Phong cách làm việc nhóm của các bạn là gì? Các bạn sẽ có những cách tiếp cận, cách giải quyết và thái độ làm việc như thế nào? Không nói đến bạn có thích hay không thích làm việc nhóm, hãy đặt mình vào một vị trí trong một nhóm và chia sẻ phong cách làm việc của mình nhé Nếu không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể tham khảo các danh mục dưới đây. Tớ sẽ làm thử và nếu thích các bạn có thể theo đó mà tiếp tục nhé INTJ 1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm - Tập trung vào mức độ hiệu quả, sự hữu dụng của các hoạt động được nêu ra trong kế hoạch. - Quan tâm đến các chiến lược thực hiện cụ thể, đưa ra nhiều hơn một phương án thực hiện cho từng bước hoạt động. - Tổng hợp thông tin, nhận ra bức tranh toàn cảnh, làm tiền đề cho những bước tiến sâu hơn vào vấn đề chính. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm - Theo tớ, trước nhất thì từng thành viên cần ý thức được quy luật "không mang cảm xúc cá nhân vào công việc" để không làm gián đoạn mạch làm việc. Tớ sẽ chia xung đột theo từng tình huống như sau: Xung đột giữa các thành viên khác: Chừng nào xung đột của họ không ảnh hưởng đến mạch làm việc cá nhân thì chừng đó vẫn không liên quan gì đến họ. Trong trường hợp ở chức vụ có thể quyết định, sẽ cân nhắc vai trò của những thành viên đế quyết định loại bỏ để thay thế hoặc hướng đến cuộc nói chuyện làm rõ mọi thứ giữa những người trong cuộc. Giữa tớ và một người khác: Tìm hiểu nguyên nhân, cốt lõi vấn đề. Nếu vị trí người đó trong nhóm mang tính quyết định và ảnh hưởng đến sự hiệu quả của mạch làm việc, sẽ có cuộc nói chuyện riêng với nhau để hiểu rõ ý của người kia cũng như để người đó hiểu được ý mình. Sẽ chủ động tìm ra hành lang chung mà cả hai đang hướng đến để xử lí trực diện một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm - Đặt câu hỏi ngay khi nhận thấy sự mơ hồ, thiếu chặt chẽ giữa những lập luận. - Hướng về câu hỏi "Tại sao?" và "Có cần thiết không?" - Trong hầu hết các buổi thảo luận sẽ lắng nghe trước, tiếp nhận mọi thứ và nếu cần thiết mới đưa ra ý kiến đóng góp. 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm - Không quan tâm. 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt - Người tìm ra lỗi sai, cung cấp tầm nhìn chiến lược và phương pháp thực hiện hiệu quả.
1. Cách tiếp cận các dự án, kế hoạch của cả nhóm Chú trọng xem xét từng hoạt động và nhận ra những hoạt động nào phù hợp với khả năng của người nào. Lập ra kế hoạch cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ có trong dự án. Hướng đến sự hiệu quả và hợp lí. 2. Cách giải quyết, đối mặt những xung đột có trong nhóm Xung đột về quan điểm, tầm nhìn: Chủ động nói chuyện, tìm ra mấu chốt của mâu thuẫn. Chấp nhận lắng nghe và tiếp nhận ý kiến, xem xét sự hợp lí và tìm ra mạch suy nghĩ chung để cùng nhau giải quyết. Xung đột về tình cảm: Bỏ qua. 3. Cách đặt câu hỏi, nêu ý kiến hay đóng góp cá nhân vào nhóm Hướng đến các câu hỏi "Tại sao?", "Vì sao phải làm vậy?", "Có hợp lí hay không?", "Có cần thiết hay không?" 4. Đối mặt với những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm Đã làm việc nhóm thì nên để những vấn đề cá nhân sang một bên. 5. Vai trò trong nhóm mà bạn thường nắm giữ hay thực hiện rất tốt Người chỉ đạo, hướng dẫn.