Hỏi ngu: điều gì đáng tin

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Haru Nakano, 18/7/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cũng chưa chắc đâu. Các phát hiện vật lý mới lại cho thấy bản chất của vật chất là vô hình và chủ nghĩa duy tâm không hẳn là không có cơ sở.
    Điều đấy chỉ có nghĩa là nó đáng tin vì mình chấp nhận cách chứng minh qua logic ngay từ đầu. Nhưng logic lại không phải là cách thế giới vận hành mà là cách tương tác có hiệu quả(và vì thế bị phụ thuộc vào logic). Nói cách khác vì chưa tìm được cách để biết thế giới này là thực hay được mô phỏng nên ta phải chấp nhận các quy luật vận hành của nó để thích nghi theo nó trước, chứ không có gì đảm bảo thế giới vật chất là thực.
    Cá nhân mình đồng ý cách phân loại trên về giác quan. Vấn đề là giác quan không đáng tin đã đành, trực giác cũng là thứ không đáng tin nốt.
    - Nếu coi trực giác là thứ không liên quan với giác quan, có thể là do một thế lực thần thánh nào đó bên ngoài quyết định thì cá nhân mỗi người đã không có gì để tin vào.
    - Nếu coi trực giác là cách hoạt động đồng bộ của tất cả các giác quan với cường độ cao, tốc độ liên kết cao... thì trực giác cũng dựa trên giác quan. Mà giác quan thì không tin được. Suy cho cùng thì mình cũng bị nó lừa ở cấp độ cao hơn thôi, thà tin vào thần thánh còn có lý hơn.
     
    Anita thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mình lại chả tin vào mấy cái ông có bộ óc "thiên tài" đấy, dù là khoa học hay triết gia vì không có cơ sở nào cho thấy bộ óc mấy ông đấy hơn phàm nhân. Sản phẩm họ làm ra mới là thứ đáng tin cậy ở mức độ nào đó, còn họ cũng chỉ là người sử dụng sản phẩm của những người đi trước, cả "thiên tài" lẫn phàm nhân.

    Tất nhiên là có nhiều thứ đáng tin không cần bằng chứng(con người vốn làm thế), vấn đề là điều gì đáng tin, và có thực sự dựa vào logic, trực giác, giác quan... được hay không?
     
  3. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    #không_liên_quan_lắm

    Cái này làm mình nhớ tới một ng (ng đó tự type) là ENTJ mà mình vẫn thường nói chuyện, có lần ảnh hỏi mình là "thế em có tin vào MBTI không?" Mình nghĩ nghĩ một hồi, cũng không biết là có tin hay không ,_, thế rồi mình đáp là "thật ra em nói là biết thôi chứ vẫn giữ thái độ trung bình, do chẳng chứng minh được." Rồi nói loanh một hồi thì ảnh nói là anh tìm hiểu cái này để đối nhân xử thế :v mình cũng gật gù.

    Thấy cũng hợp lý, ý là ví dụ như dự đoán tỉ lệ chọi hôm nay mình vừa xem xong, thấy họ dự đoán bằng đồ thị đường thẳng, dù nó không chính xác và không phải là sự thật nhưng nó "gần" với sự thật. Mình tin hay không tin cái gì thì nó cũng được mình dùng vào làm gì đó, còn những niềm tin tâm linh hay đậm chất cá nhân ý nghĩa cuộc sống hay cảm nhận bản thân này kia thì đó là chuyện riêng :D. Mình nghĩ trực giác hay khoa học cũng là một cố gắng để tiệm cận với sự thật ,_, mà nó gần bao nhiêu thì cần thử nghiệm bên ngoài :D.
     
    1967, RavenAnita thích bài này.
  4. Raven

    Raven Guest

    Tin được hay không, dựa được hay không là tùy người. Tri thức bản chất nó là công cụ thôi. Dùng sao thấy đủ là đủ. Ví dụ như đầu bếp thì rất tin vào giác quan. Nhà văn thì tin vào óc sáng tạo. Học sinh thì tin vào mấy môn học trên lớp. Quân nhân thì tin và cơ bắp, vũ khí và kỷ luật. Giết gà thì đâu cần dao mổ trâu.
     
    Huyên Linh, 1967Anita thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Tất nhiên tri thức cũng là thứ đáng tin. Nhưng dựa vào đâu để tìm ra tri thức? Đừng nói là dựa vào mấy cái ông khoa học với triết gia "thiên tài" nhé vì không có tiêu chuẩn chung thế nào được coi là thiên tài. Nếu có thì cũng không có cơ sở cho thấy là thiên tài thì tri thức họ tìm ra đáng tin và ngược lại.

    Nếu phân loại tri thức như trên tức là những tri thức chủ quan(đúng với mỗi người) và tri thức khách quan(đúng với tất cả một cách độc lập) thì việc "dùng sao thấy đủ" thoạt nghe hợp lý nhưng lại mâu thuẫn. Nó chỉ "hợp lý" khi không có tương tác giữa các tri thức chủ quan. Còn khi có tương tác thì tất cả phải quy về việc tìm ra tri thức khách quan để thống nhất.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  6. Raven

    Raven Guest

    Cái này sai rất nhiều logic căn bản.
    1. Không phải ai cũng có nhu cầu tìm ra tri thức khách quan.
    2. Tương tác ko rõ là tương tác nhóm ra sao giữa bao nhiêu người. Không phải lúc nào con người cũng tương tác với nhau và tương tác với tất cả mọi người trên thế giới.
    3. Tương tác vốn không cần tri thức khách quan. Ví dụ tham gia giao thông thì tuân thủ luật giao thông, chứ không cần tuân thủ tri thức khách quan gì đấy. Mà luật thì mỗi nước rất riêng. Kể cả luật rừng cũng được tính là luật. Miễn là nó đáp ứng nhu cầu sinh tồn.
     
    Last edited by a moderator: 21/7/16
    Huyên Linh thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Ý ở đây là tính tất yếu trong việc tương tác giữa các tri thức chủ quan. Ví dụ người A cho rằng vật X là thế này, người B cho là thế kia. Việc tương tác để thống nhất liệu thực sự X là thế nào là điều sẽ đến.
     
  8. Raven

    Raven Guest

    Tương tác như vậy nó cũng vẫn tuân theo quy tắc là dùng sao cho đủ hoặc theo như bạn nói là chủ quan. Nó chỉ là ở mức "đủ" để hai bên không tranh cãi, và mỗi người đạt được mục đích của riêng họ. Nếu ko thống nhất thì tương tác với người khác hoặc qua trung gian. Chắc gì người A và B đã nói chuyện được với nhau, thiếu gì thứ không thể thống nhất. Bạn giả định quá nhiều rồi.
     
    Huyên Linh thích bài này.
  9. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Tương tác ở đây không có nghĩa là chỉ có tranh luận hay nói chuyện, mà là hiện tượng tất yếu để chuyển từ tri thức chủ quan sang tri thức khách quan. Tri thức khách quan là cái hướng tới. Mà sao từ tranh luận lại thành cãi nhau nhanh vậy? Nó chỉ đơn giản là A cho rằng X là thế này, B bảo rằng thực ra X là thế này chứ có gì đâu. Bạn có vẻ nhạy cảm nhỉ. Kết quả thảo luận không nhất thiết phải ra luôn X là thế nào, nhưng ít ra thì cũng có tiến trình, hơn là không thảo luận.

    Không hiểu sao lại có vẻ đi hơi xa thế này. Quay lại vấn đề thì lại là câu hỏi làm thế nào để xác định tri thức khách quan, hay đơn giản hơn là những điều mình vốn tin có thực sự đáng tin như mình nghĩ. Cứ coi phương pháp khoa học là cách tốt nhất hiện tại đi, thì ngay cả khoảng cách giữa khoa học thực nghiệm với khoa học cơ bản cũng rất lớn. Vật lý thực nghiệm kiếm chứng vật lý lý thuyết, nhưng có rất nhiều phát hiện vật lý mới khó hoặc không thể chứng minh bằng thực nghiệm. Công cụ của vllt lại dựa hầu hết vào toán. Toán lại dựa vào các tiên đề, và dùng logic để chứng minh output theo tiên đề khởi đầu. Câu hỏi ở đây là cơ sở nào để tin vào toán? Nếu tin vào kết quả của vllt thì cũng phải tin vào toán. Có thể coi thế giới vật lý thực này chỉ là trạng thái bung nén của các tiên đề toán học hay không?
     
    Last edited by a moderator: 21/7/16
  10. Anita

    Anita Guest

    Hồi trước có nghĩ tất cả đều đã được lập trình sẵn và số phận của mỗi người đều đã an bài. Nếu thuyết này đúng thì con người không tự nhận thức được gì cả.

    Đôi khi bám vào một tư tưởng duy vật hay duy tâm là không tốt. Cần phải xem xét cả 2. Mình hiện tại thì nghiêng về duy vật nhưng trong quá khứ từng giống Haru. Kiểu những con người vùng vẫy thoát khỏi thế giới giả lập nhưng bất lực. Đành tiếp tục tin vào những điều có cơ sở hơn.
    Chúng ta chỉ có một cuộc đời nên cứ sống thế nào cho trọn vẹn thôi, đừng phân vân nhiều quá. Đến cuối cùng rồi chúng ta cũng sẽ biết được thế giới này thực chất là gì. Hoặc sẽ không bao giờ biết(theo trường phái duy vật)
     
    Raven thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.