Công thức xác định các chức năng nhận thức từ type CHI TIẾT

Thảo luận trong 'Lý thuyết' bắt đầu bởi FaNo, 7/6/15.

  1. lemming

    lemming Guest

    cảm ơn đã nêu ra vấn đề, vấn đề cũng là có nhiều người mới đến và dựa vào đây để tìm hiểu nâng cao hiểu biết. Công thức chưa bao giờ là một thứ không máy móc cả, dù nó k cần thay dầu mỡ nhưng vận hành tốt. Người hiểu và không hiểu không liên quan đến topic, đơn giản bạn đang chê cái máy chỉ là một cái máy, rất ý nghĩa :D
     
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Theo như từ điển về công thức thì nó ko đúng với trường hợp này lắm
    công thức – Wiktionary tiếng Việt

    Trong trường hợp này như ở #1 là "công thức ghi nhớ" thì đúng hơn, hay từ sát nghĩa hơn là "mẹo ghi nhớ". Đừng hiểu nhầm mình đang chỉ trích việc dùng công thức, cái chỉ trích là khi đã hiểu(chứ ko còn "mới" nữa) mà vẫn còn dùng tức là chưa thực sự hiểu. Đơn giản là vì nó ko hiệu quả.
     
  3. lemming

    lemming Guest

    Nó không nhất thiết phải thỏa mãn cả hai trường hợp.
    Dùng từ "mẹo" ok. Theo chủ thớt thôi. Khi nắm được ý nghĩa rồi thì bạn có thể quên đi từ ngữ. Còn ngay từ đầu mình hiểu (và chắc mn cũng hiểu) việc dùng các cách ấy là cho ai cần, chủ yếu là ng mới.
     
  4. surphi10

    surphi10 Guest

    Công thức là cái có trước, kết quả là cái có sau. Những các trên thì đúng là mẹo.
    Và mình tin là khi nghĩ ra cái thuyết MBTI này thì người lập thuyết nghĩ như sau:

    P - các chức năng nhận thức: Ne, Ni, Si, Se (hấp thu thông tin)
    J - các chức năng quyết định: Te, Ti, Fi, Fe (đánh giá thông tin)

    Việc 1 type được gọi là P hay J phụ thuộc nó thể hiện ra bên ngoài là 1 người hấp thu (P) hay 1 người đánh giá (J).
    Ví dụ: INFP - Fi -> Ne : Rõ ràng đám này đánh giá thông tin và ra quyết định trước (Fi) và hấp thụ thêm thông tin để củng cố hay phản biện sau (Ne). Nhưng vì Fi nó là 1 chức năng i nên không tương tác với bên ngoài, còn Ne là 1 chức năng e nên nó biểu lộ ra ngoài, mọi người thấy vậy, thấy nó là 1 người hấp thu (Ne) nên nó vẫn được ký hiệu là P.

    Thế nên, từ đây ta rút ra: Ký hiệu P đại diện cho Pe và J đại diện cho Je!
    - Nếu là P thì trong 2 chức năng đầu (chỉ xét 2 chức năng đầu thôi vì bọn nó là mạnh nhất) có 1 Pe. Và theo luật hài hòa tự nhiên, chức năng còn lại là Ji.
    - Nếu là J thì trong 2 chức năng đầu có 1 Je, chức năng còn lại là Pi.

    Rồi tiếp theo nhìn vào N/S hay T/F mà xác định P là N hay S, và J là T hay F.
    Sau khi xác định được 2 chức năng chính là gì rồi thì nhìn vào chữ cái còn lại xác định vị trí 2 chức năng đó, I thì là 1 Xi đứng đầu, E thì là 1 Xe đứng đầu.

    Ví dụ: ENFP:
    P -> 2 chức năng đứng đầu là Pe và Ji
    N -> Pe đó là Ne.
    F -> Ji đó là Fi
    E -> Ne đứng đầu
    và kết quả: Ne -> Fi

    Xong, tiếp tục các funtion phía dưới tuân theo quy tắc hài hòa tự nhiên mà xác định thôi
    Nguyên tắc đó là: Sau 1 Xi là 1 Xe, chức năng 1 với 4 cùng loại (P cùng P, J cùng J), chức năng 2 với 3 cùng loại. Ne đi với Si, Ni đi với Se, Ti đi với Fe và Fi đi với Te
    ENFP: Ne -> Fi -> Te -> Si

    4 chức năng "bóng tối" phía dưới giống như 4 chức năng đầu soi gương (chiều trái phải là i với e nên sẽ bị ngược lại)
    4 chức năng đầu ----------4 chức năng sau
    ---------Ne-----------------------------Ni----------
    ---------Fi------------------------------Fe----------
    ---------Te------------------------------Ti----------
    ---------Si-------------------------------Se--------
    Và bộ chức năng hoàn chỉnh: Ne - Fi - Te - Si - Ni - Fe - Ti - Se!
     
    Anita thích bài này.
  5. Cyan Wind

    Cyan Wind Guest

    Qua những quá trình back-to-the-background như trên sẽ thấy ý nghĩa thật sự của JP trong hệ thống 4 kí tự; từ đó nhìn thấy chúng là vô nghĩa (hay nói chính xác hơn là "chỉ có giá trị denoting"). Đã là thế, hoá ra những định nghĩa/biểu hiện mà các thế hệ sau gán ghép cho những kí tự JP cũng trở nên vô giá trị theo. Na ná như việc giáo viên cố bắt học sinh tìm ra các biện pháp tu từ, ý nghĩa sâu xa... trong một đoạn thơ được sáng tác khi đang ngái ngủ của Xuân Diệu vậy.
     
    Last edited by a moderator: 12/2/17
    rogp10 thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.