[Thảo luận] Sự biến đổi của chức năng nhận thức?

Thảo luận trong 'Thảo luận lý thuyết' bắt đầu bởi Haru Nakano, 28/11/15.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cần thống nhất trước với những người cho rằng MBTI là ko đáng tin cậy(so với Big five chẳng hạn), ngụy khoa học, thiếu bằng chứng.... hay đại loại như vậy là:
    1. Lý thuyết về 8 chức năng nhận thức của Jung là có cơ sở, và đáng tin cậy. Cái làm nó ko đáng tin là những bài test MBTI và ngộ nhận MBTI như một hệ thống đóng mác, dán nhãn con người. Cái dán nhãn là do người sử dụng và 1 phần giới kinh doanh kiếm tiền từ MBTI, chứ ko phải bản chất của nó.

    2. Mục đích của MBTI và Big five là khác nhau. MBTI phân loại tính cách con người, còn Big five đo lường mức độ của (chỉ) 5 nhân tố đặc điểm tính cách con người. Vì ko phân loại tính cách nên sẽ tạo ảo giác rằng MBTI thì ko đáng tin so với nó, vì chỉ có MBTI có "kết quả sai".

    Nên cần thống nhất trước ở đây là thuyết 8 chức năng nhận thức là đáng tin cậy, và "chấp nhận được" trong việc phân loại cũng như mô tả tâm thức của con người. Vấn đề là nó sẽ phát triển như thế nào? Tâm thức con người luôn luôn chuyển động, tiến hóa; nên liệu có thể dựa vào lý thuyết của Jung để dự đoán xu thế tính cách con người không? Cải thiện tính cách cũng góp phần cải thiện năng lực và khả năng sinh tồn. Và tuy ko có chuyện đổi loại tính cách MBTI, nhưng việc học hỏi các biểu hiện hay kĩ năng đại diện của chức năng là có thể. Có thể đặt ra 2 câu hỏi lớn sau:

    1. Cách hoạt động của chức năng 3rd và 4th như thế nào trong việc hỗ trợ 1st và 2nd? MBTI hiện tại chỉ mô tả phần nào cách hoạt động của các chức năng một cách riêng rẽ, chứ ko phải khi nó chạy đồng thời, hỗ trợ nhau. Nếu hiểu được cách các chức năng hỗ trợ nhau thì có thể thiết lập môi trường để thúc đẩy 3rd và 4th phát triển sớm. Mình có cảm giác những người thành công trong lĩnh vực của mình ko chỉ phát huy 1st và 2nd của họ, mà còn dùng 3rd và 4th bổ trợ sớm hơn những người cùng loại.

    2. Có thể "học hỏi" các chức năng mà mình ko có được ko? Nếu có thì như thế nào? Cần phải hiểu cái ko thể và có thể ở đây là:
    - Không thể dùng 2 chức năng ko cùng cặp hay trục. VD ko thể vừa dùng Ne hay Ni dc. Nhiều người ngộ nhận chức năng nhận thức như một đối tượng tách biệt ko liên quan tới nhau. Nhưng CNNT là cơ chế hoạt động của não, có thể quan sát được qua một tập các biểu hiện nhất quán.Dùng Ne và Ni đồng thời cũng giống như áp dụng 2 cách làm cùng một lúc trên 1 đối tượng vậy, là ko thể.

    - Nhưng có thể hiểu cách hoạt động chức năng mà mình ko có, để có thể tự điều chỉnh chức năng mình sở hữu khi tương tác với người dùng nó. Cái này gần giống với cách hoạt động của Fe-Ni vậy, chỉ khác là ENFJ hiểu cảm xúc người đối diện và cố gắng làm hài lòng họ, tạo sự hòa hợp về tình cảm...; còn ở đây là hiểu về bản chất khác biệt của người khác để tự cải thiện bản thân. Nếu vậy đích đến cuối cùng có thể sẽ ko còn là 16 loại MBTI nữa, mà là sự phân loại mới với những loại tính cách mới kế thừa từ 16 loại trên.

    Trả lời dc 2 câu hỏi trên có thể sẽ giải quyết được bài toán về tiến hóa tâm thức con người ở tương lai.
     
    Anita thích bài này.
  2. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Hệ thống MBTI có thể được hiểu là hệ thống lý thuyết MBTI (bao gồm hệ thống các type và subsystem các function và preference trong các type) và Hệ thống trắc nghiệm MBTI (bao gồm các câu hỏi, thuật toán xác định type và đáp án). Trong 2 cái đó thì hệ thống trắc nghiệm MBTI thực sự là một hệ thống lỗi. Sự không hoàn hảo của hệ thống trắc nghiệm MBTI cùng với những hiểu biết sai lệch về hệ thống lý thuyết MBTI đã dẫn tới ngộ nhận MBTI là ngụy khoa học.

    Cũng cần phải nói là hệ thống trắc nghiệm MBTI là một hệ thống không hoàn hảo chứ không phải hệ thống sai. Vì thực chất để mỗi cá nhân đều có thể xác định chính xác type qua mạng mà ko phải thông qua tư vấn viên thì những người thiết kế bài test phải xây dựng một database khổng lồ bao gồm hàng tỉ tỉ biểu hiện có thể có trong các hoàn cảnh khác nhau. Nếu có một bài test như vậy và một người có đủ thời gian làm bài test đó thì kết quả sẽ ra chính xác. Tuy nhiên vấn đề là không ai có khả năng thiết kế ra một cái database như vậy, cũng như ko ai rảnh để làm một bài test quá dài như vậy, nên tạm thời chúng ta phải chấp nhận sự bất hoàn hảo của nó - là chấp nhận các kết quả có độ sai số. Tuy thế nhưng các bài test MBTI vẫn hữu ích vì nó giúp chúng ta thu hẹp được phạm vi các type có thể là mình để phân tích thêm (các bài test có chất lượng thấp như trên TGM thì sẽ có độ sai số lớn hơn).

    Hệ thống lý thuyết MBTI cũng chưa phải hệ thống hoàn hảo. Điều kiện để cấu thành một hệ thống là hệ thống đó phải bao gồm các phần tử được phân biệt với nhau, có chức năng riêng và xác định được quan hệ giữa chúng. MBTI chưa xác định được phần quan hệ này. Và để hoàn thiện chúng thì chúng ta cần sử dụng những phương pháp khoa học. Còn hiện tại khi chưa tồn tại một phương pháp chung thì mỗi người phải tự tìm cho mình một phương pháp phát triển tương thích với hoàn cảnh.

    Về vấn đề thứ thứ hai, từ ý kiến cá nhân của mình thì nếu biết chính xác mỗi type sẽ làm gì ở trong hoàn cảnh nào (từ một cái database như nói trên kia) thì chúng ta hoàn toàn có thể fake được biểu hiện đó. Và tiến xa hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được các hệ thống nhân tạo cho ra phản ứng hệt như ngoài đời và giúp tiên liệu chính xác các tình huống có thể xảy ra nữa.
     
    Anita thích bài này.
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model) | Những tâm hồn đẹp
    Trc đọc trên beautifulmindvn.com cũng một bài ngộ nhận về MBTI nhan nhản trên mạng đây. Người viết hiểu sai bản chất vấn đề nên đưa ra 1 kết luận quá vội vàng, nếu ko muốn nói là nông cạn.

    Ý thứ hai của mình ko hẳn là "fake biểu hiện trong hoàn cảnh nhất định". Mà là tạo hoàn cảnh nhất định/ môi trường phát triển cho cái chức năng mong muốn. Cá nhân mình tin là yếu tố di truyền đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành MBTI type, nhưng trước khi có nghiên cứu về cách hoạt động cụ thể của nó như thế nào thì tầm quan trọng của môi trường/xã hội cũng tương đương như vậy.
    Ở tương lai xa, máy móc sẽ dần dần thay thế con người trong các công việc chân tay trực tiếp. Công việc khi đó của con người sẽ là nghiên cứu và cải tiến máy móc, thậm chí việc điều hành máy móc cũng có thể thay thế hầu hết con người. Lúc đó thì cần phải có cách để cải tạo những loại khó thích nghi với công việc trên: như SP hoặc hầu hết những người linh hoạt. Phải có môi trường để họ phát triển và thích ứng với xã hội làm việc có nguyên tắc và có tính lý thuyết.
     
  4. rogp10

    rogp10 Guest

    Đây là về 3 loại test.
    0. Thực ra 4 thang đầu (tương đối) tỉ lệ với MBTI. Big 5 có 1 thang Neurotic, HEXACO thêm 1 thang nữa là Humility/Honesty.
    1. Có lẽ qua thực nghiệm cho thấy ambi các loại là nhiều => chia làm đôi là không ổn. Nhưng nếu Big 5 chia làm đôi thì cũng sẽ bị y chang vậy thôi. (cần kết quả từ thực nghiệm) Raw score thì không sao, tức vấn đề ko liên quan lắm.
    2. Vấn đề tiếp theo là "dao động" (test-retest reliability) với mean và variance (yup). Nếu variance quá lớn thì bài test chắc cũng...
    3. Factor analysis. (Các thang đo có bị correl không? Câu hỏi có thật sự liên quan đến thang đo không? v.v)
    4. Big 5 cũng có lí thuyết không vững và được xem là "không đủ thang đo", nhưng tùy mục đích sử dụng mà nhiều hay ít không thành vấn đề.
     
    Last edited by a moderator: 30/11/15
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    ^
    Ko có ý gì nhưng thực sự ko hiểu bạn đang nói về vấn đề gì. Nhầm topic?
     
  6. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Rất khó nói, hiện tại thì tất cả những khả năng đề ra mới chỉ là các hypothesis. Để biến nó thành theory thì phải trải qua các công đoạn thử sai. Còn với cá nhân mình thì luyện weak function cũng giống như tập võ vậy, bắt đầu với các môi trường yếu rồi từ từ nâng lên dần.

    Vụ máy móc thì không lo đâu. Thực ra từ đầu thế kỷ trước đã có những lo ngại rằng tầng lớp lao động chân tay sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Nhưng thực chất thì xã hội vẫn tự nó điều hòa được thông qua việc tạo ra các xu hướng ngành nghề mới đáp ứng các nhu cầu được nâng cao hơn. Như nghề coder hiện tại là một nghề mới và có rất nhiều S làm.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.