo những bài viết của ông thì hệ thống giá trị có ba giá trị cơ bản mà sinh vật được di truyền lại, nó ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định, và ba giá trị này được "tự do" nhất ở con người và ít tự do nhất ở những sinh vật đơn giản như sinh vật đơn bào.
    Về trật tự thì ông cho rằng mỗi sinh vật có một trật tự riêng, và nhờ các cơ chế tâm lý duy trì các trật tự đó khi nó ở dạng vô thức; khi nó ở dạng ý thức thì nó bộc lộ ở dưới dạng hành động. Sinh vật cố gắng duy trì trật tự dưới sức ép từ những nhiễu loạn bên ngoài liên tục thay đổi, hoặc là từ những nhiễu loạn từ bên trong (suy nghĩ, mơ mộng, kí ức,...)​
     
    Last edited by a moderator: 3/2/16
  4. Cyan Wind

    Cyan Wind Guest

    Những thông tin trên vẫn còn ở phần giới thiệu chung chung về Socionics (chưa bàn đến tính khả dụng của nguồn dịch).

    Đầu tiên phải ghi nhận tâm huyết dịch bài của @Huyên Linh. Nhưng xét trong bối cảnh forum nhập nhèm tranh tối tranh sáng, số người thích dùng (chưa bàn đến dùng bậy) nhiều hơn số người thích xây, việc em chỉ dịch đến đây tạo ra một số vấn đề sau:
    • Hầu hết mọi người, với bản chất lười biếng (chưa bàn đến rào cản ngoại ngữ), vẫn giữ thái độ dè chừng với Socionics chứ ko đón nhận.
    • Do chỉ dịch đến phần giới thiệu (chưa bàn đến tính khả tín của nguồn dịch), mọi người cũng ko thể tranh luận gì thêm để làm rõ vấn đề.
    • Trường hợp tồn tại một số ít người có những niềm tin đối lập, thậm chí thù địch, sẽ vin vào những "mẩu" dang dở của em để tấn công phần còn lại của hệ thống.
    Tất nhiên, cũng phải xét động cơ của người dịch là gì. Có thể em chỉ muốn dịch vài ba bài để tăng kĩ năng dịch thuật. Nhưng với anh, cho người khác vài vụn bánh mì (em tốn công dịch một số bài) để rồi bị tấn công ngược lại (tạo chỗ cho những quan điểm bẻ-cong-thực-tế) thì còn tệ hơn không cho gì.
     
    Last edited by a moderator: 12/2/17
    rogp10Bạch Tuyễn thích bài này.
  5. @Cyan Wind : ^^ Dạ đọc tổng thể bài thì nó không liên quan gì tới Socionics lắm, ^^ với cả em thấy bài viết này hay là ý nghĩa nên em dịch cho mọi người đọc thôi ạ ^^

    Nhưng công nhận là em chưa nhìn toàn cảnh vấn đề ^~^ Có thể một ngày đẹp trời nào đó em sẽ quay lại và post đầy đủ về Socionics (nếu chưa ai làm) ^^
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.