Như tiêu đề, MBTI thuộc vô thức, tiềm thức hay ý thức? Tại hồi trc xem quyển ebook của @cayChanh nó ghi "The Algorithm of Human consciousness as revealed via...." Cái từ in đậm kia là ý thức đúng không, mà làm sao MBTI là ý thức đc, trong khi chúng ta rất khó để kiểm soát và thay đổi được?
Mình nghĩ chắc là cả 3. Vì có thể cách mà chúng ta thể hiện ra ngoài không giống type của mình, nhưng bên trong thì giống. Và chúng ta rất khó thay đổi tư duy của bản thân. Mỗi một type có nhiều cấp độ khác nhau, chứ cả thế giới có 16 type thì rất nhàm chán. Nhiều khi bạn không thể nhận ra cái tính của mình, MBTI chỉ là nói để giúp bạn nhận ra, tham khảo và hoàn thiện bản thân. Chứ bản thân MBTI cũng không hoàn toàn đúng đâu. Tính cách con người rất đa dạng.
Thật ra mà nói thì MBTI khá là "siêu hình" :v P/s: Mình thì nghĩ MBTI xuất phát từ tiềm thức. Ý thức => Khá chắc là không thể, vì lý do đầu topic. Tiềm thức => Cũng như đa số tính cách con người, từ những kinh nghiệm xa lắc hồi nhỏ, hình thành dần nên tính cách con người, rất khó để thay đổi và kiểm soát. Vô thức => Sâu quá không đến đâu, vô thức là kiểu bản năng con người, không thể nào rờ tới. Trong khi phạm trù MBTI xét đến mình nghĩ có thể tác động tới được.
Theo ta thì MBTI thuộc về cơ chế hoạt động của não bộ, thuộc về gen. Tức là trời sinh đã có- tiên thiên chi khí, không phải thứ hình thành từ việc dung nhập thông tin từ bên ngoài (hậu thiên), do vậy gần như không thể thay đổi. Tính cách có thể thay đổi, nhưng MBTI type thì không.
MBTI là cách phân loại tính cách dựa trên nền tảng của khái niệm "chức năng nhận thức". Khái niệm cognitive function này có ý nghĩa chỉ ra xu hướng nhận thức, tư duy của một người. Nó có tính cốt lõi/bản chất, còn "tính cách" mà người ta thường nhắc đến là tổng hợp lộn xộn của các biểu hiện lẻ tẻ, bề nổi và gây nhiễu khi quan sát con người. Tuy còn đơn giản nhưng MBTI hơn hẳn các mô hình phân loại khác ở chỗ nó chỉ ra được "hướng", tức là thiên về định tính hơn là định lượng. Do đó các type rất riêng biệt chứ ko có chuyện lẫn nhau như các mô hình khác. Sự riêng biệt trong kiểu phân tích định tính trên có thể ví dụ thế này. Người ta phải tả cho một người chưa từng thấy màu "emerald": đó là màu gần với xanh lá kết hợp với xanh biển nhạt nhưng trầm hơn(?), hoặc đó là màu xanh của ngọc lục bảo, hoặc đó là màu xanh gần giống với màu xanh bạc hà... Nhưng nếu người đó chưa từng thấy ngọc lục bảo thì sẽ ko thể hình dung dc, và các kiểu diễn giải khác cũng ko chính xác. Chỉ có nhìn trực tiếp màu xanh emerald nguyên chất mới có thể thấy cái riêng biệt với các màu xanh na ná khác trong tự nhiên: mantis, mint, turquoise... Cái riêng biệt của MBTI type là như vậy, có thể lọc ra cốt lõi nhận thức trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách khác như tuổi tác, giới tính, văn hóa, lãnh thổ hay thời đại... MBTI có phải là cốt lõi/không đổi hay không thì chả có gì phải bàn cãi nhiều. Chỉ có cái mình băn khoăn từ lâu là cơ chế nature-nurture hình thành nên cái cốt lõi trên là gì? Giả sử giờ nuôi một đứa trẻ từ sơ sinh cho đến thiếu niên nhưng cô lập với xã hội loài người, sau đó dùng phương pháp nào đó nhận biết dc MBTI của nó thì có thể kết luận function chủ yếu do gen di truyền dc không? Và cơ chế bố mẹ I/E S/N T/F đẻ con khác function giải thích như thế nào?
@Haru Nakano : tức là khi chúng ta biết được cốt lõi của vấn đề thì sẽ suy ra được biến thể của nó? Và MBTI là cốt lõi, tính cách là biến thể?