BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình như xuôi, mà thật ra lại ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại; dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽ tự nhiên như thế. Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: “Nước Trần không nên đánh." Trang vương hỏi: “Tại làm sao? Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều." Triều thần có người Ninh Quốc nói: “Như thế thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều, thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần.” Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần. (Lã Thị Xuân Thu)
KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can nói rằng: "Ví bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, giết người, lấy của lẫn của nhau, thì nhà vua nghĩ ra thế nào? Văn Quân nói: Bao nhiêu người ở đất Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Ví tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn của nhau, thì ta tất đem trị tội thật nặng. Mặc Tử nói: Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của Giời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; hay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi được vạ giời hay sao! Văn Quân nói: Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta mà đánh Trịnh là thuận cái chí của giời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, giời đã ra tai, làm mất mùa luôn ba năm. Nay ta phải giúp giời mà giết Trịnh. Mặc Tử nói: Vua nước Trịnh ba đời giết cha, giời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Giời phạt như thế cũng đã là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: "Ta đánh Trịnh là ta thuận ý giời"; thì là nghĩa thế nào? Ví như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi bảo rằng: "Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó". Nói như thế, thì có nghe được không?" MẶC TỬ Nguồn: https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Cổ_học_tinh_hoa._Nguyễn_Văn_Ngọc,_Trần_Lê_Nhân/29
Hồi nhỏ đọc được loạt thơ ngụ ngôn La Fontaine khá hay, có nhớ hai bài này: SƯ TỬ VÀ MUỖI MẮT “ Hãy cút đi loài côn trùng dơ bẩn, Khuất mắt ta, đồ rác rưởi thế gian. Ta vẫy đuôi là thân xác ngươi tan. Đồ muỗi mắt yếu hèn trên trái đất!” Đó giọng ngông nghênh hống hách, Sư tử kia mắng muỗi nhỏ bay ngang. Muỗi trả lời: “hỡi bạo chúa ngang tàng Hãy im đi giọng khinh người ngạo nghễ. Người đừng cậy ngươi nanh to vuốt khỏe, Xưng bá, xưng hùng bạo chúa rừng xanh. Ngươi khinh ta bé nhỏ, mong manh, Ta tuyên bố, sẽ cho ngươi một trận. Tuyên chiến xong, trong tiếng kèn xung trận. Muỗi lao vào chích thẳng cổ chúa rừng. Khi vút lên, khi nhào xuống tung hoành, Đánh diện rộng, rồi tập trung đầu não. Con sư tử hực lên cơn điên dại, Tiếng thét gầm rung chuyển chốn sơn lâm. Bọt mép sùi ra mắt dữ tợn hung hăng, Muỗi liên tiếp đốt cổ, tai, mũi, mắt. Vuốt nanh mình, tự cắn mình rách nát, Máu ra nhiều, sư tử chết nhe răng! Muỗi mắt kia ra khỏi cuộc chiến tranh, Vui thắng trận nỗi hờn căm đã hả. Bay đó, bay đây khải hoàn ca rộn rã. Trên đường bay sa vào lưới nhện chăng. Muỗi hết đời! Bạn đọc hỡi thấy chăng! Câu chuyện trên rõ ràng hai chân lý. Một nói rằng: “trong những kẻ thù ta, Kẻ nhỏ nhất, nhiều khi nguy hiểm nhất. Hai nói lên: “chuyện lớn lao nguy ngập. Vượt được qua mà chuyện nhỏ thì không. Chuyện bình thường mà dẫn tới diệt vong." Tử thần và lão tiều phu "Lão tiều vác củi rừng một bó Củi đã nhiều thêm khổ niên cao Còng lưng lê gót lao đao Vừa rên vừa bước, cố sao đến nhà Hạ củi xuống lão già muốn khóc Tủi phận mình cực nhọc quanh năm Hết phu dịch, lại thuế thân Suốt đời chạy mặc, chạy ăn không rồi Chẳng một phút nghỉ ngơi, nhàn rỗi Thiếu bánh mì, chịu đói thường luôn Không vui mà chỉ có buồn Chào đời chí lão thảm thương cuộc đời [...] ^ Bản dịch trên mạng, ko hay, mình nhớ đoạn tiếp của bản đó thế này, ko tìm thấy bản này trên mạng: [...] Thế gian này lão biết tìm ai Cõi đời chẳng kẻ đoái hoài Tiều phu bèn gọi về nơi tử thần Nghe tiếng gọi tử thần vội tới Và sẵn sàng dìu lão theo chân Xua tay lão vội phân trần: "Nhờ nâng bó củi để lần về thôn" Khổ đau cùng quẫn hết đường Vẫn ham cuộc sống, lẽ thường thế gian" Theo personalitycafe thì ông La Fontaine là ENTP