Thục: Lưu Bị: ESFJ - Khả năng là E vì thích kết giao với nhiều bạn hữu, Fe/Si thì đọc truyện hay coi phim đều thấy. Khổng Minh: INFJ - Thường bị type là INTJ nhưng ngoài Ni rất rõ ràng (qua Long Trung Sách) thì kiểu cúc cung tận tụy đến chết dù vua chẳng ra gì như thế giống Fe hơn chứ không giống Te. Quan Vũ: ISTJ. Chắc khỏi cần chứng minh. Trươg Phi: ESTP. Se thì rõ rồi, nhưng sử dụng Fe chứ không sử dụng Fi. Triệu Vân: XSFJ. Bàng Thống: IXTP. Ngụy: Tào Tháo: ENTJ. Tào Phi: EXTJ. Tư Mã Ý: XNTJ. Tuân Úc: XNFJ. Quách Gia: XXTP. Ngô: Chu Du: EXTP, dự là ENTP nhưng cũng có thể là ESTP. Lỗ Túc: XNFJ. Ngoài ra: Lã Bố: ESFP. Đổng Trác: ESFP. Viên Thiệu: ESFJ. Ai còn nhớ thêm được nhân vật nào thì bổ sung.
Topic hay thế này mà ko ai vào nhỉ? Lưu Bị Fe thì dễ thấy rồi, nhưng ko phải hướng ngoại, là INFJ. Vụ đem quân đánh Ngô trả thù cho Vũ quá dở, mặc lời khuyên của Lượng. Người vì tình huynh đệ mà có thể làm hỏng đại cục thế này là INFJ. Khổng Minh: INTJ. So với INFJ thì INTJ chỉ dc cái mồm thôi. Nói sao làm vậy mới là INFJ. Quan Vũ thì đúng Si rồi. Phi chuẩn ESTP. Fixed: Thục: - Bị: INFJ - Lượng: INTJ - Vũ: xSTJ - Triệu Vân: ENFJ - Lưu Thiện: ESFP - My phu nhân: ENFP Ngụy: - Tào Phi: ENTJ - Tư Mã ý: INTJ Ngô: - Tôn Quyền: ENTP. Giỏi trục lợi, thừa nước đục thả câu. - Chu Du: xNFJ. Theo TQDN thì có vẻ giống ENTP, nhưng trong lịch sử thì sai khác nhiều lắm nên cũng chưa chắc. -Lục Tốn: INFJ Ngoài ra: - Cao Cán: ENTJ INFJ thì ảo lắm. Hai người cùng type có thể phong thái, năng lực rất khác nhau, nhưng tư tưởng khi định hình thì rất kiên quyết, ko thay đổi.
Mình nghĩ Lưu Bị là ESFJ Cái vụ đánh Ngô vì Quan Vũ rõ ràng không phải của 1 INFJ vì INFJ dù vẫn bị tình cảm ảnh hưởng nhưng vì có Ni dom nên sẽ không bị chi phối hoàn toàn như Lưu Bị. Từ đầu đến cuối thì Bị cũng không hề thể hiện rõ Ni mà lại là Si qua những nguyên tắc cứng nhắc của mình . Bị cũng chỉ làm được 1 việc là thu phục nhân tài chứ không có một kế hoạch rõ ràng như Ni. I hay E thì không rõ nhưng mình nghĩ là E vì Fe có vẻ mạnh hơn.
Có Ni hay ko có thì vẫn mắc sai lầm dc chứ, sao lại ko nhỉ? Lưu Bị nhìn kiểu gì cũng ko thấy là E hay Si. ESFJ rất thực dụng và là người có xu hướng hỗ trợ người khác chứ ko phải lãnh đạo. Nếu làm lãnh đạo thì sẽ trong phạm vi tương ứng với cái thực dụng của Si(như trụ cột gia đình). Trong khi Lưu Bị có quan điểm "anh em như tay chân, vợ con như áo quần" đã sặc mùi Ni của INFJ rồi. Bị có tầm nhìn và kế hoạch thống nhất Trung Nguyên, khôi phục nhà Hán hết mà. Từng dc Tào Tháo ENTJ hỗ trợ cho đánh Lã Bố nhiều lần bại, sau ko cam tâm dưới trướng Tháo mà làm phản=>lại mùi Ni của INFJ. Nhiều người type Bị có S cũng dễ hiểu, vì đặt ở góc nhìn người hiện đại về người xưa thì dễ bị những ưu thế thời đại làm nhiễu, cho là mình có quyết định khôn ngoan hơn hẳn họ.
Lượng nói một đằng làm một nẻo lúc nào đâu. Với đối thủ thì đó là yêu cầu chính trị, ai chẳng vậy. Vì một lời dặn dò của Bị mà dốc hết tâm sức để rồi sức tàn lực kiệt chết trên đường ra trận, lúc giết Mã Tốc vẫn khóc tự trách mình vì không nhớ lời trăn trối của Bị. Vì tình nghĩa với người đã khuất mà cúc cung tận tụy tử nhi hậu kỷ giống với Fe hơn. Cũng có thể La có chủ đích gán cho Lượng tính cách của Fe để hợp với mô típ lãnh đạo Á Đông lý tưởng (FJ), đối nghịch với tính cách thực dụng của họ Tào (TJ). Vân có Ni ở chỗ nào @ccharger. Hành động của Ni dom thường có tính nhất quán, xuyên suốt. Bị trước khi gặp Lượng lang thang hết chỗ này đến chỗ kia, dạt từ phe này qua phe khác, long đong lận đận. Đến gần hết đời người (~50 tuổi) gặp Lượng nghe Long Trung Sách mới giác ngộ chân lý, thấu hiểu đại cục. Như thế khó nói là "có tầm nhìn", chỉ là có tham vọng khôi phục nhà Hán thôi. Không giống Ni dom lắm. Chu Du trong truyện là ETP, trong Hỏa Phụng là INFJ đặc luôn, cùng với Tôn Sách ESTP xưng bá Giang Đông. Bổ sung thêm: Khương Duy: XNFJ. Mã Tốc: XNTP. Tôn Sách: ESTP. Mã Siêu: ESTJ.
Vừa mới tìm hiểu thêm về tiểu sử của Lưu Bị, thật ra mình chỉ mới xem phim thôi chứ chưa đọc TQDN bao giờ, bây giờ mới thấy Lưu bị cực kì thông minh chứ không như trong phim, tạm đưa ra vài kết luận sau: -LB rất quyết đoán và không dễ đàng để cảm xúc lấn áp, dù mình nghĩ ông là type F nhưng vì làm chính trị nên sẵn sàng bỏ qua mọi cảm xúc(theo một số nguồn thì quyết định đánh Ngô không hoàn toàn là vì Quan Vũ đâu ). -LB có Fe cực cao( thể hiện quá rõ rồi) - Bây giờ mới thấy Ni của LB. Quả là ông rất khôn ngoan, tầm nhìn rất rộng. Có thể là INFJ thật.
Vân thì cũng ko chắc lắm, nghĩ lại thấy giống ISxJ hơn. Cái tình nghĩa đấy của Lượng là Fi rõ ràng chứ ko phải Fe. Ngoài ra các chiến thuật của Lượng ko có tí gì là F, đều dựa trên cơ sở của lý trí như vụ dùng hỏa công là nhờ hiểu biết thiên văn, bắt Trương Nhiệm là thông thạo địa hình... Chiến thuật của INFJ do T ko mạnh bằng F nên thường là "phô trương thanh thế", bẫy tâm lý.... như Hitler từng áp dụng. Thì nó chính là một trong những đặc trưng thấy dc của INFJ mà. Nhìn cách xây dựng cơ đồ của Tháo ENTJ và Quyền ENTP đều dựa trên cơ sở thừa kế, thực tế, có học hành bài bản đàng hoàng về chiến thuật quân sự. Còn kiểu lãng tử bất kham này là INFJ. Vì rất thông minh kiểu của INFJ nên từ bé đã ko thích đọc sách, chỉ rong chơi đàn hát. INFJ đặc biệt rất có nguyên tắc trong việc ưu tiên thứ tự những thứ quan trọng trong cuộc sống. Như câu "anh em như tay chân, vợ con như quần áo" ko phải là quan điểm khoa trương cường điệu của Bị mà là Bị đã phụ vợ con rất nhiều trên thực tế. Tư tưởng suy nghĩ của INFJ nếu ai đã từng tiếp xúc chắc cảm nhận dc nó đều xoay quanh "sự khởi nguồn", như kiểu nó là một thứ họ thuộc về, và ý nghĩa cuộc sống của họ là để trở về với nó. Của Lưu bị có thể thấy dc 1 phần cái khởi nguồn đó là dòng dõi hoàng tộc nhà Hán. Mà theo ý hiểu cá nhân về chức năng nhận thức thì nó chỉ có ý nghĩa độc lập khi xét nó trên lý thuyết. Một hành vi quan sát trên thực tế có chức năng Xy dễ thấy dc ko có nghĩa là chạy độc lập, nó phải có chức năng khác đi kèm rồi. Ni dom khi quy ước về mặt lý thuyết thì như nhau, nhưng khi xét vào hoàn cảnh cụ thể thì Ni của INTJ sẽ rất khác với Ni của INFJ.
Đồng ý là Bị có thể là INFJ, nhưng chúng ta có 1 giả thuyết: Việc đánh Ngô trả thù cho Vũ không chừng chỉ là vẻ bề ngoài. Có thể Bị vốn có tham vọng nuốt Ngô trước. Gia Cát thì mãi khư khư với Long trung đối sách, Bị thì muốn tìm ra phương hướng giải quyết mới, và 2 người mâu thuẫn với nhau, nên Lượng mới không theo Bị trong lần chinh phạt này. Vì khi đó Kinh Châu đã mất, muốn chống Ngụy khó càng thêm khó, Ngô lại được thế phát triển mạnh, muốn lấy lại Kinh Châu thì phải trở mặt với Ngô, nên thà là nuốt luôn Ngô rồi làm 1 trận sóng mái với Ngụy, vẫn có 1 tia cơ hội chiến thắng. Mọi người thấy việc khư khư bám vào vào Long trung đối sách đã đem lại thất bại cho Lượng sau này như thế nào. Rõ ràng thời thế đòi hỏi một bước nhảy đột phá mang tính quyết định, nhưng Lượng lại không chịu thử mà làm, thích được an toàn trong cái thế cục mà mình tạo ra. Lượng thì mình không type được, có quá nhiều màu sắc thần thoại được tô vẽ lên cho nhân vật này, đặc biệt là trong việc điều binh khiển tướng. Nhưng có vài đặt điểm về ông ta khá rõ ràng: ngoại giao rất giỏi, đấu khẩu không thua ai bao giờ, chỉ gặp Bị vài lần đã khiến ông ta tin dùng. Sau này lại leo lên chức Quốc sư gì đấy, vượt qua biết bao đối thủ cạnh tranh. Không biết ông ta trung thành với Bị bao nhiêu, nhưng chắc chắn 1 điều rằng - ông ta rất giữ thanh danh và sĩ diện, sợ mang tai tiếng với đời: thà theo Bị phục hưng nhà Hán đã suy bại chứ không muốn mang tiếng phản tặc, thà giữ mãi chức Quốc sư để nắm thực quyền chứ không phế truất Lưu Thiện. Đoán: ESFJ. Cá nhân thấy: INFJ là loại người có thể hy sinh tất cả cho lý tưởng, thậm chí là hy sinh người thân của chính mình.
Mình lại thấy Lượng bá nhất là tâm lý chiến: dùng miệng lưỡi khích Tôn Quyền đánh Tào Tháo để thừa nước đục thả câu, rồi lại dùng miệng lưỡi mượn Kinh Châu, xui Lưu Bị lợi dụng tình anh em với Lưu Chương để vào Tây Thục. Combo Bị-Lượng làm chính trị rất bá. Đoạn bá tiếp theo là ngồi yên bình 5 đạo quân - cũng sử dụng hiểu biết tâm lý. Còn đâu cầm quân thì cũng thường thôi, được trận hoành tráng nhất là thắng Tào Tháo ở Hán Trung (nhưng công đầu thuộc về Lưu Bị-Pháp Chính), còn đâu toàn mấy trận lắt nhắt. Có trận gì đánh cái thành có vài ngàn quân mà mấy tháng không hạ được phải rút lui. 6 lần Bắc phạt thì chuẩn bị toàn thiếu trước hụt sau. Đoạn từ bình Mạnh Hoạch phải công nhận La Quán Trung có tài tô vẽ nhân vật - nhưng lọc thông tin ra thì vẫn thấy Lượng cầm quân không hề quá xuất sắc như mô tả trong truyện, thậm chí tệ hơn nhiều nhân vật danh tiếng cùng thời. Đọc lại lịch sử thì thấy có khi Bị có Ni thật. Thực ra vision giữ lấy nhân hòa đã được Bị hun đúc từ rất lâu, sau đó được Lượng cụ thể hóa bằng Long Trung sách. Việc đánh Ngô cũng không hẳn là bị cảm xúc dẫn dắt bởi xét theo tương quan lực lượng thì Thục có ưu thế hơn hẳn cả về quân số và kinh nghiệm chiến tranh trên bộ - trong khi Tào Ngụy ở phía Bắc chưa có đủ điều kiện phát động chiến tranh tổng lực. Nuốt được Ngô thì việc Bắc phạt đánh Tào là khả thi, còn chiếm được vùng Trường Giang hiểm trở, vùng nông nghiệp phía Nam, Giang Đông nhiều nhân tài để duy trì nghiệp đế về sau này. (Nhiều người đọc Tam Quốc thắc mắc tại sao Lượng không đi theo Bị khi phạt Ngô, rồi Lượng phản đối Bị không thành nên không đi theo - lý do này cũng khiên cưỡng. Nhưng cái này có thể hiểu đơn giản là: Lượng là quan văn chỉ chuyên tâm làm chính trị, còn Bị cầm quân không hề kém theo lịch sử, nên để Bị thân chinh cầm quân còn Lượng ở nhà ổn định việc trong Xuyên cũng là dễ hiểu. Điều này nếu đúng cũng cho thấy Lượng không phải tướng đánh trận, mà bá đạo nhờ tài làm chính trị - giống với các INFJ. Có thể vì La Quán Trung làm mờ nhạt đi vai trò cầm quân của Lưu Bị và tô điểm thêm tài đánh trận của Gia Cát Lượng nên đoạn này mới cọc cạch như vậy).
Chuyện Thục đánh Ngô thì Ngô rất khó nuốt và hùng mạnh. Thời kỳ tam quốc Ngô thực ra mới là bá đạo nhất, đánh đâu thắng đó, ăn Ngụy vụ Xích Bích, ăn Thục cả trận Kinh Châu, lẫn trận Lưu Bị trả thù, chưa bao giờ mất đất, nhân tài dồi dào, kinh tế phát triển cực thịnh. Tôn Quyền thuộc dạng minh quân biết dùng người, giỏi ngoại giao, và sống rất thọ (71 tuổi).