Tâm lý chán nản

Thảo luận trong 'Các chứng tâm lý' bắt đầu bởi Anita, 9/8/17.

  1. Anita

    Anita Guest

    Phân loại các kiểu tâm lý chán nản ở con người
    Vừa qua, các nhà khoa học Đức đã xếp trạng thái tâm lý "thờ ơ" vào một kiểu tâm trạng chán nản. Đọc để biết bạn thuộc loại "chán nản" nào...

    Trong cuộc sống, hẳn ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trạng thái chán nản. Giới khoa học đã chia trạng thái chán nản ra làm mấy loại và mới đây, các chuyên gia tâm lý thuộc ĐH Konstanz (Đức) đã tìm thêm một loại chán nản mới - sự chán nản thờ ơ.

    Sự chán nản là một trạng thái tĩnh, nó không biểu hiện bởi những cơn la hét, đập phá... ngược lại, nó thể hiện qua mức độ kích thích tình cảm của một người, từ lười biếng, bồn chồn, cáu kỉnh. Và đương nhiên, đi kèm theo đó là những cảm xúc tiêu cực.

    [​IMG]

    Nhà tâm lý học Thomas Goetz cùng các đồng nghiệp tại ĐH Konstanz (Đức) cho rằng, có 4 loại chán nản. Loại thứ nhất là chán nản vô tư. Nó có nghĩa là bao quanh bạn là sự buồn chán, cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát ở thế cân bằng. Hay nói đơn giản, bạn không quan tâm đến thế giới và muốn thu lại trong chiếc vỏ ốc của mình.

    Loại thứ 2 là chán nản được định mức. Lúc này, cảm xúc đã được kích thích nhiều hơn và có xu hướng hơi tiêu cực. Người trong trạng thái này muốn làm cái gì đó nhưng lại không biết mình phải làm gì. Hay nói đơn giản, họ đang mơ hồ, "buồn nhưng không hiểu vì sao buồn".

    Đi tìm sự chán nản là loại thứ 3 mà các chuyên gia nói đến. Người trong trạng thái này luôn bồn chồn, thích làm theo cảm xúc và luôn có những suy nghĩ tiêu cực.

    Loại chán nản cuối cùng mà Goetz và cộng sự thừa nhận sẽ khiến chúng ta có những phản ứng tiêu cực nhất. Người ở trong trạng thái này luôn bất mãn, không hài lòng, thậm chí giận dữ, hung hăng với mọi người xung quanh.

    [​IMG]

    Để tiến hành đo được những trạng thái buồn chán chính xác nhất, các nhà khoa học đã trang bị cho 63 sinh viên đại học và 80 học sinh trung học ở Đức chiếc máy kỹ thuật số cá nhân cầm tay (PDA). Những chiếc máy này được lập trình để kêu ngẫu nhiên 6 lần/ngày, khiến người tham gia phải trả lời một loạt câu hỏi họ cảm thấy ra sao vào thời điểm đó. Nếu nhận được câu trả lời là buồn chán, những người tham gia tiếp tục được phỏng vấn về tâm trạng hiện tại khi trải qua nỗi buồn đó.

    Thật bất ngờ khi các chuyên gia đã phát hiện ra loại chán nản thứ 5 mang tên "chán nản thờ ơ". Họ thấy rằng, những người trải qua sự chán nản thờ ơ này cũng có cảm xúc tiêu cực nhưng không gây ra phản ứng mạnh như hung hăng, cáu kỉnh với người xung quanh.

    Những người này thường không quan tâm đến mọi việc xung quanh, không thể hiện cảm xúc rõ ràng ở từng vấn đề, với họ, cứ "lập lờ", vô tâm với mọi việc, dễ dẫn đến trầm cảm.

    Qua nghiên cứu trên, các chuyên gia nhận định, sự chán nản có thể nghe như vô hại nhưng đừng đánh giá thấp sức phá hoại của nó. Cố gắng nhìn thẳng vào vấn đề, bạn mới có thể tránh được cạm bẫy chết người này.

    Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Motivation and Emotion.

    Tâm trí chán chường và bất ổn
    Bất ổn là một quá trình, bạn cảm thấy khó ở trong người, cảm thấy bứt rứt, khó chịu, bồn chồn. Gọi bất ổn là quá trình bởi vì nó có bắt đầu và có kết thúc, nó tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, có thể bắt đầu bằng một tác động nào đó, và kết thúc khi tác động đó chấm dứt, hoặc tìm được một cách thức nào đó để cảm thấy mình ổn định trở lại.

    [​IMG]Chán chường là một trạng thái, bởi vì không biết nó bắt đầu từ khi nào, và không biết bao giờ kết thúc, thời gian thường là dài. Chán chường vì vậy “đáng lưu ý” hơn. Khi bất ổn, bạn có một chút bùng nổ để gấp gáp tìm ra cách thức đối phó, bạn có hành động để giải tỏa năng lượng theo một cách nào đó, cái năng lượng được huy động dưới tác nhân kích thích. Nhưng chán chường thì khác, nó đến từ đâu, nó xuất hiện từ lúc nào, có thể bạn đã không nhận ra, và khi sống trong nó, thì bạn khó mà thoát ra được, nó “lấy đi” của bạn nhiều sức lực, khiến bạn không cảm thấy có đủ quyết liệt đi theo một phương hướng nào cả, bạn chỉ cảm thấy uể oải, lờ phờ. Bạn cố tìm lấy một lý do nào đó để bám vào mà phủ nhận sự chán chường ấy, dưới cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, đơn điệu, bạn cố tìm ra ý nghĩa cho mình để tránh cái suy nghĩ về một cuộc sống máy móc, nghĩa vụ, trách nhiệm, bao gồm cả sự đơn độc, lạc lõng.

    Bất ổn thì chắc nhiều người đã gặp, có thể do mâu thuẫn, đổ vỡ trong các mối quan hệ xã hội, hoặc do khó khăn trong tài chính, hay gặp các “cú sốc” trong cuộc sống, và chúng ta sẽ tìm cách “giải quyết” tình huống đó, huy động các nguồn lực khác nhau để thoát khỏi bất ổn, và chúng ta cũng đạt được mục đích, khi các “vấn đề” được đẩy lùi, hoặc biến mất.

    Thế còn về chán chường, liệu bạn có từng “nếm mùi” hoặc vẫn đang trải qua nó, và liệu bạn có cố hiểu tại sao mình chán chường không? Có thể rất nhiều người phủ định sự chán chường của mình, họ chứng minh bằng khuôn mặt luôn vui vẻ, tươi tắn, bằng các hoạt động sống năng động, hào hứng, hiệu quả, thậm chí luôn bận rộn. Nhưng tôi tin rằng không ít người có cảm giác đơn điệu, chán nản, nghĩa vụ, cô độc. Tôi không gợi ý bạn đi tìm những cảm xúc tiêu cực, nhưng tôi cho rằng, nếu có những cảm giác “lạ” đến, đừng vì sợ mà chạy trốn bằng sự bận rộn, bạn hãy “chỉ mặt gọi tên” các cảm giác của mình, và nếu dường như đó là những cảm xúc của chán chường, bạn càng nên lưu tâm, chú ý.

    Tôi biết rằng, người càng nhạy cảm, càng nhiều chán chường. Chắc bạn cũng đồng ý với tôi, bởi vì, càng nhạy cảm, người ta càng rõ rệt về những điều lặp đi lặp lại, những điều vô nghĩa đến phát chán. Người nhạy cảm là người tinh tế, vì người ta cảm nhận được những ngưỡng kích thích thấp hơn, họ nghe được nhiều âm thanh hơn, họ nhìn được nhiều thứ hơn, họ cảm nhận được nhiều điều hơn người khác. Họ, người nhạy cảm, nhanh chóng nhận ra những điều hời hợt, nhạt nhẽo, hình thức giữa con người, trong các tình huống của cuộc sống, vì vậy, họ “dễ dàng” chán chường. Chưa cần là người nhạy cảm, người “bình thường” thôi, thì nếu cuộc sống là một lối mòn thì cũng đã thấy oải rồi, làm gì để “làm mới”, “tô điểm” cho lối mòn ấy?

    Nhưng cũng còn một cực nữa, người vô cảm, họ cũng nhiều chán chường không kém. Không ai sinh ra trên đời này đã vô cảm, họ trở nên là người vô cảm bởi cuộc sống đã dạy họ như vậy, nếu không vô cảm, họ sẽ vô cùng đau khổ, vô cùng chịu đựng ở bên trong, họ đã chọn cách vô cảm để bản thân mình có thể tồn tại được. Họ dần không cảm nhận điều gì ở bên ngoài, vùng cảm nhận của họ thu hẹp, ít đau khổ và cũng ít vui sướng. Và rồi họ cũng không bộc lộ bản thân mình ra ngoài, họ trở thành người che giấu cảm xúc với người ngoài cũng như che giấu với chính mình. Đó là gì nếu không phải là “lạc” khỏi bản thân, tránh sao khỏi sớm muộn cũng gặp sự chán chường.

    Như vậy, nói về chán chường là nói về điều gì đó rất bình thường của con người, bình thường vì ai cũng có thể gặp nó ở quãng thời gian nào đó trong cuộc đời. Nhưng vì tính chất bất thường so với mong muốn của chúng ta, thì hãy tham khảo việc lý giải nó ở những khía cạnh phù hợp với nhận thức của mình, và đừng quên rằng, mình là người có trách nhiệm với trạng thái tinh thần của mình, chính mình lựa chọn nó dù muốn hay không, và cũng chỉ chính bản thân mình là “ánh sáng” lên cuộc sống của mình.

    Bạn có sợ sự chán chường không?

    ps: Sự thật là, những gì gọi là bất ổn, chán chường không đến từ trong chúng ta, mà đến từ bên ngoài, từ các mối quan hệ người – người, từ môi trường sống, từ vĩ mô.

    Nên, việc cảm thấy bất ổn, hay chán chường, cũng đừng dằn vặt và cảm thấy tội lỗi vì mình trở nên vô ích và bất lực, bởi vì sức lực của cá nhân chúng ta không thể chống đỡ được lại cả một thế lực ngoài kia. Điều cần làm, là bạn hãy biết tự bảo vệ mình khỏi những tổn thương, và chỉ khi bạn tự bảo vệ được mình, bạn sẽ có sáng suốt và từ bi để biết cách bảo vệ người khác!



    Vượt qua giai đoạn chán việc

    Bạn đi làm nhưng luôn cảm thấy buồn chán, không nhiệt tình với công việc? Có thể bạn đang ở trong giai đoạn chán việc. Những gợi ý dưới đây sẽ có ích cho bạn:

    Làm mới lại công việc

    Một công việc quá bận rộn với hàng tá nhiệm vụ bạn cần giải quyết khiến bạn luôn cảm thấy mình bị “hụt hơi” và không còn sức cố gắng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy dành thời gian sắp xếp lại mọi công việc một cách khoa học, việc nào cần thiết thì làm trước. Giải quyết xong công việc này mới chuyển sang việc khác, đừng nên làm mỗi việc một chút, vậy là mọi thứ đều dở dang và chẳng mang lại hiệu quả. Hãy tranh thủ sự giúp đỡ từ phía gia đình, người thân để bạn có thể giải quyết công việc tốt hơn.

    Nếu đã thử nhiều cách mà bạn vẫn thấy “đuối sức”, hãy chia sẻ với cấp trên của bạn, họ sẽ giúp bạn tìm giải pháp hoặc sẽ cân nhắc lại khối lượng công việc dành cho bạn.

    Làm tình nguyện

    Công việc quá nhàn rỗi hoặc nhàm chán cũng là một trong những lý do khiến bạn không tìm thấy động lực để làm việc. Khi ấy, bạn hãy tự tạo cho mình sự bận rộn để “khỏa lấp” cảm giác trống trải này bằng cách tìm thêm một công việc nữa để làm, chẳng hạn làm tình nguyện viên.

    Làm tình nguyện viên là công việc mang tính nhân văn, hứa hẹn những điều bất ngờ và thú vị. Muốn làm công việc này không hề khó, bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin của các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội và đăng ký tham gia. Bạn cũng có thể tự làm tình nguyện theo cá nhân, bằng cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ thông tin, kiến thức hay vật chất với họ…

    Học tiếp
    Trình độ non kém, thiếu kiến thức trong công việc là lý do chính khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ. Một lần, hai lần rồi nhiều lần bị khiển trách, bạn sẽ cảm thấy bị stress, cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ lại bị “trừ điểm” trong mắt đồng nghiệp và sếp làm cho bạn chán nản và không muốn tiếp tục công việc nữa.

    Lời khuyên dành cho bạn lúc này là hãy “hoãn” lại mọi ước mơ, hoài bão, cảm xúc trong công việc để tiếp tục theo học, nâng cao trình độ cho bản thân.

    Việc tiếp cận tri thức mới, am hiểu hơn về lĩnh vực bạn đang làm sẽ giúp bạn cảm thấy công việc này thật thú vị và bạn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn.

    Nghe nhạc

    Đừng cố gắng tiếp tục làm việc khi bạn thấy căng thẳng và buồn chán, hãy dừng lại một vài phút và nghe một bản nhạc bạn ưa thích. Cảm xúc sẽ được cải thiện, tâm hồn sẽ trở nên phấn chấn và khi ấy vẫn chưa muộn để bạn quay lại giải quyết nốt những công việc đang đợi bạn. Nhưng nhớ trang bị cho mình một chiếc tai nghe để không làm phiền đồng nghiệp xung quanh.

    Chơi game, ăn vặt hay buôn chuyện

    Hãy tự thưởng cho mình 5 - 10 phút để thực hiện những thú vui tiêu khiển khi cảm thấy mệt mỏi với công việc. Cũng giống như nghe nhạc, chơi game hay nhâm nhi một cái gì đó hoặc dành vài phút để kể cho đồng nghiệp những câu chuyện hài hước... sẽ giúp bạn thay đổi tâm trạng nhanh chóng.

    Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng những thú vui này, vì có thể bạn sẽ bị trừ lương nếu đang làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có kỷ luật nghiêm khắc.

    Chọn một nghề “tay trái”

    Mở cửa hàng thời trang, bán hàng qua mạng, mở một lớp học gia sư hay tham gia góp vốn đầu tư cùng bạn bè, người thân… là cách để bạn kiếm thêm thu nhập và tìm thấy niềm vui. Tóm lại bạn có thể chọn lựa bất cứ công việc nào, miễn là bạn cảm thấy thích và có khả năng.

    Hãy bắt đầu công việc mới bằng chính những lợi thế bạn đang có. Nếu bạn là một phiên dịch, biên dịch hay thông thạo ngoại ngữ, bạn có thể làm gia sư ngoại ngữ. Bạn viết chữ đẹp thì nên nhận kèm học sinh luyện chữ, bạn có khiếu kinh doanh thì có thể bán một số mặt hàng qua mạng…

    Tìm một công việc mới

    Công việc hiện tại có thể chưa phù hợp với năng lực của bạn, cũng có thể không đáp ứng được mong muốn của bạn hay không đúng lĩnh vực mà bạn yêu thích nên mỗi khi đối mặt với nó, bạn cảm thấy như một cực hình. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn tìm một công việc mới đáp ứng những mục tiêu bạn đặt ra.

    Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định, vì đây là một sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến tương lai và vận mệnh của bạn về sau. Hãy đặt lên “bàn cân” những được - mất của công việc mới và công việc cũ rồi mới nên quyết định.

    Học cách hài lòng với những gì bạn đang có

    Làm một phép so sánh đơn giản, bạn sẽ thấy rằng trong xã hội hiện đại, mọi công ty, cơ quan đều có áp lực công việc. Nếu bạn phải tiêu tốn nhiều sức lực, óc sáng tạo cho công việc bạn đang làm thì chắc chắn bạn sẽ nhận được mức thù lao và chính sách đãi ngộ xứng đáng.

    Hãy xác định rằng trong công việc, bên cạnh niềm đam mê, hứng khởi, sở thích thì luôn có những thời điểm khó khăn, mệt mỏi. Nó là nhiệm vụ của bạn chứ không phải là một thói quen hay sở thích bạn thích là được, muốn thì làm hay khi ghét có thể dễ dàng rũ bỏ.

    Đôi khi công việc “chọn” bạn chứ không phải bạn là người chọn công việc, hãy nhìn vào những điểm tích cực mà công việc mang lại cho bạn thay vì chỉ nghĩ đến những mặt hạn chế, tẻ nhạt. Bằng cách này, bạn sẽ tìm lại được hứng khởi và có động lực để “đồng hành” cùng công việc.


    Nguồn: internet, ngocquocviet.wordpress.com, careerbuilder.vn
     
    liperdo, cayChanh, Yuki4 others thích bài này.
  2. Cảm ơn bài của chị Anita.

    :'( Lúc nào em cũng ở trong trạng thái này. Kiểu thế giới này chẳng có gì vui vẻ cả...

    Và mặc dù em đi làm nhiều, học nhiều, đi chơi nhiều nhưng bài đã khuyên nhưng em vẫn thấy chán...
     
    Anita thích bài này.
  3. Yuki

    Yuki Guest

    Chán nản nó có tác dụng làm giảm hưng phấn, nhiệt huyết, chậm tốc độ lại, tập trung vào duy trì hơn là vận hành.
     
    Last edited by a moderator: 9/8/17
    liperdo, PennyworthAnita thích bài này.
  4. kksitinh14

    kksitinh14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/9/17
    Bài viết:
    2
    Bạn luôn phải gồng mình để chịu đựng áp lực mỗi ngày, bạn cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ, không ai có thể hiểu được mình, và bạn đang cảm thấy thật sự rất rất mệt mỏi. Ai cũng vậy dù giàu hay nghèo, già hay trẻ, trai hay gái thì cũng luôn tồn tại những áp lực nhất định. Có nhiều lý do để bạn cảm thấy chán nản mệt mỏi như áp lực vì học tập, công việc, quan hệ trong gia đình như vợ chồng, bố mẹ, con cái hoặc các mỗi quan hệ ngoài xã hội như tình yêu, bạn bè …
    - Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó

    - Nỗi buồn là di sản của quá khứ, sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức
    Nguồn: 20+ Stt tâm trạng buồn chán, mệt mỏi với cuộc sống hiện tại bon chen và áp lực
     
    chuột ngố thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.