Mô tả tính cách ENTP ENTPs rất linh hoạt, cởi mở và đầy năng lượng. Dễ dàng buồn chán, họ thường xuyên tìm kiếm và đùa nghịch với những ý tưởng mới,lướt qua tất cả khả năng. Vì sự khao khát không ngừng của họ đối với sự mới lạ, những mối quan tâm của họ dường như vô hạn. Giống với ENFPs, tâm trí của ENTPs chuyển động với một tốc độ điên cuồng, góp phần tạo nên những biểu hiện hiếu động, lo âu và những giấc ngủ thất thường. Không chỉ liên tục tìm kiếm khả năng mới, họ còn luôn đưa ra các ý tưởng và kết hợp mới. Hơn nữa, ENTPs thích việc chia sẻ và trao đổi ý tưởng với người khác. Vì tâm trí họ quan tâm tới nhiều thứ khác nhau, không ngạc nhiên khi ENTPs dường như hiếu động, hay xao lãng, và dù đúng hay không thì họ thường được chẩn đoán với hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Không giống như ENTJs hay các tính cách khác với chức năng đánh giá là chủ đạo, ENTPs không sàng lọc cẩn thận thông tin thu nhận được. Họ thực sự nằm trong số những người cởi mở nhất của tất cả tính cách khi tiếp thu thông tin bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ bởi vì họ dễ dàng tiếp thu thông tin mới thì không có nghĩa là họ dễ dàng chấp nhận nó là đúng. Vì ENTPs tiêu hóa ý tưởng qua thời gian, họ dần dần phát triển lý luận của riêng mình, dù có phần hơi thụ động, về thế giới và bản chất con người. Khi những lý luận này không tương đồng với suy nghĩ thông thường, một chuyện thường xuyên xảy ra, họ tăng dần sự đa nghi và chỉ trích quan điểm của số đông. Vì vậy mặc dù họ là người hướng ngoại, ENTPs có thể giống với các INT về cách suy nghĩ hoài nghi và khác thường. Khi mê mải sử dụng chức năng chủ đạo, Trực giác Hướng ngoại (Ne), ENTPs không có dự tính hay định hướng việc phải làm (việc duy nhất phải làm của họ có thể là tránh sự nhàm chán). Vì vậy, họ có thể không định hướng một cách có ý thức hay bị ám ảnh với việc khẳng định sự thật như một số INTPs. Mặc dù vậy, nhiều ENTP, đặc biệt là những người đã phát triển chức năng hỗ trợ Tư duy Hướng nội (Ti), nhận ra thiên hướng triết lý hoá của họ. Giống như INTPs, họ yêu thích khám phá những mô hình thống nhất và nghiên cứu mang tính trừu tượng rộng lớn. Cho dù có những thiên hướng trên, họ dường như ít có khuynh hướng phát triển sự tập trung riêng biệt dành cho theo đuổi học thức. Là người hướng ngoại, họ có thể trở nên miễn cưỡng khi tập trung vào bất cứ mục tiêu duy nhất nào, lại thường ưa chuộng việc phân phối năng lượng của mình cho nhiều sở thích và mối quan tâm khác nhau. Chức năng thứ cấp của ENTP, Cảm xúc Hướng Ngoại (Fe), là một chức năng mạnh về tương tác giữa các cá nhân. Nó cùng với Ne dài dòng của họ, góp phần vào sở thích của ENTPs cho việc gắn kết với những người khác có cùng sở thích. Bất chấp khuynh hướng hiếu động và xao nhãng của họ, ENTPs có thể tập trung khi tham gia vào những thảo luận hay hoạt động mang tính khuyến khích. Giống như INTPs, họ hứng thú với việc thảo luận về những ý tưởng hơn là nói chuyện phiếm. Ne, Ti và Fe của họ tạo ra sở thích phân tích những thứ khiến mọi người hoạt động - động cơ, sở thích, kiểu mẫu, khuynh hướng. Kết nối với người khác cho phép ENTPs mài dũa lý thuyết riêng của họ về bản chất con người và thích thú trong khi làm điều đó. Khi nói đến chuyện học hành ở trường, mức độ hứng thú của ENTPs phụ thuộc phần lớn vào hoàn cảnh. Giống như những NT khác, họ nói chung vượt trội về toán và khoa học. Nhưng vì trực giác là chủ đạo, họ có xu hướng có sở thích học thuật rộng lớn và mở rộng đến cả nghệ thuật và con người (nhân văn). Chức năng hạ cấp của họ, Giác quan Hướng nội (Si), cũng có thể tạo nên sự quan tâm với lịch sử. Giống như người học trừu tượng, ENTPs thường yêu thích phương pháp giáo dục truyền thống hơn ESTPs. Các giáo viên thường đánh giá cao trí thông minh, sự sáng tạo, và sự tò mò trí tuệ rất lớn của họ. Tuy nhiên, nếu như giáo viên hay công việc hoặc môn học thất bại trong việc khuyến khích, họ có thể nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, hiếu động và lạc điệu. ENTPs cũng nổi tiếng trong việc trì hoãn rất lâu, đôi lúc sản phẩm không phản ánh được hết năng lực của họ. ENTPs thường tìm thấy chỗ đứng của mình trong mọi người (Fe) tốt hơn việc xác định nghề nghiệp lý tưởng trong hệ thống (Te). Ne của họ (cũng như việc thiếu Te) có thể làm ENTPs miễn cưỡng làm việc trong hệ thống hay tổ chức có tính hệ thống cao. Không may, thế giới làm việc hiện đại dường như ưu tiên, phù hợp cho những người có Te trong nhóm chức năng (đặc biệt là TJ). Thịnh hành với những quy định, chính sách, và điều lệ của gần như tất cả nghề nghiệp, cũng như các học viên nghiên cứu và học tập, chất Te nặng trĩu trong phương pháp và cách vận hành của họ. Hệ quả là ENTPs thường vất vả để tìm công việc và nghề nghiệp cho phép họ sử dụng chức năng một cách đích thực như một ENTP. Lựa chọn nghề nghiệp khôn ngoan, ENTPs phù hợp nhất với việc làm việc với con người và ý tưởng. Vì nhiều ENTPs là những nhà văn và nhà diễn thuyết hiệu quả, họ thường làm tốt với những công việc như nhà báo, nhà văn, hay biên tập viên. Dù có khuynh hướng trở nên chán ngấy bởi chế độ quan liêu và sự tiêu chuẩn hóa ngày càng tăng của hệ thống giáo dục hiện đại, ENTPs cũng có thể yêu thích việc dạy học. ENTPs trong cộng đồng tôn giáo có thể thực hiện chức vụ như người truyền giáo, mục sư hay giám mục, mặc dù sở trường của họ về việc làm lệch lạc giáo lý có thể dẫn rắc rối đến sớm. ENTPs cũng có thể thích thú những công việc như diễn viên, người hoà giải, nhà ngoại giao, hay doanh nhân. Nhóm chức năng và sự phát triển tính cách của ENTPs Nhóm chức năng của ENTP bao gồm những chức năng sau: Chức năng chủ đạo: Trực giác Hướng ngoại (Ne) Chức năng hỗ trợ: Tư duy Hướng nội (Ti) Chức năng thứ cấp: Cảm xúc Hướng ngoại (Fe) Chức năng hạ cấp: Giác quan Hướng nội (Si) Sự phát triển tính cách của ENTPs có thể được chia ra đại khái qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (tuổi ấu thơ) Từ tuổi ấu thơ đến trước tuổi trưởng thành, Giai đoạn 1 liên quan đến sự nổi lên và phân biệt của chức năng chủ đạo, Ne. Trong khi ENTP nói chung thường tò mò và cởi mở xuyên suốt cuộc đời của họ, điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn phát triển này của họ. Vượt ra ngoài những bắt buộc của việc học, giai đoạn 1 ENTPs tự do ngồi lại và tiếp thu thế giới mà không lo lắng hay quan ngại quá mức. Điều này cho phép Ne thực hiện tất cả sự kết nối và liên tưởng mà thậm chí có thể thống nhất thành một thế giới quan chặt chẽ. Giai đoạn 2 Một khi Ne của họ đạt được đến mức độ nhất định của nhận thức và phân biệt, chức năng hạ cấp của ENTPs, Giác quan Hướng nội (Si), tham gia vào bức tranh và bắt đầu đóng một vai trò có sức ảnh hưởng hơn và thường là tinh quái. Chúng ta sẽ thảo luận chức năng hạ cấp của ENTP trong những vấn đề liên quan trong những phần sau. Để gia tăng sự hiện hữu và ảnh hưởng của Si, giai đoạn 2 ENTPs cũng có thể phát triển chức năng hỗ trợ của họ, Tư duy Hướng nội (Ti). Ti mang lại thứ tự và sự rõ ràng lớn hơn cho những ý tưởng, thế giới quan, và cá tính của ENTPs. Khi ENTPs phát triển và sử dụng Ti, họ có thể trở nên nghiêm túc, tập trung và được định hướng hơn. Giai đoạn 3 Nếu tất cả vận hành tốt và họ may mắn đủ để bước vào giai đoạn 3, ENTPs tăng cường nhận thức về sự quỷ quyệt của chức năng hạ cấp. Khi họ nhận thức được như vậy và học cách sử dụng chức năng một cách đúng đắn như ENTPs, họ đạt được sự cân bằng lớn hơn giữa Ne và Si. Họ học được cách tích hợp Si một cách tự nhiên và gián tiếp khi họ tiếp cận việc sử dụng Ne và Ti một cách đúng đắn. Vì họ trau dồi những điều kiện hỗ trợ thế mạnh tự nhiên, giai đoạn 3 ENTPs sẽ nếm trải sự nâng cao nhận thức về hòa bình, sự đầy đủ, và sự thỏa mãn. Chức năng chủ đạo của ENTP: Trực giác Hướng Ngoại (Ne) Như đã giải thích trong “My True Type”, EPs thực sự là những người Nhận thức thuần khiết hơn IPs. Không chỉ EPs biểu lộ đặc tính bên ngoài thường gắn với Nhận thức (ví dụ như tự phát, thích nghi, dễ tiếp thu), mà chức năng chủ đạo của họ (Ne hay Se) cũng là một chức năng Nhận thức. Trực giác Hướng ngoại (Ne) là một chức năng tìm kiếm sự mới lạ. Thoạt nhìn, Se và Ne có thể trông tương đồng (sự tương quan này có thể được nhìn thấy, ví dụ trong Enneagram 7), vì cả ESPs và ENPs đều năng động, đầy sinh lực và vui tươi. Tuy nhiên, Ne khác Se ở chỗ nó quan tâm nhiều hơn đến những ý tưởng, sự liên quan và khả năng có thể xảy ra hơn là với những cảm giác mới lạ hay của cải vật chất. Trực giác Hướng ngoại có thể thực hiện chức năng một cách nhận thức hay diễn đạt được. Sự diễn đạt bằng từ của Ne đôi lúc lên tới một mức độ giống như động não bằng lời nói. Mặc dù không cùng mức độ điển hình như ENFPs, khi diễn thuyết, ENTPs có thể không luôn luôn có luận điểm, nhanh chóng nảy bật từ ý tưởng này qua ý tưởng kế tiếp. Trong nhiều trường hợp, ‘luận điểm’ là để cho ENTPs tìm ra cách để đánh giá, nhưng đầu tiên họ phải khám phá những lựa chọn bằng cách sử dụng Ne. Trong khi những người khác có thể nghi ngờ phương cách có vẻ tùy ý và ngẫu nhiên của Ne, ENTPs nhận ra giá trị của nó và họ công nhận rằng khi đến lúc, chân lý sẽ tự nó lộ diện. Công việc của ENTPs khi đó sẽ là khai thác và biểu đạt Ne của họ, tin tưởng rằng nó sẽ dẫn họ theo con đường đúng đắn. Như đã nói, một vài ENTPs có sức thuyết phục và sắp xếp hợp lý trong diễn đạt hơn những người khác. Nhiều ENTPs học cách phát triển và biểu lộ bản thân thông qua chức năng thứ cấp, Cảm xúc Hướng Ngoại (Fe) - không hề ngẫu nhiên, mà trực tiếp và mạch lạc hơn. Ne cũng hoạt động một cách dễ lĩnh hội, thu thập thông tin từ hư không. Không giống như Se, nó không thu thập thông tin công khai, mà vượt ra hay nhìn thấy dữ liệu ẩn đằng sau. Điều đó cho phép ENTPs nhận thức những dấu hiệu, khả năng, và tiềm năng ẩn giấu khác. Ne thường xuyên tìm kiếm sự kết nối và kiểu mẫu mới. Họ thường khai thác mặt lĩnh hội này của Ne trong những hoạt động như đọc sách, xem phim, và tụ tập với người khác. Bởi vì nó là một chức năng hướng ngoại, Ne phân kỳ, bao quát hơn và để mở kết thúc hơn Trực giác Hướng nội (Ni). Ni chuyên sâu và hội tụ hơn, có ý thức về sự kết luận và kết thúc lớn hơn. Một khi Ni hoàn thành công việc của nó, INJs có khuynh hướng cảm thấy chỉ có một phương án đúng đắn duy nhất. Ne, ngược lại, có khuynh hướng nhân lên hơn là giảm số lựa chọn hay giải phải có thể có. Chỉ bằng cách sử dụng chức năng hỗ trợ Ti, ENTPs mới có thể đi đến sự hội tụ. Ne cũng ban tặng sự cởi mở. Nó giúp ENTPs nhìn thấy sự thật trên cả hai mặt của một vấn đề mà không hình thành sự đánh giá mà không có lý do xác đáng hay sự kết luận vội vã. Nó cũng đóng góp vào sự cởi mở đối với những phương pháp thay thế hay phong cách sống phóng túng, cho phép ENTPs giải trí bằng những lựa chọn như chế độ ăn chay hay tham gia công xã. Ne cũng kháng cự lại sự cấu trúc quá mức bên ngoài, thứ giống như một khuôn khổ lên ý thức về tự do và tự động cá nhân của ENTPs. ENTPs chế giễu những thứ họ thấy như quy định, luật lệ, thủ tục không cần thiết hay quá cứng nhắc. Họ cũng không thích môi trường nghèo nàn hoặc không thay đổi. Khi môi trường là quá ôn hòa hay nghèo nàn, họ có thể nhanh chóng cảm thấy chán và hiếu động. Giống như NPs khác, ENTPs có thể có một mối quan hệ yêu-ghét với Ne của họ. Họ yêu sự thật rằng nó giúp họ duy trì tinh thần cởi mở, để nhìn một bức tranh lớn hơn, và để trân trọng những lựa chọn và quan điểm khác nhau. Họ cũng yêu thích ý thức kèm theo về phiêu lưu, triển vọng và sự kinh ngạc đối với những điều huyền bí của cuộc sống. Nhưng Ne cũng có thách thức của nó, nó có thể khiến ENTPs cảm thấy khó khăn để bình tĩnh và thỏa mãn, để đi đến kết luận vững chắc, hay để cảm thấy tự tin trong việc ra quyết định. Chức năng hỗ trợ của ENTPs: Tư duy Hướng nội (Ti) Như những người có chức năng Nhận thức chủ đạo, ENTPs có khuynh hướng, chọn cách tiếp cận thụ động hơn đối với cuộc sống, đặc biệt là với thế giới bên ngoài. Giống như EPs khác, họ vui lòng duy trì trong một phương thức Nhận thức mở cho đến khi họ được thúc đẩy, cho dù là từ bên trong hay bên ngoài, để khai thác chức năng Đánh giá hỗ trợ, Ti. Khi ENTPs cảm thấy bắt buộc sử dụng Ti, họ trở nên tập trung hơn bên trong và căng thẳng hơn, tương tự phương thức vận hành điển hình của INTPs. Nhưng bởi vì Ti là hướng nội trong phương hướng của nó, người quan sát có thể không chú ý đến mặt lý trí này của ENTP. Ti liên quan đến áp dụng logic và nguyên nhân – hệ quả để hiểu được một tình huống, hệ thống hay vấn đề. Nó cũng làm việc để mang đến cấu trúc và thứ tự đối với thế giới nội tâm. Cấu trúc bên trong này tặng cho ENTPs một ý thức kiểm soát bên trong tốt. Khi gắn kết với Ti, ENTPs đào sâu vào những suy nghĩ của họ để hiểu hơn nguồn gốc của chúng và để đảm bảo ý tưởng của họ là logic. Giống như INTPs, họ có thể nhanh chóng tìm thấy sự không nhất quán hay thiếu sót logic trong một học thuyết hay tranh luận. Họ xuất sắc trong việc xác định ngoại lệ hay tưởng tượng ra những hoàn cảnh mà trong đó lời giải thích đưa ra có thể không còn chính xác. Họ cảm thấy dễ dàng hơn khi khẳng định cái gì là không đúng hơn là tự tin khẳng định cái gì là đúng. Sự khác biệt giữa Ti của ENTPs với INTPs là vị trí của nó trong nhóm các chức năng. Đối với INTPs, nó đứng đầu tiên, điều đó làm cho họ nhanh chóng đánh giá ở bên trong. INTPs sau đó sử dụng hỗ trợ Ne để mở ra và khám phá sâu hơn đánh giá ban đầu của họ. Đối với ENTPs, thứ tự trên bị đảo ngược. Thay vì bắt đầu với một đánh giá và đoán chừng ban đầu như INTPs, họ tiếp cận mọi thứ với con mắt sạch trong của Trực giác. Sau đó, họ sử dụng Ti để phân tích và nâng cao tính logic và cấu trúc của nhận thức Ne. Ngoài thứ tự khác biệt của nhóm chức năng, ENTPs, là những người Nhận thức chủ đạo, có thể dễ dàng để mọi thứ kết thúc mở hay mơ hồ hơn INTPs có thể. Sự thống trị Ne cũng khiến họ cởi mở để “chơi đùa” hơn INTPs. Tôi từng một lần thực hiện điều tra về những giá trị bản thân và bị bất ngờ khi một cặp đôi ENTPs đánh dấu rằng “có niềm vui” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Với hầu hết INTPs, Ti thống trị bắt buộc họ nhìn cuộc sống một cách nghiêm túc, mẫu phản hồi của chủ nghĩa khoái lạc như trên có thể nằm trong số những giá trị được xếp hạng thấp nhất của họ. Ne chủ đạo của ENTPs cũng có thể tạo ra sở thích lớn trong nghệ thuật và văn hóa hơn INTPs điển hình. Sự khác biệt giữa Ti và Fi dường như là vấn đề lớn về sở thích và tầm quan trọng. Những người có Fi thường quan tâm và khéo léo với đánh giá đạo đức (Fi) hơn là logic (Ti). Họ đánh giá trên phương diện tốt hay xấu , yêu hay ghét, thích hay không thích. TPs, ngược lại, bắt đầu với một nhu cầu cho logic tốt và nói chung ít quan tâm đến những vấn đề khẩu vị hay đạo đức chân thật. Họ ít nghĩ đến yêu hay ghét hơn là hợp lý và không hợp lý, có lý hay vô lý. Với điều vừa nói trên, vì T và F gần kề trong nhóm chức năng của ENTPs, nó thỉnh thoảng có thể hơi khó khăn, đặc biệt là trong thời kì phát triển ban đầu của họ, để trêu chọc sự thiên lệch về suy nghĩ của họ. Chức năng thứ cấp của ENTPs: Cảm xúc Hướng ngoại (Fe) Chức năng thứ cấp của ENTPs là Cảm xúc Hướng ngoại (Fe). Fe là chức năng tương tác giữa người với người tốt nhất trong số các chức năng, vươn đến sự hòa bình, đồng điệu và thấu hiểu giữa con người với nhau. Nó không chỉ chú ý đến việc cái gì được nói, mà còn là nó được nói như thế nào. Trong khi ENTPs có thể ít bị làm phiền hay nhạy cảm đối với sự bất đồng bên ngoài hơn một số tính cách khác, Fe vẫn làm việc, thậm chí không chủ tâm, để nuôi dưỡng tình cảm trong môi trường. Chúng ta cũng có thể tiếp cận với Fe của ENTPs một cách lý thuyết hơn. Nghĩa là, vì Fe là chức năng Đánh giá Hướng ngoại ưa chuộng và nằm thấp hơn trong chuỗi chức năng, ENTPs ít thoải mái với việc thể hiện sự đánh giá ra bên ngoài (Fe) và ưa thích hơn việc giữ chúng cho bản thân (Ti). Điều này có thể dẫn đến ENTPs, cùng với những loại tính cách Nhận thức khác, thường xuyên chiều theo mong muốn của người khác hơn là đòi quyền lợi cho họ. Và bởi vì ENTPs có tinh thần mạnh mẽ, họ có thể phát triển phẫn uất bên trong đối với những người họ thấy như đang cố kiểm soát họ. Nói chung, họ quả quyết hơn IPs, nhưng sự khó chịu đối với việc dàn trải Fe vẫn có thể khơi lên vấn đề trong mối quan hệ của ENTPs. Chức năng hạ cấp của ENTPs: Giác quan Hướng nội (Si) Như tất cả những tính cách khác, ENTPs có thế không nhìn thấy được mức độ mà chức năng hạ cấp của họ ảnh hưởng đến những quyết định và hành vi. Những ENTPs tìm kiếm sự tự biết mình và sự phát triển cá nhân phải cố gắng để hiểu được cách chức năng hạ cấp của họ, Si, biểu lộ trong tính cách. Si được hiểu dễ dàng nhất khi được đặt cạnh với chức năng đối lập của nó, Ne. Mặc dù bản chất đối lập của chúng, đặt chúng cùng với nhau, Ne và Si cấu thành một tổng thể có ý nghĩa. Như chúng ta từng biết, Ne khám phá những ý tưởng và khả năng mới. Si, ngược lại, quan tâm đến bảo tồn quá khứ. Ne không có giới hạn, nhìn thấy lựa chọn và khả năng vô hạn, trong khi Si nhìn thấy rõ ràng những giới hạn định sẵn mà được quyết định dựa trên sự kiện quá khứ. Ne tự do và phóng khoáng, Si bảo thủ và cẩn thận. Điều thú vị là tất cả những sức mạnh trái ngược nhau này lại có thể tồn tại trong cùng một tính cách. ENTP có khuynh hướng có ý thức xác định với nhu cầu và giá trị của Ne, trong khi tiềm thức của họ thúc đẩy mối quan tâm của Si. Khi sử dụng Ne, ENTP có thể lãng quên chi tiết. Họ có thể không thực hiện một cách hiệu quả những chi tiết cụ thể của đời sống hằng ngày, ví dụ như quên mất hóa đơn, bất cẩn với chế độ ăn uống, hay không tập thể dục đủ. Tuy nhiên khi bị thu hút vào một dự án sáng tạo, ENTPs có thể trông như INTJs, trở nên cầu toàn và bị ám ảnh quá mức tới chi tiết. Vì N thống trị, điều đó có thể khó cho họ chấp nhận bất cứ thứ gì dưới mức hoàn hảo khi nó đi đến sự biểu hiện vật chất (S) của tầm nhìn hay ý tưởng (N). Một đặc tính bị coi nhẹ nhất của Si là sự nhận thức và quan tâm đến cảm giác thể xác bên trong-cơ thể được cảm nhận và trải nghiệm từ bên trong. Nhưng vì Si là chức năng hạ cấp của ENTP, họ có thể cảm thấy mất liên lạc với cơ thể bên trong. Để bù đắp lại, họ có thể dành quá nhiều chú ý đến cảm giác thể xác cụ thể, khiến họ dễ nghi ngờ mình bị mắc các chứng bệnh tâm lý, trong đó một sự tập trung tăng lên vào cảm giác thể chất làm tăng triệu chứng. N và S cũng có yếu tố thời gian. Si quan tâm chính nó với quá khứ, trong khi Ne tập trung vào tiềm năng và khả năng tương lai. Si của ENTP có thể mang đến sự yêu thích trong chi tiết lịch sử. Họ cũng thích sử dụng Ne để khám phá ý nghĩa lịch sử, sự giải thích, và ngụ ý. Đó là lý do tại sao nhiều ENTPs theo đuổi chính trị hay báo chí, những nghề nghiệp cho phép họ sử dụng kiến thức lịch sử để phân tích sự kiện hiện tại và dự đoán tương lai. ENTPs cũng trải nghiệm sự căng thẳng giữa truyền thống (Si) và sự mới lạ không theo quy ước (Ne). Điều này hết sức thông thường với ENTPs trong giai đoạn I và II của sự phát triển tính cách. Với nhiều mức độ, họ duy trì gắn bó và hướng đến truyền thống thơ ấu (Si). Tuy nhiên đồng thời, Ne và Ti có thể khuyến khích họ giải tỏa kết cấu và thậm chí chống đối lại những truyền thống này. Nó có thể gây ra sự bối rối về cá tính trong ENTPs, không chắc chắn ở mức độ nào họ nên phá vỡ truyền thống thơ ấu với việc nhận thức lại bản thân. Cuộc đấu tranh này có thể để lại cho ENTP câu hỏi như: Tôi nên chọn lựa cuộc sống gia đình hay một lối sống bất quy tắc? Tôi nên theo đuổi sự an toàn của một nghề nghiệp quy ước (Si) hay điều gì đó sáng tạo và tiềm tàng nguy cơ hơn (Ne)? Khi cân nhắc những câu hỏi trên, ENTPs cần đảm bảo họ đang dựa trên chức năng chủ đạo hơn chức năng hạ cấp. Vì N là chủ đạo, sức mạnh tốt nhất của ENTPs liên quan đến khám phá ý tưởng, học thuyết, và kết nối một cách sáng tạo. Để sử dụng tốt nhất những sức mạnh này, họ cần đảm bảo rằng họ không cho phép chức năng hạ cấp Si áp đặt quá mức giới hạn hay biên giới cho sự khám phá của họ. Họ nói chung nên sử dụng Ne của họ, cũng như là khả năng lý luận của Ti để mổ xẻ sự thât, hơn là chiều theo truyền thống Si. Bài được bạn Cá Vàng dịch từ sách The 16 personality types.
Ne cũng làm mình cũng có cảm giác này Khó chịu nhất khi nói, quyết định 1 cái đó ( liên quan tới người khác ) mà mình không chắc chắn. Vừa làm vừa sợ sai kiểu vậy, nhưng mà vẫn thể hiện sự tự tin mà làm, tự ti thì bắt nó chìm vào trong rồi :v