Mn biết rõ type gì rồi? Và thấy các mô tả về type đó có chút sai lệch với bản chất, bản thân, thực tế,...thì nêu ra quan sát của bạn và có thể lý giải đc k? Vd: type xxxx có 10 gạch đầu dòng mô tả, 9 cái rất giống và 1 cái k giống/biểu hiện yếu-->vì sao lại thế (theo ý kiến của bạn) Vd - mình thấy một số type J nói rằng bảo họ ngăn nắp là k đúng lắm vì họ khá bề bộn (thường vì họ lười), nhưng thật ra trong thâm tâm họ thích qui củ gọn gàng, đối với một P như mình thì lại k thích như thế. - nhiều Se dom mình cho họ test đều nhận mình là N vì theo họ họ hay mơ mộng, bay bổng..vv.. nhưng thật ra khả năng trừu tượng của họ không tốt bằng một N tương đương, và xem các sản phẩm mơ mộng của họ sẽ gây cảm giác chi tiết hóa, khó chịu, và cụ thể đối với N chẳng hạn
^ Cái này chủ yếu đến từ việc các trang mạng tự bending định nghĩa của Jung. J/P được quy định từ function hướng ngoại đầu tiên là T/F hay S/N. T/F thì họ phán xét, sắp xếp, bố cục thể hiện của họ ra ngoài. Chứ gọn gàng ngăn nắp nó chỉ là một biểu hiện lẻ tẻ, còn tùy nhiều yếu tố (ESP như ba mình rất ngăn nắp gọn gàng vì Se tốt, để ý bên ngoài tốt. Ngược lại nhiều INJ rất bừa bộn vì Se kém, thiếu kiểm soát ko gian). Trực giác được Jung định nghĩa là: "In intuition a content presents itself whole and complete, without our being able to explain or discover how this content came into existence. Intuition is a kind of instinctive apprehension, no matter of what contents. … Intuitive knowledge possesses an intrinsic certainty and conviction" Còn mấy cái mơ mộng bay bổng thì cũng tương tự như chuyện gọn gàng.
Về bản thân thì mình là một INTJ bị Schizoid tương đối nặng nên có rất nhiều biểu hiện của P. Cụ thể: - Thiếu động lực sống. - Rất ghét giao tiếp, anti social. - Bỏ qua các thói quen sinh hoạt thông thường. - Rất lười biếng. Vân vân.
Lẫn lộn J/P cũng là do quy ước của MBTI ko rõ ràng nữa, dễ xung đột với J/P trong Jung concepts nếu người đọc ko để ý. Trong Jung thì J/P là 2 nhóm chức năng nhận thức: nhóm J là Tx, Fx; nhóm P là Sx, Nx. Trong MBTI thì J dc mặc định là Te và Fe. Dựa theo Jung concepts thì IxxP có Ji là dominant nên nghĩ là mình là J theo MBTI là dễ hiểu và ngược lại. Mình thì thích quy ước của Jung hơn vì nó đúng với chức năng nhận thức, nhưng khi nói chuyện về MBTI thì phải dùng quy ước của nó. Đúng là nhiều type S hay nhận nhầm họ là N thật, có lẽ vì họ hiểu đơn giản nó là "trí tượng tưởng phong phú", thông minh, linh hoạt.v.v..
Ủa, vậy mình hỏi là: N là không hiểu việc mình nhận thức sự việc nó như thế nào hả? @@ Nói thiệt mềnh thấy đọc mấy cái mô tả gay nhiễu sóng quá >0<
N không quan sát và lưu trữ raw information như S mà là cái "abstract intuitition" của họ. Ví dụ mình (Ni) không tích lũy thông tin thô (ghi nhớ chi tiêt) mà mình tích lũy intuition (khó tìm từ, nhưng như kiểu "cảm giác" rằng thông tin này nó có một ánh xạ như vậy trong đầu mình). Vì vậy khi mình ở tình huống thì mình có thể "nhìn thấy" được bản chất cốt lõi của tình huống đó mà không cần tư duy duy lý (kiểu nó như một cảm giác tự nảy ra vậy). Mô tả cái này thì khó nhưng bạn nào thuộc N, nhất là N dom thì chắc biết cảm giác ấy .
Nghĩ lại thì N của mình nó như kiểu phân mảnh của 1 data ko có hình khối. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ là một mảnh rời rạc của data đó, và ko liên quan gì đến các mảnh khác cho đến khi rơi vào trường hợp phải dùng. Khi đó các mảnh cần thiết sẽ tự tương tác với nhau thành "hình thù" có ý nghĩa. Còn khi chưa hiểu 1 điều gì đó thì cái "hình thù" đấy nó rất thô sơ do thiếu các mảnh cần thiết.
thiếu động lực, anti social, lười... là biểu hiện của P à? chuyện ngộ nhận từ các định nghĩa, ng ta lại hay thích quan sát biểu hiện qua vài trường hợp nhỏ là rất phổ biến. cứ nêu ra vd của bạn + lý giải, thêm giải pháp càng tốt nhé
Mình viết không đầy đủ, biểu hiện của INTP (hay ít nhất là các INTP hay tự nhận mình như thế). @ccharge: Nghe bạn mô tả giống Ti Si, chắc đúng là của INTP đấy. @Tả cho mình kiểu của S được không @@: Theo mình hiểu thì S tiếp thu thông tin thô rồi kết nối chúng lại dẫn đến vision, còn N thì có thể "sense" được vision mà không cần đủ thông tin thô. Vậy nên trong học tập/công việc tốc độ hấp thu kiến thức của S kém một N (ở trình độ tương tương) khá xa, nhưng mà thường tỏ ra chắc chắn và đáng tin cậy với những gì họ đã nắm được hơn.