[Trò chơi] Diễn dịch và quy nạp

Thảo luận trong 'Giải trí' bắt đầu bởi Haru Nakano, 27/1/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cái dụng ở đây còn một ý nghĩa nữa là tạo hóa ko sinh ra cái gì thừa cả. Cái gì tự nhiên có mà con người nhận biết dc thì đều có cái dùng của nó. Những thứ tưởng chừng vô dụng, lỗi thời mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống là có ý nghĩa sâu xa để dùng sau này.
     
    Last edited by a moderator: 4/2/16
    Anitarogp10 thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Làm liên tưởng tới những điều có thể và không thể với thế giới này.

    Xã hội con người hiện tại thì vận hành bằng luật pháp của nhà nước để đảm bảo trật tự, bảo vệ con người. Nó quy định cấm làm những điều X, vậy thì mọi hành vi ko phải X là hợp pháp. Vì thế giới con người nằm trong thế giới tự nhiên rộng lớn nên ¬X chắc chắn lớn hơn X rất nhiều. Nghĩa là khi con người đã có tư tưởng phá hoại thì cấm bao nhiêu hành vi cũng ko đủ. Do đó bản chất luật pháp chỉ là cách khắc phục tạm thời khi con người chưa đủ khả năng để kiểm soát nhận thức. Nó điều chỉnh hành vi bằng hành vi chứ ko bằng nhận thức, coi nhận thức và hành vi ko liên quan tới nhau.

    Về lâu dài cấm đoán sẽ cản trở sự phát triển, vì xã hội đã mặc định quy luật là cấm và làm những điều ko cấm rồi. Nhưng thế giới tự nhiên này ko cấm chúng ta làm gì, mà ngầm chỉ cho ta thấy giới hạn của mình. Nghĩa là thay vì cấm thì nên khuyến khích làm những điều mà nó đã hàm chứa hoặc ngầm loại trừ những điều dc coi là cấm kỵ. Xã hội con người bị bao hàm bởi thế giới tự nhiên nên luật con người phải dựa theo quy luật tự nhiên thì mới tồn tại dc. Nhàn cư vi bất thiện, thay vì shouldn't thì nên should.
     
    Anita thích bài này.
  3. lemming

    lemming Guest

    :v
    = u shouldnt say 'shouldnt'?
     
  4. Tigris

    Tigris Guest

    Có một số điều cấm có thể lạc hậu, lỗi thời và nên thay đổi nhưng phần nhiều những điều cấm khác đều hợp lý, hữu dụng trong việc duy trì nền văn minh của con người. Vì sao chúng lại cản trở sự phát triển được?

    Tự nhiên vốn không có luật lệ gì cả, không có nền văn minh, chữ viết, công bằng,... không có đủ những gì con người cần để phát triển. Xã hội được gây dựng cho con người và để đáp ứng nhu cầu của con người bên cạnh tự nhiên. Xã hội tuy bao hàm tự nhiên nhưng không có nghĩa tất cả mọi điều nên làm theo tự nhiên vì bản chất của xã hội đã rất khác thế giới tự nhiên rồi.
     
    Anita thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Vấn đề nó ko nằm ở số lượng điều luật dùng dc nhiều hay ít, mà ở cách ban luật. Nếu coi xã hội này như một thực thể sống thì luật nó như thuốc chữa bệnh. Lúc người bệnh thì cần thuốc, nhưng lúc khỏi thì thôi chứ. Hay bộ phần nào bệnh thì chỉ bôi đúng loại đúng chỗ đấy thôi, ko bôi tất sang chỗ khác dc. Khi xã hội bị lệ thuộc vào luật thì nó sẽ cản trở sự phát triển vì cách áp dụng cào bằng luật cũ với các lĩnh vực, hiện tượng mới.

    Các lĩnh vực khác thế nào thì ko rõ chứ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang kìm hãm nền công nghệ thế giới phải trăm năm là ít. Giới tư bản trong lĩnh vực công nghệ thường dùng nhiều thủ đoạn cạnh tranh bẩn và lợi dụng luật về quyền sở hữu trí tuệ để độc quyền thị trường, móc túi người dùng. Cách phân phối giá trị hàng hóa phi vật chất như phần mềm máy tính cũng bị cào bằng như hàng vật chất. Nếu ko nhờ phần mềm nguồn mở và hàng lậu cracks thì mấy nước phát triển ko bao giờ đuổi kịp dc các nước phát triển.
    Tự nhiên có luật nhân quả bao trùm vũ trụ này đấy thôi. Đồng ý là cần luật pháp thì xã hội mới phát triển, nhưng khi đạt đến mức ổn định thì lại phải nới lỏng ra.
     
    Last edited by a moderator: 5/2/16
    Anita thích bài này.
  6. Tigris

    Tigris Guest

    Mức ổn định là như thế nào? Người bệnh còn dễ thấy khỏi bệnh hay chưa chứ nguyên cả xã hội thì rất khó xác định được chính xác tình trạng của nó.
    Và tại sao khi ổn định lại cần nới lỏng? Chẳng phải chúng ta nên giữ nguyên trạng thái khi đạt mức ổn định sao? Lỡ việc nới lỏng lại gây hại, làm thụt lùi thì sao?

    Đồng ý là chúng ta không nên áp dụng luật cũ với các lĩnh vực mới. Chúng ta nên sửa đổi, đưa ra những điều luật mới sao cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhưng dù vậy vẫn phải cần luật pháp chứ.

    Mình nghĩ luật sở hữu trí tuệ có cái hay là nó giúp chủ sở hữu được giữ bản quyền thành quả của mình mà không bị lấy cắp nhưng lại có mấy lỗ hổng khiến các tập đoàn có thể lợi dụng để kiếm lời. Theo mình thì nó nên được sửa đổi sao cho tránh các trường hợp như vậy chứ không nên cứ bãi bỏ.
    Nếu ai đó đã bỏ thời gian, công sức và trí tuệ ra để tạo ra thứ nào đó thì họ có quyền được bán, không bán hay phân phối miễn phí thành quả của mình, muốn giữ làm của riêng hay trao cho ai đó quyền độc quyền là quyền của họ.
     
    Anita thích bài này.
  7. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Luật pháp lúc đầu là công cụ để dung hòa quyền lợi thông qua việc hạn chế sức mạnh của cả hai phía bằng việc tạo ra những điều khoản ràng buộc nhau. Sau này nó trở thành công cụ của kẻ mạnh nhưng bản chất của nó thì vẫn như vậy, và tiến trình lịch sử cho thấy cơ chế luật pháp sẽ dao động về trạng thái cân bằng, mà lợi ích của mỗi thành phần được đảm bảo tối đa trong khả năng của nó. Đám đông ko có luật pháp sau sự hỗn độn sẽ lại tập hợp lại và đưa ra những đạo luật mới và bầu ra những kẻ thống trị mới.

    Cái @ccharger nói tới là Pareto-optimal, giải pháp đem lại quyền lợi tối đa cho cả 2 bên mà ko làm tổn thương nhau. Kiểu anh có cái A mà tôi ko có thì chia sẻ cho tôi, đổi lại tôi sẽ cho anh cái B. Xã hội cộng sản cũng là 1 hình thái Pareto-optimal. Nhưng bản chất con ng lại ko cao đẹp như vậy. Con người, trong các tình huống bị đe dọa, sẽ muốn đảm bảo sự an toàn cho bản thân (hoặc những gì liên hệ mật thiết với bản thân) trước.

    Nói chung chừng nào tất cả các nhu cầu của con người được thỏa mãn tới mức tối đa (hoặc tất cả hạ xuống bằng 0), chừng đó mới có thể nói tới chuyện bãi bỏ luật pháp.
     
    rogp10 thích bài này.
  8. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    ^
    ^^
    Nào ai muốn bãi bỏ luật pháp đâu nhỉ? Bỏ luật pháp là đúng nhưng nó còn rất lâu. Cái cần là xem xét cẩn thận khi ra luật với những lĩnh vực mới. Vì mất rất lâu để phản hồi và điều chỉnh, khoảng thời gian đó thì thiệt hại rất lớn rồi.
    Nới lỏng ở cách ra luật, chứ ko phải nới lỏng những điều luật đang hiệu quả. Khi phát triển về lâu dài cái tư duy làm luật đã ăn sâu rồi nên cách ban luật cứng nhắc và vội vã với mọi vấn đề, trong khi có nhiều đối tượng, hiện tượng mới cần phải tính toán kĩ lưỡng khi áp dụng.

    Vấn đề là cơ chế bảo hộ đấy lại ko dc toàn quyền quyết định từ chính tác giả, mà bị ảnh hưởng rất lớn bởi bên thứ ba (như các trung tâm hiệp hội quyền tác giả hay các công ty lớn độc quyền). Quyền lợi tác giả thì chưa chắc chắn đảm bảo dc bnhieu nhưng người dùng thì thiệt thòi rất lớn. Thứ nữa là nó kìm hãm sự sáng tạo của chính các tác giả, vì bản chất sáng tạo là kế thừa. Việc độc quyền các phát minh để phục vụ cho lợi nhuận thì còn gây hại cho các công ty vừa và nhỏ nữa. Trong kinh doanh nó gọi là patent troll, muốn lấy ví dụ về kiện tụng patents, monopoly của M$, Apple, Samsung, Oracle... thì ko có thiếu.
    Patents | Electronic Frontier Foundation
    The Evidence Is In: Patent Trolls Do Hurt Innovation
    What is DRM? | Defective by Design
    Muốn thế giới dc tự do phát triển và sáng tạo thì phải chỉnh hoặc gỡ bỏ luật bản quyền/bằng sáng chế, vì mọi lĩnh vực đều có sức lan tỏa nhanh hơn nhờ công nghệ và internet.
     
    Anitarogp10 thích bài này.
  9. rogp10

    rogp10 Guest

    SHTT không chỉ có sách vở không mà còn thuốc men nữa đấy :D
    Nhờ thuốc generic nên nhiều người đc cứu sống.

    Vả lại bảo hộ cho tác phẩm nghệ thuật quá dài.
     
    Last edited by a moderator: 6/2/16
    Anita thích bài này.
  10. lemming

    lemming Guest

    Chừng nào ng sáng tạo k còn phải kiếm cơm từ sản phẩm của mình thì luật shtt mới k cần. Nhu cầu sinh tồn thường xếp trước nhu cầu tự do sáng tạo.

    Rose trong nghề k thấy nói j :v
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.