Bạn là người theo tư tưởng duy vật theo duy tâm

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi EvernaloneKZ, 11/8/16.

?

Bạn là người tư tưởng Duy Vật hay Duy Tâm

  1. Duy vật.

    6 vote(s)
    50.0%
  2. Duy tâm.

    1 vote(s)
    8.3%
  3. Tôi không biết nữa, tuy tin vào quan điểm vật chất có trước nhưng tôi vẫn tin vào thánh thần.

    5 vote(s)
    41.7%
Multiple votes are allowed.
  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mình mạn phép trả lời câu này thay cho chủ thớt: có lẽ cả hai trường hợp đều đúng. Coi thánh thần là khái niệm đại diện cho những gì mà con người còn thiếu sót, chưa/không thể biết thì nó chỉ là thứ do con người nghĩ ra để an lòng nỗi sợ hãi tiềm thức(thuộc về ý thức), và vì thế có sau vật chất. Trong phạm trù tôn giáo hữu thần thì Chúa thường mô tả là toàn năng, không giới hạn nên có thể coi là không thuộc lẫn vật chất hay ý thức(theo phạm trù của triết học). Nếu mở rộng khái niệm vật chất/ý thức theo vật lý hiện đại thì hai cái này có thể không tách biệt rõ mà "bend" vào nhau, và vì thế có đồng thời.
     
  2. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Một cách nhìn khác theo kiểu fiction thì thánh thần có thể chỉ là những sinh vật hùng mạnh hơn nhân loại. Cũng như nhân loại là thần vs sinh vật yếu kém hơn.
    Theo một lý thuyết khác thần ở đây có thể là ý thức vũ trụ,"đại xà Gaia", ý thức tập thể của mọi thứ hằng có trong vũ trụ. Loại thần này có thể hình thành song song hoặc ngay sau khi vũ trụ hình thành.

    Mình theo bất khả tri.
     
    Anita thích bài này.
  3. Anita

    Anita Guest

    Câu triết học Mác-Lê "vật chất quyết định ý thức" đối với mình khá ấn tượng, vì nó có cơ sở lập luận chặt chẽ, rõ ràng, và giải thích được hầu hết mọi sự trên đời. Tất nhiên việc duy vật hay duy tâm vẫn mang tính chất của nhận thức/tư duy nhị nguyên của con người như Rukawa, Haru đã trình bày. Mình theo duy vật, nhưng không có nghĩa chỉ theo duy vật là cứng đầu, cổ hủ, nó đơn giản là một quan điểm sống và làm việc, tư duy, suy nghĩ ngọn nguồn. Đối với các vấn đề mang tính chất duy tâm hoặc khó giải thích bằng trường phái duy vật, mình vẫn luôn xem xét chứ không bác bỏ.

    Theo mình, tổng hợp HỆ THỐNG KẾT CẤU của một thứ chỉ ra những CHỨC NĂNG của thứ đó.

    Một hệ thống có thể vẫn có những lỗ hổng, sai sót -> Phải luôn cập nhật, chọn lọc, sửa chữa, và có thể cả đổi thay, "tiến hóa" thường xuyên. Hệ thống nào hợp với môi trường chứa nó(hoặc một cách gọi khác cụ thể là phù hợp hơn đại đa số "người" dùng), thì sẽ trở thành hệ thống chính... (Vd hệ thống đảng phái chính trị, hệ thống máy tính, hệ thống các nguyên tử carbon... và ngay cả hệ thống tính cách MBTI (sr vì mấy dòng này chưa trình bày rõ ràng được, nếu bạn có trí tưởng tượng thì có thể tưởng tượng thêm một chút))
    Hệ thống càng phức tạp thì khả năng cao là càng có nhiều lỗi. (Con người là một hệ thống phức tạp, nên nếu bạn đang đau đáu về bản thân và người khác thì bạn có thể yên tâm một chuyện, tất cả chúng ta ai cũng rất "lỗi" :)))
    Nhiều khi lỗi sai không nằm ở hệ thống mà do người dùng, virus,... (virus trong chính trị có thể định nghĩa là một trào lưu xấu, vấn nạn vd: tham nhũng...)

    -----------------------------------
    Đó cũng có thể là lý do vì sao người ngoài hành tinh(nếu có) thông minh, trí tuệ hơn chúng ta, vì họ có hệ thống kết cấu cơ thể tốt hơn.
    Cái này cũng khả thi đấy nhỉ. Theo một số thông tin thì bộ gene của con người có một chút gene ngoài hành tinh, không giống với các sinh vật khác trên Trái Đất. Tuy nhiên đây là khái niệm "Đấng sáng tạo" của chủ nghĩa duy vật.
    Họ cũng như mọi sinh vật khác trong vũ trụ đều không phải "Đấng sáng tạo" mà chủ nghĩa duy tâm hướng đến.

    Thực ra như đã nói ở trên, có một giả thiết là mọi thứ đều có kết cấu, mọi thứ trong vũ trụ đều được mã hóa, theo những người còn nghi ngờ, tức chưa duy vật hoàn toàn, thì có một câu hỏi nối tiếp, hay khả năng họ đặt ra là: "vậy "ai" đã tạo ra toàn bộ những điều đó?". Ai đã lập trình mã gen của con người? Có giống việc chúng ta tạo ra robot hay không.... Thậm chí với khả năng của khoa học hiện nay chúng ta có thể tạo ra một "vũ trụ thu nhỏ" trong phòng thí nghiệm...
    Đấy là cách hiểu của mình còn lại mình không rõ. Có thể trong thực tế khoa học còn nhiều thứ chưa giải thích được nên trong tâm lý của đa số vẫn còn nhiều điều hoài nghi và đó đơn giản chỉ là một câu trả lời trung lập.

    Tóm lại: Việc có Chúa hay Thượng Đế vẫn chỉ là phỏng đoán, nằm ngoài khả năng hiểu biết của con người.
     
    Last edited by a moderator: 20/8/17
    rinlovegood thích bài này.
  4. liperdo

    liperdo Guest

    Duy vật và duy tâm là khái niệm mang tính tương đối thôi. Nhiều người định nghĩa duy vật gắn với khoa học vì duy vật là những điều... ờ... có thể giải thích được dưới góc độ khoa học nhưng không hẳn vậy. Theo ý kiến chủ quan của mình, duy tâm không phải không khoa học mà nó chưa được nhìn nhận (giải thích) dưới góc độ "khoa học" hiện tại. Nói cách khác người ta chỉ quan sát kết quả rồi dựa trên đó đưa ra suy đoán chứ không thật sự thấy hay chứng minh được nguyên nhân - quá trình dẫn đến kết quả đó.

    Điều này tương tự như cơ học lượng tử hay vật lý hạt nhân, người ta chỉ quan sát kết quả rồi đưa ra phỏng đoán (aka mô hình / lý thuyết) phù hợp với kết quả quan sát thực nghiệm nhưng không thật sự nhìn thấy trực tiếp các nguyên từ (phân tử) hoạt động như vậy. Nhưng hiện tại vẫn chưa phát hiện ra "lỗ hỏng" của lý thuyết, nếu trong tương lai có hiện tượng nào không khớp với lý thuyết thì lý thuyết đó sụp đổ. Cái này có được tính là duy tâm không? :D

    Khi mấy cái vụ thần thánh gì đó được giải thích dưới góc độ khoa học với cách gọi khác nhưng bản chất như nhau thì có được tính là từ duy tâm chuyển sang duy vật không? :D
     
    Anita thích bài này.
  5. Tigris

    Tigris Guest

    Cái này là tính falsifiable của khoa học.
     
    rogp10, liperdoAnita thích bài này.
  6. rogp10

    rogp10 Guest

    Khổ nỗi rất nhiều người thích giáo điều :D
     
    Last edited by a moderator: 26/7/17

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.