Review sách

Thảo luận trong 'Tài liệu khác' bắt đầu bởi Thiên Tinh, 11/5/16.

  1. Thiên Tinh

    Thiên Tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/2/16
    Bài viết:
    4
    Chào mọi người.
    Mình là một người rất thích đọc sách. Mình nghĩ trong forum cũng có nhiều bạn có chung sở thích này nên mạo muội mở topic này để mọi người có nơi chia sẻ về những cuốn sách mình tâm đắc. Giống như tên topic, mọi người có để đưa ra tên các cuốn sách mà mình đã đọc, tóm tắt nội dung và đưa vài nhận định cá nhân của mình về cuốn sách đó, những người khác nhờ vậy sẽ có thêm thông tin về các cuốn sách hay và cũng có thể dựa vào review để quyết định những cuốn sách mình sẽ đọc.
    Hi vọng mọi người cảm thấy hứng thú với chủ đề này.
    Thank you. :p
    Ps: Nhân tiện, hiện mình đang có ý định đọc cuốn "Nhà giả kim" của Paulo Coelho. Cuốn đó khá nổi tiếng và được nhiều người đánh giá cao. Bạn nào đọc rồi có thể đưa ra vài lời review giúp mình được không ạ?
     
    kits, cecilia.n9bAnita thích bài này.
  2. rukawa90

    rukawa90 Guest

    Suối nguồn - The Fountainhaed (tiểu thuyết) của Ayn Rand.
    Review và những lời quảng cáo về cuốn này bạn có thể search google, ở đây mình chỉ nói về cảm nhận của cá nhân mình về tác phẩm.
    Suối nguồn không hẳn là một cuốn tiểu thuyết tình cảm, mặc dù câu chuyện tình cảm của nhân vật chính trong truyện rất đặc biệt (có phần dị) và cũng không thiếu những khung cảnh lãng mạn được tác giả "phóng bút" để tô điểm cho mối tình đặc biệt này. Nhưng điều tôi muốn nói về tác phẩm chính là ở tư tưởng của tác phẩm, cái đã làm tác phẩm bị 12 nhà xuất bản từ chối.
    Nhân vật chính là anh chàng tên Roark, một kiến trúc sư tài năng và quan trọng hơn, tư tưởng của anh rất khác biệt (đối với xã hội anh sống): ghét sự giống nhau đến nhàm chán của các công trình xây dựng, ghét những lối mòn trong các kiến trúc, ghét sự bất hợp lý trong các công trình... và cái đối mặt đó là một xã hội toàn những "tầm thường". Tầm thường bởi lối mòn, tầm thường bởi sự sáo rỗng đến trơ trẽn, tầm thường bởi không dám là chính mình.
    Không nhiều hoa mỹ hay giật gân cho một cuốn tiểu thuyết, Suối nguồn mang đến cho tôi sự thức tỉnh về bản thân, về cuộc đời. Có thể coi Suối nguồn là một cuốn tiểu thuyết đầy tính triết lý (được dẫn giải qua những đối thoại, những suy nghĩ nội tâm của các nhân vật), nhưng cái đọng lại trong tôi lại là hình ảnh về một con đường, con đường của riêng tôi, con đường mà ở đó tôi là chính tôi. Con đường dẫu chưa hoàn chỉnh, dẫu gập ghềnh chông gai và những cái lườm nguýt của người đời nhưng trên con đường đó, tôi thấy mình "đang sống" và cuộc đời này thật đáng sống với ý nghĩa trọn vẹn của nó.
    Vượt lên trên một thứ chủ nghĩa vị kỷ (cá nhân) tầm thường, Suối nguồn nói đến một lẽ sống cá nhân đầy vĩ đại hơn là một lối sống vị nhân sinh (vì người khác) nhưng giả tạo và đầy ích kỉ, toan tính.
    Đọc Suối nguồn và nhìn vào bối cảnh VN hiện nay để thấy mình cần phải sống như thế nào.
     
    Thiên Tinh, Thiên Dirogp10 thích bài này.
  3. Thiên Di

    Thiên Di Guest

    Mình vừa mới đọc xong cuốn này. Đây là một cuốn sách đáng đọc :D Mình đọc xong cuốn sách trong một buổi sáng, cảm giác nên thơ và thấm đẫm triết lí. Nhiều đoạn mình phải đọc đi đọc lại và mỗi lần đọc lại phát hiện ra một ý nghĩa mới mẻ. Mình rất thích. ^^
    Mình tin là còn có nhiều ý nghĩa mà mình chưa hiểu được. Alchemist là cuốn sách ai cũng đọc được, mỗi người, ở mỗi thời điểm, lại thấy những thứ khác nhau. Đây là cuốn sách có thể đọc lại nhiều lần nha.
     
    Anita, Thiên TinhMây Trời thích bài này.
  4. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Alchemist hay, nên đọc ...

    Nếu thích Scifi kết hợp thần thoại và pha tí kinh dị thì thử đọc Vô Hạn Khủng Bố. Đoán thằng cha tác giả là ENxP, vì hắn dung hợp rất nhiều lý thuyết, giả thuyết khoa học cùng thần thoại khác nhau để tạo nên thế giới quan riêng cho bộ truyện.
    Tóm tắt nội dung: nhân vật chính và đồng bọn cứ cách 10 ngày sẽ bị quăng vào một bộ phim kinh dị, viễn tưởng hoặc thần thoại và phải cố gắng sinh tồn trong mấy bộ phim đó. Sống sót thì được điểm thưởng để cường hóa cơ thể để thành siêu nhân các kiểu. Lâu lâu xẩy ra đoàn chiến thì 2 đội chém giết lẫn nhau. Truyện có nhiều yếu tố bạo lực máu me, yêu cầu đọc giả trên 18 và tâm lý tốt chút.

    Truyện có 2 nam nhân vật chính tính cách đối lập (nhưng cùng team): Một là ESFP, tính cách chắc khỏi cần miêu tả. Một là INTJ, là sản phẩm sinh ra từ một thí nghiệm khoa học, gần như 3 không: không xúc giác, không vị giác, không tình cảm.
     
    Anita, rinlovegoodThiên Tinh thích bài này.
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nhiều người review fiction rồi thì mình chọn essay vậy, với lại lâu lắm cũng ko đụng gì sách fiction, toàn VN.
    "Đạo của vật lý" - Fritjof Capra

    Sách bàn về những điểm tương đồng trong các phát hiện vật lý lý thuyết hiện đại với các kinh nghiệm và tư tưởng triết học phương Đông, cả huyền bí học, đạo Phật, Hindu..v.v.. Ví dụ với kiến thức phổ thông thì người ta biết đến cấu thành vật chất nhỏ nhất là nguyên tử. Nhưng nó chỉ ko thể chia nhỏ thêm trong các phản ứng hóa học, vì sau này người ta phát hiện thêm các hạt nhỏ hơn nữa. Một nguyên tử cấu thành từ một hạt nhân gồm proton và neutron, dc xoay quanh bởi các electron. Các hạt này vẫn chưa phải là nhỏ nhất mà dc cấu tạo từ các hạt quark.
    - Nhóm các hạt cấu tạo trực tiếp nên vật chất gọi là fermion, gồm 6 vị(hoặc mùi/màu) quark và 6 lepton.

    - Nhóm các hạt truyền tương tác là Boson gồm 4 hạt tương ứng với 4 lực tương tác cơ bản.

    - Hạt Higgs có vai trò là trường cung cấp khối lượng cho các hạt cơ bản khác.
    [​IMG]
    Theo Mô hình chuẩn SM thì các hạt cơ bản cấu thành nên vật chất là 17 hạt trên. Nhưng mà có thực sự nó là cơ bản nhất chưa? Theo thuyết trường lượng tử thì bản chất mỗi hạt cơ bản cũng chỉ là một trạng thái kích thích tương ứng với một trường trong không gian, nên có thể nói "trường" mới là thực chất chứ ko phải hạt. Theo lý thuyết dây thì còn một thứ "cơ bản" hơn trường nữa, gọi là dây. Nếu các hạt cơ bản là các chất điểm thì "dây" là thành phần cơ bản một chiều(không gian). Tùy vào trạng thái khép kín hay hở của dây mà nó sẽ là loại hạt này hay khác, và đây dc coi là "thành phần cơ bản nhất" của vật chất.
    [​IMG]
    Hình như càng tìm hiểu sâu về cái cốt lõi của thế giới vật chất thì người ta càng thấy cái vô hình hay phi vật chất. Và những nhận định bất ngờ này lại có nhiều tương đồng với các tư tưởng đúc kết từ triết học, huyền bí học phương Đông cổ đại...

    Cuốn này độ ảo thì đừng hỏi, đọc xong cảm giác như phê thuốc. Từ lúc biết đến mbti cũng muốn đọc lại lần nữa vì thấy có nhiều điểm tương đồng, nhất là về khái niệm trực giác của Jung với khái niệm tri kiến tuyệt đối của đạo Phật.
     
    Last edited by a moderator: 14/5/16
    Anita thích bài này.
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mới đọc vài chap đầu bản phóng tác manhua, có vẻ giống Gantz+battle royal+All you need is kill. Motif mấy thể loại này có điểm chung là gay cấn nhưng ko có plot twist hoặc plot twist ko có chiều sâu. Tính viễn tưởng của thế giới game cũng hơi đơn giản, chủ yếu làm nền để nổi bật tính cách nhân vật mà bỏ qua ko khai thác nhiều khía cạnh khác. Nếu biết cách kết hợp với mấy bộ có nhiều lore về world setting như One piece hay Toriko thì hay.
     
  7. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Nên đọc bản truyện chữ, bản truyện tranh nói thật nhảm shit vô cùng, làm mất chất của bản gốc hoàn toàn. Trái lại với bác nói, thế giới viễn tưởng truyện rất có chiều sâu và vô cùng rộng lớn, có thể so sánh với đa vũ trụ của DC hay Marvel comic. Tuyến nhân vật chính phụ cũng rất đông đúc, thánh thần tiên phật, siêu nhân, người ngoài hành tinh gì cũng có cả (phải đọc thêm những bộ sau này mới được làm rõ, bộ đầu tên là vhkb chỉ mới bước đầu xây dựng hệ thống vũ trụ và thế giới quan của tác giả)
     
  8. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mà bản truyện tranh là bản nào nhỉ? Thấy trên blogtruyen nó có ít nhất 2 họa sĩ khác vẽ. Đọc đến chap 18 thấy bắt đầu nhạt giống Gantz, kiểu các tình tiết có thể đoán dc rồi thì ko có hứng xem nữa.

    Đang đọc dc 1 nửa "Đạo đức của hacker" của Pekka Himanen.
    tldr: triết lý đạo đức nên rèn luyện của hacker dưới góc nhìn xã hội học, làm sao để cân bằng cuộc sống computing và xã hội...etc

    Trong đó có đinh luật Linus khá giống với tháp nhu cầu Maslow. Định luật này phát biểu rằng mọi động lực làm việc của hacker nói riêng và con người nói chung có thể xếp vào 3 phase từ thấp tới cao:
    1. Vì sinh tồn
    2. Vì quan hệ xã hội
    3. Vì giải trí
    Trong đó giải trí là hình thái động lực cao nhất, cũng tương tự với quan niệm về lao động của chủ nghĩa cộng sản. Lao động là nhu cầu thiết yếu của con người chứ không phải thứ thúc bách, vì con người tìm được niềm vui khi làm việc.
     
    Anita thích bài này.
  9. Mây Trời

    Mây Trời Guest

    Ai review cho tui cuốn Chú bé mang Pyjama sọc với ~
     
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    "Từ xác định đến bất định" - David Peat
    [​IMG]
    Mình đọc được 1/2 rồi drop giờ đọc tiếp. Sách đề cập tới toán, lý nhưng không cần kiến thức chuyên sâu mà diễn giải bằng văn phong đại chúng nên ai cũng có thể đọc và hiểu được. Dù vài ý hơi lạm dụng người có thẩm quyền nhưng nhìn chung đáng để đọc. Đặc biệt có lối hành văn rất hấp dẫn.
    P/S: sách cũng đề cập tới tâm lý học và Carl Jung.
    Tóm tắt: người viết chủ yếu dựa trên nguyên lý bất định, định lý bất toàn và các khám phá vật lý lượng tử để làm rõ giới hạn và dấu hiệu của giới hạn trong một số nhánh toán, lý nói riêng và nhận thức con người nói chung. Đây cũng là cơ sở cho thấy logic, giác quan (và cả trực giác nói chung) là chưa đủ trong việc tiếp nhận và xử lý tri thức mới. Nguyên lý bất định thì cho thấy giới hạn trong việc xác định chính xác các đại lượng của các đối tượng trong cơ học lượng tử. Định lý bất toàn thì chỉ ra giới hạn của toán học hình thức, rằng luôn tồn tại các mệnh đề không thể phủ định hay khẳng định trong một hệ tiên đề chính quy có sử dụng số học cơ bản(trong toán học, một hệ tiên đề là một tập hợp các tiên đề có thể suy ra định lý bằng logic). Sách cũng đề cập tới tính bất khả trong việc tiên đoán các hiện tượng trong một hệ phức tạp, còn được gọi là hiệu ứng cánh bướm trong lý thuyết hỗn độn. Hiệu ứng cánh bướm ám chỉ một sai khác nhỏ trong dữ liệu ban đầu sẽ lớn dần theo thời gian với một tỉ lệ khổng lồ, khiến việc tính toán được trở nên rất khó khăn.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.