Liệu chúng ta có quyền phê phán cách sống của người khác?

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Ngọc Tiến, 17/10/15.

  1. Nếu vậy thì triết học cũng ko để làm gì cả. Các câu hỏi khó thường đặt ra để đi tìm cách trả lời hợp lý nhất, cũng vì thế mà họ mới tranh cãi nhau hàng thế kỉ. Dù sự thật tuyệt đối có thể ko xảy ra, nhưng ít nhất có những cái phần nào sẽ được làm sáng tỏ.
    Ví dụ như tính cách cũng vậy, chúng ta có thể cho các cá thể đều có các tính cách riêng, ko ai giống ai. Thế thì tâm lý quan tâm đến tính cách làm gì...

    Mình ko nói phê phán thì luôn xấu. Nói chung có lẽ chúng ta cũng muốn người khác quan trọng với mình tốt hơn. Nhưng mà phê phán là từ được dùng theo nghĩa tiêu cực, mà đã tiêu cực mà mong người khác hiểu theo nghĩa tốt thì hơi khó. Có lẽ dùng cách khuyên bảo hoặc sao đó sẽ đúng hơn.

    Còn câu kết thì nghe có lẽ được đó. Nghĩa là ta vẫn có quyền phê phán, nhưng nó phải thỏa mãn điều kiện là đụng đến một cái quyền của người khác. Mà cái quyền cá nhân thì các triết gia có lẽ đã chứng minh rồi thì cứ coi như là nó tồn tại rồi nên chấp nhận được.

    Mình đúng ko có nghĩa là minh thích nghe người khác chửi mình chẳng hạn. Còn lý do tại sao thì như trên có giải thích với SH. Ngay cả cái quyền cá nhân cũng phải rất rất lâu trong lịch sử loài người đến tận sau này mới xuất hiện và đc các triết gia tranh cãi rồi chấp nhận.

    Còn dùng từ tiêu chuẩn thì có lẽ nó không đúng lắm, có lẽ phải xem lại xem các quyền khác được tranh luận như thế nào thì mới rõ được. (Bởi vì thường xuất phát từ nguồn gốc hơn thì phải).


    P/s: Hóng LS rành triết vào giải thích :)))
     
    Last edited by a moderator: 18/10/15
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    .____. mình lấy ví dụ về quyền cá nhân là chỉ để ví dụ, nó không liên quan về việc nó ra đời ở đâu và thời gian nào. mục đích của ví dụ đó là để hỗ trợ cho vế trước của câu đó, là mình nghĩ là mỗi người đều có một cái từ-gì-đó-phù-hợp-để-thay-thế-cho-tiêu-chuẩn.

    còn việc không muốn nghe chửi, đó là do định nghĩa của bạn và mình khác nhau thôi. trong định nghĩa của mình phê phán không đồng nghĩa với xúc phạm, có lẽ chúng ta nên có chung định nghĩa về từ này đã.
     
    Mây Trời thích bài này.
  3. vậy thì từ chửi kia chỉ nói là chẳng hạn, là ví dụ cho việc nếu mình đúng thì để tâm chi khi có những thứ người khác vẫn có thể ảnh hưởng mình.

    Còn từ phê phán ở đây theo mình hiểu là những lời nói mang tính tiêu cực đến người khác.
     
  4. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Có luật về mức độ xâm phạm danh dự ng khác có thể bị kiện đấy. Lấy mấy mốc đó giới hạn lại phạm vị khua môi múa mép của con người.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  5. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    ;___; bạn trích dẫn thiếu câu trả lời của mình kìa :D bạn sửa chỗ trích đầy đủ đi, sở thích cá nhân ấy mà.

    hmm, từ tiêu chuẩn của mình ở đây dùng theo đúng nghĩa của nó đấy, nó không liên quan lắm tới quyền khác gì gì đâu.
    tiêu chuẩn của mình ở đây, mình lấy ví dụ, nhớ kĩ đây là ví dụ nhé, của mình là một người không nên đặt mình lên trước tiên và phải lịch sự. đó là một ví dụ của tiêu chuẩn của mình. mình dùng tiêu chuẩn với định nghĩa như vậy đấy. ý của nó là tập hợp của các tiêu chí mà một người cho là đáng hướng đến và phải có.

    mình thấy việc cãi vòng vòng quanh câu chữ như thế này thực sự rất tốn thời gian và loãng topic :D
     
  6. Cầm súng bắn chim

    Cầm súng bắn chim Thành viên

    Tham gia ngày:
    27/9/15
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    MBTI:
    ISTP
    Theo mình nghĩ những người mình phê phán có liên quan,ảnh hưởng tới mình và mình thực sự cần phê phán họ nhằm mục đích gì đó nhưng những sự phê phán đó nên có giới hạn vì nếu đi quá giới hạn thì không biết điều gì sẽ xảy ra.Còn những người có lối sống lập dị hay lười biếng nhưng nó không ảnh hưởng đến mình thì tốt nhất không nên phê phán họ.Vì đơn giản họ và ta không có cùng thế giới quan,có những cái nhìn và cảm nhận khác nhau về cuộc sống nhưng cái nhìn họ của họ không ảnh hưởng đến cuộc sống của ta thì tốt nhất ta không nên phê phán,chê trách họ vì mọi lời phê phán của ta đều mang theo sự tiêu cực đồng thời nó cũng xuất phát từ quan điểm chủ quan của ta nếu họ không có gì liên quan hay ảnh hưởng mấy đến ta thì việc phê phán người khác tốt nhất là không nên.
     
  7. chưa thấy có cái nào thực sự đi đúng hướng mình đang hóng lắm nên dự là dừng ở đây vậy.
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Có được quyền phê phán hay không thì tất nhiên là có. Vì nếu không được quyền phê phán người khác thì ta cũng không được quyền phê phán người khác phê phán người khác, không được quyền phê phán người khác phê phán người khác phê phán người khác và không được quyền phê phán người khác phê phán người khác phê phán người khác phê phán người khác. Recursive :D.

    Phát biểu chính xác phải là con người không nên có quyền phê phán người khác ngoại trừ trường hợp phê phán người khác phê phán người khác nhưng hành vi bị phê phán không được bao gồm việc phê phán người khác :D.

    Qua trở lại việc phê phán người khác, hành vi phê phán thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể và khách thể. Nói chung chung thì nó phụ thuộc vào primary goals, secondary goals và nhận thức của người nói và người nghe.

    Primary goals và secondary của người nói có thể chia thành:

    1. Phê phán hướng tới mục đích thỏa mãn self-esteem (VD: Lên Facebook thấy nhiều).
    2. Phê phán hướng tới nâng tầm bản thân người bị phê phán (VD: Bố mẹ dậy con).
    3. Phê phán hướng tới phục vụ cộng đồng (VD: lên án nạn cờ bạc).
    4. Phê phán vì mục đích cá nhân khác (chủ ý mình không hướng tới thay đổi người đó mà mình cần làm người đó cảm thấy tổn thương vì một lý do nào đó chẳng hạn).

    Về phía người tiếp nhận phê phán, có một mô hình gọi là Elaboration Likehood Modell (ELM). Ngắn gọn là nhận thức của người tiếp nhận dao động giữa 2 thái cực central route hay là suy nghĩ lý tính và peripheral route suy nghĩ bề nổi hay là đánh giá qua những cái không liên quan tới quan điểm. Hầu như tất cả các bạn đã gặp trường hợp người ta không chịu nghĩ xem mình nói gì đã sửng cồ lên rồi nổi cáu vớ vẩn. Tựu chung, người tiếp nhận cần đảm bảo cả 3 yếu tố sau đây để di chuyển về cực central route.

    1. Đảm bảo tiếp nhận được thông tin thô (tức là không bị mù, điếc etc).
    2. Có động lực để tiếp nhận thông tin.
    3. Có khả năng tiếp nhận thông tin (bao gồm những yếu tố như trình độ, trí thông minh, ngoại cảnh).

    Vậy tức là người phê phán trước khi phê phán phải tự hỏi mình các câu hỏi như:

    1. Primary goals và Secondary goals của tôi là gì (Phê phán vì mục đích tốt hay phê phán để chứng minh mình hay đúng giỏi là chính còn mục đích tốt xếp sau).
    2. Nội dung phê phán của tôi có ăn khớp với mục đích phê phán không (nếu tôi phê phán hướng tới bản thân người bị phê phán thì tôi có chứng cứ và lập luận được nếu người bị phê phán tiếp tục hành vi bị phê phán thì sẽ nhận hậu quả không mong muốn hay không).
    3. Người bị phê phán bao nhiêu động lực để nghe lời phê phán của tôi (ví dụ bị chuyên gia phê phán khác với bị ba mẹ phê phán khác với bị người yêu phê phán khác bị một đứa nhỏ tuổi hơn phê phán).
    4. Người bị phê phán có khả năng nghe hiểu lời phê phán của tôi hay không (VD dùng kiến thức MBTI để phê phán quan điểm của một người chưa tìm hiểu kỹ về MBTI thì người ta không hiểu được, hoặc nhằm lúc người ta có chuyện buồn mà phê phán thì cũng chẳng ai nghe mình).

    Tóm lại, việc phê phán nó giống như một con dao vậy. Con dao thì không có tốt hay xấu, mà mình sử dụng nó để cứu người thì nó có ích, mình sử dụng nó để giết người thì nó có hại. Và dù cho mình muốn sử dụng nó để cứu người đi nữa thì mình cũng phải đảm bảo nó được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích cứu người, vì nếu không cứu người sẽ thành hại người và có thể là giết người.

    Còn vấn đề mở rộng, tại sao con người lại không sống tự do theo cách của mình muốn - chủ đề này rất rộng nên tạm để một khi khác. Để cung cấp thông tin thì xã hội loài người luôn tồn tại một cái gọi là Pareto efficiecy, tức là không thể đáp ứng tối đa nhu cầu của tất cả trong cùng một thời điểm. Khi đó những người trong cuộc có thể sẽ vô thức chọn cách làm tổn thương cả hai phía ở một giới hạn nhất định để cân bằng (như Prisoner's diplemma).
     
  9. lemming

    lemming Guest

    Có (giống như giết người vậy). Nhưng nó có thể bị áp đặt bởi ngoại cảnh. (VD: luật pháp, đạo đức xã hội,... ). Bạn có thể phê phán bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào,...đấy là quyền. Quan trọng hơn có lẽ là tư cách và lời phê của bạn.

    Về lý do, nếu bạn muốn tìm một hình thức hợp lý cho nó, chắc hẳn phải logic thì số đông người ta mới chấp nhận. Vậy thì theo mình cứ trao cho bản thân cái quyền/sứ mệnh nào đó đi và chọn hình thức cho sự diễn đạt của bạn (nói, viết, vẽ, ngâm thơ...), chọn cách thức, thái độ thực hiện (chỉ trích, phê phán, góp ý, xúc phạm...) lựa theo các qui tắc bên ngoài (để bạn phát huy được quyền của mình trong sự hạn chế rủi ro tối đa). Một cái t nghĩ ra bạn có thể tham khảo:
    Sứ mệnh/nghĩa vụ của bạn là tham gia vào quá trình trao đổi chất. Trong quá trình đó, phản ánh là một nhu cầu nguyện vọng chính đáng và không ai có tư cách tước đi của bạn quyền này. Nếu bạn cảm thấy vấn đề có liên quan ảnh hưởng đến mình, và phê phán tình cờ là một cách thức phản ánh phù hợp, bạn có lý do r. Thậm chí phê phán cũng có thể là hình thức tự vệ ở mức độ nào đấy (nếu bạn dự kiến phê phán có thể khiến chuyện đó chấm dứt). Bạn cũng có thể nói công dân có quyền và nghĩa vụ lên án phê phán các hiện tượng tiêu cực xã hội (môn GDCD nói thế thì phải...), trong đó một cá nhân nào đó có biểu hiện như vậy-->vậy là bạn đang làm điều được xã hội cho phép.

    Tóm lại, "có mồm thì nói, có tai thì nghe". Bạn có sẵn giác quan, trí não và thể lực, bạn có thể (có thể ở đấy là quyền) phát huy. Vấn đề là bạn tự đặt ra giới hạn cho bạn, bên ngoài thì bạn có thể tham khảo các qui tắc đạo đức, pháp luật....Theo mình, cái quan trọng không phải bạn nên băn khoăn bạn có quyền hay không/ai đó cho bạn quyền gì, quan trọng là cái gì sẽ ngăn cản bạn thực hiện.

    Ngoài lề 1 tý: Theo m, phê phán đơn giản là một hình thức phản ánh, phản ánh là hoạt động của ý thức đối với vật chất nên đấy là chuyện đương nhiên, vì sao lại băn khoăn đúng/sai/có quyền hay k có quyền/rồi tìm một lý do logic?
    Còn chuyện (lo ngại ) tác động tiêu cực của phê phán, cái này phụ thuộc vào bộ não, nếu ý thức phản ánh phù hợp với môi cảnh thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển, không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm. Nhưng chắc sự kìm hãm đó k lâu, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan vốn có chả phụ thuộc nhiều vào một ý thức nào đấy. Vấn đề vẫn là ý thức tiến bộ, phù hợp. Nếu 1 ý thức nào đó có không phù hợp với thực tế, loay hoay trong sự nhất thiết phải tìm được một sự logic trong động cơ hay lý do cho phù hợp, đó là bi kịch riêng của nó.
     
    Last edited by a moderator: 18/10/15
  10. Danryan

    Danryan Guest

    Hồi năm 1920, nước Mỹ dấy lên nỗi bất bình tột cùng đối với lối sống vô nhân của những người sống ngập chìm trong rượu. Không còn từ ngữ nào có thể hóa cảm, những người cảm thấy mình mang bổn phận đối với quốc gia quyết định đưa ra sáng kiến là cấm rượu trên toàn quốc. Theo họ, những cách sống có hại đáng bị lên án, và thứ tạo nên cách sống đó phải bị kết thúc.
    Tuy nhiên, những gì xảy ra lại ngược lại, nước mỹ đã không trở nên tốt đẹp hơn. Nó trở nên kinh khủng thêm.
    Vì những kẻ mê rượu quyết làm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu, từ đó sinh ra cướp bóc, giết người, buôn lậu... Đạo đức xã hội không hề được cải thiện, thậm chí còn xuống cấp hơn. Đạo luật cấm rượu cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến 1 loại tội phạm - Mafia sinh sôi nảy nở trên đất mỹ.

    Tương tự là ma túy. Thứ biến người da đen - từ một sắc dân đầy tương lai tươi sáng sau sự ra đi của King - trở thành một thứ gánh nặng dân tộc và nguồn gốc đa số tệ nạn và tội phạm ở Mỹ. Nước Mỹ đã tuyên bố war on drugs để quyết đẩy lùi tệ nạn này. Nhưng không, da đen càng lúc càng manh động hơn, bạo lực hơn. Ma túy vẫn tìm được len lỏi. Các băng đảng thì giàu lên nhờ giá ma túy tăng cao. Giờ đây, người ta dễ dàng cảm thông cho những kẻ buôn ma túy bị phạt vài chục năm tù vì tội ác của mình, cho những đứa trẻ lêu lổng phá hoại cộng đồng khi đối đầu với cảnh sát. Thế nên mới có cái hay là 1 người da đen ăn cướp là 1 hành động cá nhân, còn 1 cảnh sát bắn người da đen ăn cướp là 1 hành vi có tính ý thức tập thể. Cuối cùng vì phê phán và ngăn cấm chán, mất bao sinh mạng mà không đạt kết quả, người ta quyết định hợp pháp hóa 1 số loại ma túy để chấm dứt việc điên cuồng vì ma túy.

    Vậy bài học ở đây là gì? Dẫu chúng ta có phê phán, và ở vị trí có quyền phê phán, thậm chí có khả năng ngăn chặn cách sống có hại của người khác, thì chúng ta vẫn phải xác định 1 điều trong đầu trước khi làm đó là: Liệu điều đó có đáng không? Hậu quả, tức là điều xảy ra sau đó là gì?
     
    Mây Trời thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.