Bạn thích làm nghề gì?

Thảo luận trong 'Hướng nghiệp' bắt đầu bởi dfuz6, 24/11/14.

  1. Nguyễn văn H

    Nguyễn văn H Thành viên

    Tham gia ngày:
    20/11/14
    Bài viết:
    13
    Thật ra lúc đầu gặp cái tiêu đề này, cái đấy đang là vấn đề về công việc của tớ. Tớ tiện hỏi để kiếm cách giải quyết thôi à. Bây giờ nhận đước câu trả lời khách quan rồi. ~ Thanks mọi người!
     
  2. cayChanh

    cayChanh Guest

    Giao thoa cả 3 điều kiện trên thì tớ thấy ngành tớ đang học khá phù hợp với mình. Tớ học IT, programming (thực ra cũng không hẳn vì ai học IT cũng phải học programming, còn chuyên sâu lại khác...).

    1. Năng lực, khả năng: không phải loại siêu sao gì nhưng chi tiết và sự lặp lại là 2 cái mình làm tốt nhất so với cái khả năng chậm hiểu của mình
    2. Tính cách: Tớ sợ con người:"p, mà thực ra là tớ sợ kiểu "small talk" (mặc dù đã cố gắng). Làm việc với máy tính có vẻ dễ chịu hơn
    3. Ước mơ biến con người thành siêu vi tính :p. Nếu không được thì lập thư viện điện tử cho một trường đại học nào đó cũng được :D

    P/s: Tớ thấy công việc này có vẻ hợp với INTJ hay INTP hơn. Nhưng tớ sẵn sàng làm quân cho INTP hơn, INTJ có vẻ hơi bảo thủ.
     
    Thuytien, Tiêu, Tiểu Phong2 others thích bài này.
  3. Nguyễn văn H

    Nguyễn văn H Thành viên

    Tham gia ngày:
    20/11/14
    Bài viết:
    13
    Hihi bạn Ngọc Tiến thấy thế nào khi ngồi làm programming?
     
  4. @Nguyễn văn H thật ra thì không phải không được. Ngày trước mình cũng từng nghĩ làm lập trình viên, nhưng lớn dần lên thì suy nghĩ chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác phát triển nó rõ ràng hơn.
    Còn thật ra mình không làm programming, nhưng mình vẫn hay tự vọc những cái như Photoshop, After Effect, hay các phần mềm khác. Nhưng đúng là khó với mình bởi vì programming cần chi tiết và lặp đi lặp lại. Ở điểm này thì ISTJ có phần làm tốt hơn.
     
    Nguyễn văn H thích bài này.
  5. cayChanh

    cayChanh Guest

    à có cái này bạn lưu ý là tâm lý học chuyên sâu với tư vấn tâm lý là 2 cái khác nhau. Học tâm lý học chuyên sâu thì bao gồm cả nghiên cứu, tư vấn, khảo sát, ... Với tớ thì cái ngành này là một cái ngành siêu quá sức với tớ vì bản chất nó quá trừu tượng. 'Sợ' là một điều tốt để kịp thời định hướng. (tớ sợ môn này có khi còn sợ nhiều hơn bạn)
     
    ThuytienTiêu thích bài này.
  6. @indebt mình là người học tâm lý nhưng cũng không biết bạn đang nói tâm lý học chuyên sâu là gì. Còn dù bạn học tư vấn ở đại học thì cũng vẫn phải học thạc sĩ về 1 chuyên ngành tâm lý (trong đó có tư vấn) thì mới được hành nghề. Đây là yêu cầu hầu hết ở các nước. Ở Việt Nam thì có lẽ đơn giản hơn, vì ngay cả đạo đức nghề nghiệp trong tâm lý tạm thời còn chưa có chính thức. Ngoài ra chỉ đơn giản học đại học thì nghiên cứu đã là môn không thể thiếu dù cho học gì chăng nữa trong tâm lý.

    Còn lý do sợ mà để định hướng và đổi hướng thì mình cũng chịu. Bạn cứ hỏi xem có bao nhiêu người nghe tới tâm lý, triết học mà không sợ. Bản thân mình học tâm lý khi về Abnormal Psychology về những cái ảo giác (thầy còn kể cho 1 người như bị ma ám đi đến nhờ tư vấn cả lớp nghe còn sợ). Nhưng chẳng có ai lại vì mấy cái đó mà không học tiếp cả.
    Hoặc đơn giản là nghề bác sĩ cần tiếp xúc máu me, có thể phải thực tập ở trên người khuất. Nhưng đó là các nỗi sợ họ cần phải trải qua.

    @Hồng Nhung bạn phải nghĩ xem tại sao bạn thích học tâm lý và nó có thể giúp ích gì cho bạn. Làm rõ nguyên nhân sợ cũng tốt, vì bạn có thể học nhưng bạn không làm việc trong lĩnh vực đó thì chả sao cả.
     
    Last edited by a moderator: 25/11/14
  7. cayChanh

    cayChanh Guest

    @Ngọc Tiến Tớ đoán bạn Nhung chưa đi sâu vào tâm lý học nên tớ chia làm 2 loại là chuyên sâu và bề nổi
    Bề nổi là cái nhìn với tâm lý học khi chưa học tâm lý học
    Chuyên sâu là cái nhìn với tâm lý học sau khi đã học tâm lý học

    Ngày trước khi chưa tìm hiểu về tâm lý học thì tớ ko nhìn nó giống như bây giờ. Tư vấn tâm lý sinh viên, giải tỏa stress cũng không nhất thiết phải có bằng thạc sĩ tâm lý. Diễn giả hay những người viết sách "phát triển bản thân" (cũng là 1 loại hình kích thích tinh thần) cũng không nhất thiết tất cả phải có bằng tâm lý. Tóm lại ngày trước tớ nhìn tâm lý học là kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói, kỹ năng nghe.....

    Còn bây giờ tớ nhìn tâm lý học như một môn khoa học mà kỹ năng giao tiếp nó là tập con của tâm lý học.
    Nếu tớ đã từng nhầm thì khả năng có người khác cũng nhầm, nghĩa là cẩn thận với cái bề nổi là bạn đang nhìn thấy.

    Còn cái sợ ở đây là sợ khó tiếp thu (không đơn thuần là sợ cái gì nó hữu hình). Nếu cái sợ của bạn Nhung ở đây là sợ khó tiếp thu, khó học so với những ngành khác thì ý định không đi chuyên ngành sâu về nó hoàn toàn là điều nên cân nhắc.
     
    TiêuHN. thích bài này.
  8. Hồng Nhung

    Hồng Nhung Guest

    Tớ sợ nhất là ra trường không có việc làm :)
     
  9. HN.

    HN. Thành viên

    Tham gia ngày:
    13/11/14
    Bài viết:
    13
    MBTI:
    INFP
    Ngành tâm lý ở VN còn trẻ lắm, như 1 đứa trẻ nhỏ đang trên đà học hỏi để lớn lên... theo mình thì nếu thật sự yêu thích và mong muốn cống hiến trong nghề thì sẽ ko sợ thất nghiệp đâu bạn... Chắc chắn sẽ ko dễ dàng gì vì ngành này ở nước mình ko mở sẵn cửa chào đón.. nhưng mình tin nếu thật sự kiên trì và đủ đam mê thì sẽ khác..

    Theo mình, để biết mình có thật sự mê 1 ngành nào đó ko thì chắc phải lăn vào nó để biết nó như thế nào đã (chứ ko phải chỉ nghe người ta nói qua loa)... giống như muốn tìm 1 người bạn đời vậy... :p
     
    Hương, Hồng NhungNgọc Tiến thích bài này.
  10. @HN. ừa cái hình ảnh so sánh với bạn đời là mình thấy khá chuẩn nhất. Như anh Khoa có chia sẻ trong clip này. Ai mà biết được mình sẽ hợp với ai ngay từ trước khi quen thì mọi việc quá đơn giản rồi.

     
    HN. thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.