Biểu hiện được mô tả của các type chồng lên nhau khá nhiều, nên mình lập topic này để trao đổi cách nhận biết một/nhiều cặp type/preference/chức năng ở những biểu hiện đặc trưng nhất có thể giải thích bằng định nghĩa. N vs S: S ham học hỏi đọc rộng biết nhiều thì kiến thức và vision rất khủng. Nhưng N (dù là Ni hay Ne) tiếp thu theo pattern nên về bản chất, N sẽ nắm kiến thức ở một mảng mới nhanh hơn. Thử nói chuyện với họ về các vấn đề họ có hứng thú nhưng không có nhiều kiến thức (chưa biết gì thì càng tốt): S sẽ mất thời gian để kết nối các chi tiết lại với nhau còn N bắt mạch rất nhanh. T vs F: Cách hay dùng là gợi chuyện liên quan đến cảm xúc (như relationship). F sẽ dành nhiều thời gian chia sẻ, hai là sẽ bộc lộ cảm xúc/thái độ của F về chuyện đang nói tới, còn T thì phân tích nhân quả lợi hại và tìm giải pháp (động đến bản chất ưu tiên, T F dom rất rõ, aux không bằng nhưng quan sát lâu cũng rõ). Ni vs Ne (NJ vs NP): Đặt ra một vấn đề mở kiểu fill in the blank (kiểu tìm chi tiết còn thiếu để hoàn thành câu chuyện như topic này:[Game] Thử tài suy luận | Diễn đàn MBTI Việt Nam Ni sẽ bắt đầu với một vài overview và tìm cách lắp ghép các chi tiết/lái người khác theo nó. Ne sẽ để ý các chi tiết, mở rộng thành giả thiết và cố tìm cách liên hệ chúng với nhau (bản chất của Ne và Ni khi tìm hidden information). Fe vs Fi: Đọc facebook. Fi: bản thân là trung tâm, còn lại là phụ thêm. Fe: Bản thân là phụ thêm, bên ngoài là trung tâm . Tạm vậy đã. Ai có bổ sung thêm .
Ni vs Ne: - Ni tìm hidden information theo pattern có quy tắc, hay dựa vào nền tảng có trước như kiến thức phổ thông. - Ne thì liên kết ngẫu nhiên hơn, ko cần nền tảng backup, mở rộng thành giả thiết để ngỏ hơn là đóng gói thành ý nghĩa nhất định. Fi vs Fe: - Fi cảm xúc bản thân là thứ rất quan trọng, sâu sắc và phức tạp; người khác phải để ý và phải hiểu nó mà ko cần nói hay thể hiện ra. - Fe mọi người nên thống nhất cách cư xử với nhau sao cho tử tế, công bằng, tôn trọng lẫn nhau và tránh né mọi xung đột hay nguy cơ tiềm ẩn xung đột.
@ngavungve : vậy là ngộ nhận thôi, bạn phải cảm thấy nó cơ. Giống như mình khi có bạn nào đó nói là S như này như kia hoặc tỏ thái độ thì mình cảm thấy rất không vừa lòng, và cảm thấy không đúng (do nó unfair) và mình cảm nhận thấy "sự thúc đẩy" phải làm gì đó hoặc nói gì đó để dừng cái unfair đó. Hoặc là khi mình nhìn vào một số thông tin rải rác thì mình thg hay gắn nó và pattern đã trải nghiệm và cảm thấy "Không thể khác được" kiểu vậy.
Nói chung là dạo này bị phân vân type tí ah. >~> mình muốn hỏi mấy bạn dùng Si là mí bạn có hay hồi tưởng lại chuyện cũ rồi phản ứng tâm trạng như thật không? Hay đó là Fi? >~> Mình muốn hỏi mấy bạn NJ *tag chị @Ginny và @skywind * là các bạn có khả năng nhớ chi tiết mà không cần cố và có khả năng lập lại nó chính xác không? Kiểu lời nói của một người hay lời từ trong sách hay là lời giảng hoặc thứ tự các sự việc xảy ra môt cách chi tiết ý? Nếu như lập lại thì đúng khoảng bao nhiêu %? À còn nữa, mấy bạn NJ có kiểm soát được Se của mình không? Có hay dùng nó không : ))) Mí bạn FP * @ngavungve và @Mây Trời * là Fi các bạn biểu hiện như nào và các bạn nhận ra nó ra sao ~>< có khả năng nào mình là đồng loại thất lạc của các bạn không ~>> Xin hết ạ. ^~^ Nói chung mình cũng khá chắc là Fe Ni sau một đống thời gian đi so sánh và hỏi han ý kiến cơ mà >~> cho chắc vậy. Ý kiến ngoài luồng được hoan nghênh >~>
Mình không nhớ chi tiết mà "cảm giác của mình về các chi tiết". Khi ghi nhớ thì từng đoạn từng trang nó làm thành hình khối trong đầu mình, khi cần viết lại thì mình lôi ra lắp ghép câu chữ vào. Se thì lâu lâu đi ra đường mải nghĩ cái gì mở mắt ra đã thấy mình ở nơi nào lạ hoắc, hoặc mù đường theo nghĩa đen, đi toàn va cột :v.
- hay đặt mình vào hoàn cảnh của người ta và cảm nhận bằng cảm xúc của mình. - muốn ng khác hiểu cảm xúc mà k muốn thể hiện ra. - chia sẻ kiểu đồng điệu, đoán cảm xúc của ng khác trên cơ sở cảm xúc của mình (khi đặt mình vào tình huống đó.) - cảm xúc nhiều lớp. Lớp bộc lộ ra là cái nhất thời, và k mạnh mẽ k lâu. Cái thực sự sâu thì load lâu và theo kiểu là: ném viên đá nặng vào một đống bùn nhão ấy. - cái gì cũng quy về cảm xúc đầu tiên. Mình cảm thấy thế nào trước một vấn đề là một điều vô cùng rõ ràng. Hay thấy bức ảnh, tranh... là đoán người nào đó cảm thấy sao. - đòi hỏi rất cao về mặt cảm xúc. Nó phải thế này, phải thế kia. Thể hiện ra cũng k thích, giấu đi cũng ghét. :v - luôn cảm thấy không được hiểu. -_- - hay cảm thấy: "không nhất thiết phải tỏ ra như thế." - so sánh người khác với mình,... - lúc bình thường cày cuốc đủ trò tốt với ng khác, để ý cảm xúc ng khác lắm. Nhưng họ mà k hiểu hoặc thái độ nói gì đó thì mình cho họ biến khỏi thế giới luôn. tự tin lắm và nghĩ là "chúng bây ngu thì chết, rồi chúng bây sẽ tieeca nuối." - ... <Thực ra k biết có phải là Fi k nữa>
Mình có thắc mắc 1 chút: - Nx và Sx là những chức năng nhận thức thông tin - Fx và Tx là những chức năng ra quyết định Giai đoạn nào là nhận thức thông tin, giai đoạn nào là ra quyết định? Ví dụ, bình thường thì người Ti sẽ lập luận rất tốt, nhưng nếu theo cái tên kia thì Ti chỉ là chức năng ra quyết định chứ không liên quan đến việc lập luận. Nhưng rõ ràng là Fx hay Tx nó ảnh hưởng tới quá trình suy nghĩ, vậy thì sao gọi nó là chức năng ra quyết định? Còn nếu theo đúng cái tên, thì Nx và Sx có nhiệm vụ giúp chung ta hiểu vấn đề theo cách của mình, và Fx và Tx giúp chúng ta từ những cách hiểu đó để ra quyết định : giả sử ENTP : Ne giúp hiểu vấn đề này tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, Ti sau đó chọn sẽ chọn cách giải quyết dựa theo lý trí ( mang lại lợi ích lớn nhất theo quan niệm bản thân ) . ENFP thì Fi sẽ chọn cách giải quyết dựa theo cảm xúc ( mang lại sự thỏa mãn cảm xúc lớn nhất theo quan niệm bản thân ). Còn với Fe và Te thì xu hướng quyết định theo quan niệm xã hội -> ảnh hưởng ngược lại đến quá trình suy nghĩ, kiểu khiến cho Ni/Si đánh giá cao những gì xã hội chấp nhận hơn; và ngược lại với Fi/Ti sẽ làm Ne/Se đánh giá xao những quan niệm của mình hơn. Việc sử dụng Ji hay Je sẽ dần hướng Pi hay Pe theo hướng bản thân hay xã hội. kiểu như tác động qua lại. Nếu như vậy Ti, Te, Fi, Fe sẽ không tác động trực tiếp vào quá trình nhận thức vấn đề như lâu nay vẫn tưởng? Nếu vậy thì quay ngược lại giải thích đoạn phía trên : vậy là Ti sẽ bắt Se/Ne bồi đắp nhận thức đủ để nó có khả năng tạo ra 1 mô hình lý trí bản thân của nó, vì bản chất Ti nên sẽ ra sản phẩm là những lập luận và quyết định logic nhất nhì trong các type. Vậy thì sẽ tương tự với Fi, rất logic, nhưng ở mặt cảm xúc, quan niệm đạo đức # nhưng mà thường mình thấy Fi không logic, hay là họ chỉ không biết cách diễn đạt, vì cảm xúc nó là 1 cái gì đó rất khó để diễn đạt logic, mặc dù nó có logic ( vì theo lập luận nãy giờ Ti/Fi phải xây dựng mô hình của riêng nó, bắt buộc Se/Ne phải xây dựng nền tảng vững chắc cho nó hoạt động khỏe mạnh ) ~> vậy thì Fi sẽ lập luận như kiểu vì tôi thích thế này, dẫn đến thế kia, chính vì vậy mặc dù rất logic nhưng dẫn đến nghe không logic chút nào hết. Nói như vậy thì điểm mạnh của Fe/Te là gì, cơ chế hoạt động của nó là gì, nó sẽ bắt Ni/Si làm gì? Vừa viết vừa suy nghĩ nên chắc nó hơi rối :v Mình chỉ đang muốn hệ thống lại kiến thức, mà có vẻ có nhiều chỗ còn khúc mắc.
@Huyên Linh: Chi tiết thì chị nhớ những chi tiết nổi bật nhất, gây ấn tượng mạnh nhất, ảnh hưởng nhiều đến nhận định của bản thân. Còn Se thì, ừm, ngoài thích ăn ngon ra thì hình như không có xài gì tới nó. :v