Có một băn khoăn thế này. Con người dùng ngũ quan để quan sát và học hỏi thế giới. Nhưng dựa vào đâu biết được một thứ là đúng, là đáng tin cậy, là đáng để làm theo, tại sao nên làm điều này mà không phải là điều khác? Giác quan con người tưởng là thứ hiển nhiên vẫn dùng nhưng thực ra không đáng tin hoàn toàn, cho dù khoa học đã khám phá tới hơn 21 giác quan. Ví dụ người ta có biết được trái đất hình cầu là nhờ vào tri thức tìm ra, chứ theo cảm nhận của giác quan thì có nghĩ trái đất phẳng cũng dễ hiểu. Hay làm sao để biết được thế giới này thực ra là một phần mềm mô phỏng do người khác tạo ra, còn mình bị lừa sống trong thế giới ảo mà không biết? Người khác nhìn "màu xanh" của lá cây có giống với mình nhìn không? Mình có thực sự cảm thấy "khát" như mình nghĩ ? Vì giác quan dùng quá thường xuyên nên người ta không nhận ra nó lừa phỉnh mình thế nào thôi. Theo tâm lý học hiện đại thì con người còn dùng cả trực giác, nhưng làm sao để biết trực giác không lừa mình như giác quan? Theo Jung theory thì trực giác còn phân ra làm trực giác hướng nội và trực giác hướng ngoại. Vậy nên tin vào loại trực giác nào, tại sao cái này mà không phải cái kia, có thể dựa vào kiểu sense khác nào nữa? Vấn đề có lẽ nằm ở chỗ không có phương pháp đáng tin cậy để quan sát và kiểm nghiệm trực giác. Trừ khi có một công cụ bên ngoài "đóng gói" trực giác để nó hoạt động như một giác quan thông thường thì may ra. Ý kiến, thảo luận?
Có 3 nhóm giác quan: nhận thức, vô thức, giác quan tư duy - Giác quan nhận thức được: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác - những kiểu giác quan rõ ràng điều khiển được - Giác quan vô thức: Nổi da gà, phản ứng đói làm bụng kêu, tiết mồ hôi, cảm nhận trọng lực, cảm biến nhiệt (nóng/lạnh) - Giác quan tư duy : Trực giác, thần giao cách cảm :v Không biết cái déjavu có gọi là giác quan không nữa ! Cụ thể nói hỏi rằng con người có bao nhiêu giác quan nhiều hơn 20, có người 40, cái này không có giới hạn cụ thể nhưng ước tình được. Giác quan, cảm giác đều bị đánh lừa như nhau (VD: như 1 người bị ảo giác giữa sa mạc, hay bị hack não đại loại )
Mắt thịt chỉ nhìn thấy 1 dải tần (tương đối) hẹp, tai thịt chỉ nghe được vài băng tần mà đòi naive realism kể cũng lạ đó #no_offense
Vậy trực giác cũng là một loại giác quan chứ không phải tách riêng hẳn ra hay sao? Nhưng dựa vào đâu để phân loại như vậy? Đúng rồi trực giác cũng có thể lừa bản thân. Cá nhân mình thì đều không tin cả giác quan lẫn trực giác cá nhân, trừ khi có cách kiểm chứng chắc chắn. Có lẽ giác quan đơn nhất thường chỉ hiệu quả khi tập trung vào khả năng sense được thiết kế vốn có. Như mắt thì chỉ nhìn chứ không "nghe" được như tai, nhưng cả hai cùng hoạt động đồng thời nên dễ bị lẫn và lừa dối mình. Ví dụ xem một clip ca nhạc thì hình ảnh bắt mắt có thể đánh lừa rằng giai điệu bài hát hay hơn thực tế. Muốn kiểm nghiệm chính xác chất lượng bài hát thì phải nhắm mắt mà nghe.
Chủ đề này hình như được bàn trong topic liên tưởng rồi mà. Con người không chỉ nhận diện thực tế qua giác quan (mô hình tự nhiên) mà còn qua khoa học (ánh xạ nhân tạo nữa). Bản chất của khoa học là đối chiếu, tiên nghiệm và kiểm chứng. Chúng ta đều thấy cái lá màu xanh, nhưng không biết xanh có phải đặc điểm của lá hay không. Vì thế chúng ta lấy chiếc lá màu xanh xuống, phân tích cấu trúc của nó và so sánh với những chiếc lá màu xanh khác để tìm ra điểm chung (đối chiếu). Sau đó chúng ta lấy một chiếc lá khác cùng có đặc điểm đó và dự đoán xem nó có màu xanh hay không (tiên nghiệm). Nếu đúng thì có thể kết luận màu xanh (hoặc thuộc tính mà ta định nghĩa là màu xanh) là màu của lá (kiểm chứng).
Câu này nhiều triết gia đặt ra chán chê rồi. Có quyển sách "Tôi là ai, nếu vậy thì bao nhiêu?" bao gồm rất nhiều các suy tư của các triết gia về thực tế. Như Friedrich Nietzsche đã đưa ra quan điểm "There are no facts, only interpretations". Các triết gia Hy Lạp cổ đại cố đặt câu hỏi về việc cái gì là thật, Plato cho rằng chúng ta không thể ý thức thực tại và trạng thái ý thức nó khác hẳn so với tri giác ban đầu. Socrates người được cho là khôn ngoan nhất Hy Lạp thời đó đã câu nói nổi tiếng "I know one thing: that I know nothing". Các triết gia thời sau mỗi người dùng lý luận, giác quan, trực giác bằng các phép biện chứng, siêu hình học cố tìm ra điều gì khả tín nhưng nhìn chung chúng chỉ là các mô hình của trực giác hơn là sự thực. Khoa học đã tiến một bước tiến rất dài cuối cùng đơn thuần là mô tả sự thực, không phải sự thực. Đa số những bộ óc thông thái lúc quẫn trí nhất thường gào lên "Mọi thứ là vô nghĩa hay không có gì là thật cả". Cũng không nhất thiết phải thông thái mới gào lên như vậy, suy cho cùng thì đó là hệ quả của sử dụng trí tưởng tượng quá đà. Cá nhân mình thì tin vào các quy luật tâm lý phổ biến như thích ăn ngon, mặc đẹp, biếng nhác, những thứ cố hữu và nhìn thấy được hơn những lý luận.
Tóm lại, con người là một cỗ máy sinh học phức tạp, tất cả các giác quan đều do cỗ máy ấy tạo nên, vận hành. Cứ thử so sánh một cái smartphone với con người là hiểu. Hơn nữa các tế bào tự sinh ra, cái cây tự mọc lên nếu có đủ nước và ánh sáng... Nên chỉ có chủ nghĩa duy vật là đáng tin. Điều gì đáng tin? Có thể là không điều gì cả. Theo logic thì điều gì càng được chứng minh nhiều thì càng đáng tin. Vậy thế giới vật chất là đáng tin. Về giác quan, trực giác cũng là một loại giác quan, nhưng thuộc loại giác quan siêu cấp. Giác quan chính là những bộ lọc trong môi trường thông tin mà chúng ta đang sống. Giác quan có thể chia thành nhiều loại. Theo mình có 3 loại chính: Giác quan thứ cấp tự động cảm nhận được và hệ thần kinh cũng tự động xử lý: Ví dụ chạm tay vào vật nóng thì tay tự động rụt lại. Tiếp theo là giác quan cao cấp, nghĩa là giác quan mà chúng ta tiếp nhận chọn lọc và hệ thần kinh có chủ ý xử lý. Như nghe một bản nhạc hay ta lại muốn nghe lần nữa. Và cuối cùng: giác quan siêu cấp: là giác quan mà chúng ta có thể tự động tiếp nhận hoặc chủ ý tiếp nhận nhưng hệ thần kinh của chúng ta lại không xử lý được, hoặc xử lý một cách mơ hồ, ví dụ một linh cảm nào đó đúng chẳng hạn. Vậy có nghĩa là đầu vào bao gồm toàn bộ thông tin xung quanh chúng ta và gần như nhau, các giác quan phân biệt với nhau bởi ở bộ lọc và ở ouput. Bộ lọc thông tin sẽ cho chúng ta có cảm nhận chính: ví dụ ngoài môi trường có rất nhiều thông tin nhưng thông tin ngay cạnh ta là nóng, và ta chỉ cảm thấy nóng mà thôi(giác quan thứ cấp đc kích hoạt) Ở loại giác quan cao cấp: bộ lọc thông tin chọn lọc ra những ý mà chúng ta có thể muốn/không tiếp nhận. Như những giai điệu, lời ca trong bài nhạc. Hoặc món ăn có vị gì, màu sắc, hình dạng... Giác quan cao cấp sẽ dựa vào những gì lọc được và đưa ra output là ta cảm thấy thích, thấy ngon, hay thấy thế nào đó. Ở loại giác quan siêu cấp: Vì lượng thông tin quá nhiều và nhỏ, phân tán, nên những gì đọng lại trong bộ lọc sẽ mỏng, ít, khó chắc chắn. Hậu quả là chúng ta có những cảm giác mơ hồ như linh cảm, suy đoán... Ps: trên đây là do mình nghĩ ra và suy luận ko dựa trên nguồn nào nên có gì sai sót mong được phản hồi lại
Vấn đề là màu xanh vốn không tồn tại ở bản thân vật được quan sát mà ở cả chức năng của não bộ. Vật quan sát có thể coi là tồn tại độc lập khách quan nhưng mỗi người quan sát vì có cấu tạo thùy chẩm và mắt khác nhau nên không có gì đảm bảo "màu xanh" đấy thực sự tồn tại, dù đa số có thể đồng ý cùng nhìn thấy một màu. Tất nhiên trên thực tế thì sự thực được chấp nhận như có tính tương đối, nhưng đâu có nghĩa là bỏ qua việc giải thích các trường hợp ngoại lệ? Khoa học cũng chỉ là phương pháp đúng trong một thời gian dài, không phải chân lý vĩnh cửu. Chưa kể cách giải quyết vấn đề của khoa học thực nghiệm với khoa học cơ bản cũng rất khác nhau, đặc biệt là tính chặt chẽ mà chỉ có toán mới có. Mấy cái ông đấy có thông thái hay không thì không biết, nhưng những suy nghĩ đấy chả có gì là trí tưởng tượng quá đà(căn cứ vào hệ quy chuẩn nào để cho nó là quá đà?). Đoạn bôi đen thì thực ra suy nghĩ không chỉ có lý luận, nhưng trớ trêu là các quy luật tâm lý phổ biến ở trên lại được rút ra từ suy nghĩ và lý luận chứ không phải trực tiếp trải nghiệm các trạng thái tâm lý đấy.
Nói chung là đặt bút xuống là đã có lí luận rồi, quan trọng là có thấy biết được bao nhiêu và hư cấu bao nhiêu.
Trí tưởng tượng ở đây là tư duy trừu tượng. Những thứ mà bạn nói chỉ biết được qua tư duy chứ không thể chứng nghiệm qua thực tế, mắt thấy tai nghe. Nói chung việc sử dụng năng lực tu duy mình có niềm tin vào kết quả của các bộ óc thiên tài là các nhà khoa học, triết gia được công nhận hơn là những bộ óc phàm nhân. Thật ra nếu chỉ cần "tin" thì không cần nhất thiết phải universal truth. Có rất nhiều thứ không đủ bằng chứng để đúng nhưng vẫn đủ để tin.