Đó chính là điểm khác nhau giữa anh và em. Giữa Fi/Ti và Fe/Te. Cầu toàn, đối với mình là thế này, "tui không làm thì thôi, đã làm phải đang hoàng", "ơ, kinh doanh vốn đâu, ít tiền quá, môi trường ghê quá", "hôm nay trời âm u quá, hơi lạnh tí, thôi không ra chạy bộ đâu". Cầu toàn.....với mình là ta đã bị điều kiện quá lí tưởng trong đầu kìm hãm, làm cho chúng ta chần chừ mãi không hành động. Tư duy trắng-đen thì như mình đã giải thích ở trên. Nói xạo là nói xạo, khác sự thật là nói xạo. Đi đường chệch chút là sai lệch.........và nó làm mình bị chới với trong một xã hội với giá trị bị đảo lộn, toàn màu xám (nằm giữa trắng và đen). Làm sao để sống trong giới tài xế, khiêu vũ với bầy sói đây ? Ừm, giờ mình mới thấy hai cái chủ nghĩa hoàn hảo (CNHH) và suy nghĩ đen-trắng (TDĐT) không hoàn toàn giống nhau. Nhưng TDĐT với một nhu cầu cao lắm, ví dụ cô bạn gái phải thiệt đẹp, bữa ăn phải đẹp mắt; ngon, điều kiện phải tốt....thì ta lại sa vào CNHH. PS: đêm nay gió lạnh có thể về, lần đầu có thee cảm nhận được cái lạnh thấu xương dưới 10° độ của miền Bắc.
Ừm mìn đang cố gắng...tha thứ cho mình, để có thể tha thứ cho người khác. Chấp nhận rằng mình cũng có khuyết điểm riêng, như bao người khác.
T thấy có mấy đề mơ hồ sau: 1. Infinity là gì? Lưu ý rằng ngu dốt của con ng cũng infinite nên nếu ta k nhìn ra (chứ k phải chấp nhận) cái "ngu dốt" của ta thì ta k thấy rõ được cái chân lý lớn hơn. 2. Drama của kẻ lẫn lộn mục tiêu và phương tiện là loanh quanh. 3. Khám phá + tưởng tượng = sáng tạo : nằm ngoài giới hạn của những cái đã biết, tức là sự an toàn. Tự do luôn là cảm giác, thứ không bền vững khi nhận thức của con người biến đổi cũng như môi trường thực tế.
Trắng đen = đơn giản hóa vấn đề. Khi học cái gì thì đi từ sơ cấp rồi mới đến cao cấp. Mới học cái gì thì nhìn trắng đen cũng là cách tiếp cận vấn đề ở dạng giản thể thôi, không có gì lạ. Chừng nào những thứ phức tạp mà nhìn trắng đen và ngược lại, thứ đơn giản mà phức tạp hóa ko cần thiết mới hỏng . Suy nghĩ kiểu cái gì cũng hoàn hảo cầu toàn thì mình hay thấy ở người hướng nội, do đặc tính tỉ mỉ.
Xin đừng nhầm lẫn việc đòi hỏi một điều kiện lý tưởng/phẩm chất sẵn có phải abcxyz... với năng suất tối ưu (mà kết quả là 1 sản phẩm - à ừ, đánh giá lược giản là 'hoàn hảo'). Cái đầu có thể xuất phát từ tư duy thiếu thực tế. Cái sau thì không hề Tớ thì rất sợ từ "hoàn hảo" bởi nó sặc mùi chết. ta có thể dùng 'perfect' thay thế nghe hài hước cho đỡ ghê, với hàm ý cho vui hoặc mỉa.
Chủ nghĩa hoàn hảo là thứ đi từ trong ra ngoài, bên trong nội tâm muốn hoàn hảo, dẫn đến suy nghĩ, lên kế hoạch, hành động, dẫn đến kết quả bên ngoài. Giờ mình đề xuất chủ nghĩa thế giới hoàn hảo, có vẻ là đi từ ngoài vào trong ngược lại với đi từ trong nội tâm ra bên ngoài của cái trên. Là coi thế giới như đã hoàn hảo, con người suy nghĩ và hành động để thích ứng với sự hoàn hảo của thế giới. Chủ nghĩa này lạc quan hơn ở chỗ vì thế giới hoàn hảo nên bạn cũng hoàn hảo vì bạn thuộc về thế giới này, nên dù bạn nghĩ bạn đúng hay sai, làm đúng hay làm sai, hiểu hay chưa hiểu về thế giới này bạn vẫn hoàn hảo. Xét tổng thể, bạn hoàn hảo và là một mắt xích của một thế giới hoàn hảo đến từng chi tiết.
Nghe giống Đạo giáo, thuận với Đạo. Phật giáo cũng không khấc nhiều lắm, cũng là bỏ hết các chấp, chấp nhận thế sự là vô thường. Ta là Ni-Fi nên có lẽ thấy dễ dàng chấp nhận tư tưởng của Nietszche hay Karl Marx hơn so với tư tưởng của Lão hay Phật. Thay vì chỉ tuân theo quy luật và hệ thống của thế giới, chúng ta đi thu thập nguồn lực từ thế giới để làm vững chắc hơn hệ thống của bản thân, từ đó đi đến thay thế hệ thống của thế giới bằng hệ thống của bản thân mình.
Chỉ khác biệt là chấp nhận thế sự là hoàn hảo. Không phải vô thường. Vô thường tức là còn ko thuận, còn chỗ mấp mô. Hoàn hảo là không có cái gì mấp mô cả. Hệ thống của Ni - FI cũng không mâu thuẫn với cái trên. Nó giống như hệ thống lớn hoàn hảo, hệ thống con phát triển thay hệ thống mới để vẫn tiếp tục vận hành, giống như máy đang chạy thay, cập nhật phần mềm mới. Ni - Fi là bên offer cập nhật, thay thế. Thêm nữa một người có chấp chước hay không người đó đều đúng đều hoàn hảo, không cần ai phải thay đổi hay hiểu ra cái gì cả. Vì mọi thứ vốn ăn khớp với nhau sẵn rồi.
Oh, hiểu rồi, có người nói "Đạo không có đúng sai" quả là như thế. Tất cả chúng ta đều không sai, chỉ là niềm tin khác nhau mà thôi. Và khi gặp người có niềm tin đối lấp hoàn toàn, chúng ta chiến đấu hủy diệt bọn họ cũng không hề sai, đây là trò chơi đấu tranh cho sự sinh tồn, mà đã là chơi game tất phải có người thắng kẻ bại, thế giới vốn là đã hoàn hảo như vậy