Đoán type qua bài viết

Thảo luận trong 'Thảo luận' bắt đầu bởi dfuz6, 21/1/16.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Tiếp, người viết bài này type gì.

    Ngày nay, sáng tạo là một cụm từ hay được truyền thông nhắc đến: như suy nghĩ sáng tạo, học tập sáng tạo, làm việc sáng tạo, sản phẩm sáng tạo. Theo định nghĩa đơn giản, sáng tạo là tìm ra và xây dựng nên cái mới (theo từ điển Tiếng Việt). Từ cái nhìn của xã hội, ta có thể định nghĩa thêm rằng: Sáng tạo là hoạt động tìm ra một phát kiến X mà phát kiến đó giúp sinh ra các giá trị lợi ích.

    Sáng tạo, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là bởi, những gì nhân loại đã biết so với cái tiềm năng bao la chưa được khám phá, nhỏ bé vô cùng. Bạn sẽ không phải cạnh tranh nhiều để chiếm lĩnh những tri thức thuộc về cái tiềm năng bao la ấy. Khó là bởi: Làm sao tôi có thể sáng tạo? Làm sao tôi có thể nghĩ khác những gì mình biết? Làm sao tôi có thể hình dung được ra những khả năng tôi chưa có một định hình gì?

    Không khó để thấy rằng thực trạng sáng tạo của Việt Nam tương đối...thê thảm. Khi còn bé, bạn được nghe chuyện cổ tích Thạch Sanh đóng khố cởi trần thì bây giờ vài chục năm sau Thạch Sanh vẫn cởi trần đóng khố. Và nhiều trăm năm sau, rất có thể con cái bạn vẫn sẽ nghe chuyện Thạch Sanh đóng khố cởi trần. So sánh với các nước Á Đông khác: Chưa nói đến Nhật Bản có cả một ngành công nghiệp anime đồ sộ hay Trung Quốc có một kho tàng văn học mông mênh thì ngay cả Hàn Quốc cũng có những bộ phim dã sử đốn tim các chị em trong nước. Với lượng tài nguyên thô đồ sộ chẳng kém ai của Việt Nam, việc chúng ta chưa thể có được những output chất lượng so với các nước bạn là một dấu hỏi,

    Có thể nói rằng dân tộc ta là một dân tộc giỏi bắt chước và cải tiến. Cái gì ở nước ngoài vào nước ta thì nó sẽ biến thành một cái khác, một “phiên bản khác” của cái cũ. Trung Quốc có truyện ngôn tình, chúng ta có lập tức một loạt đầu sách na ná ngôn tình. Phương Tây làm vlog thời sự, chúng ta cũng nảy ra một loạt vloger. Chương trình gì ở phương Tây chúng ta cũng mang về và cải tiến được - và phải nhìn nhận là cải tiến tốt. Nhưng nếu bảo chúng ta tự thiết kế ra một cái mới hoàn toàn, khác cái cũ hoàn toàn về bản chất - chẳng hạn một phương pháp viết mới, một cách thức truyền tin mới, một cách vẽ mới, một chương trình mới, với hiệu quả ít nhất là tương đương thì chúng ta không làm được.

    Cái đặc trưng của mình, dấu hiệu nhận dạng của mình, chúng ta không có. Đó là do sự thiếu sáng tạo.

    Vậy sáng tạo là gì? Tôi phải sáng tạo như thế nào, tôi phải bắt đầu từ đâu.

    Có lẽ bạn sẽ hoang mang với câu hỏi này. Bạn giống như một người quen sống với ánh sáng, quen nhận biết rõ những gì tồn tại xung quanh mình, giờ thình lình bị quẳng ra giữa bóng đêm. Làm thế nào tìm được đường trong bóng đêm ấy, khi bạn không thấy gì, cũng chẳng có ý thức gì về môi trường bạn bị quăng vào?

    Bạn cần phải nhớ những điều sau trước khi bắt đầu hành trình sáng tạo.

    Thứ nhất, sáng tạo không xuất phát từ lưng chừng:
    Tức là bạn không thể sáng tạo với zero nguyên liệu. Chẳng hạn bạn không thể sáng tạo ra một cách thức phóng tàu vũ trụ mới khi mà bạn chưa tìm hiểu nhiều về khoa học vũ trụ, hay bạn không thể sáng tạo ra một phương pháp cưa cẩm mới khi chưa có những kiến thức tối thiểu về tâm lý con người. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm kiếm đủ những gì mình cần trên hòn đảo tri thức trước khi đâm đầu ra khơi. Nếu không hoặc bạn sẽ chết chìm trong quá trình tìm kiếm sự sáng tạo,hoặc bạn sẽ đưa ra những sản phẩm sai sót, ngớ ngẩn, điên khùng...

    Thứ hai, sáng tạo không có nghĩa là hoàn toàn mới:
    Sáng tạo không có nghĩa là bạn bác bỏ hết, làm lại mọi thứ từ đầu theo cách mình thích. Điều này tạo cho bạn những khó khăn không cần thiết. Quan trọng hơn, quá trình này sẽ phân tán năng lượng của bạn. Bạn nên chỉ tập trung sức khỏe, thời gian, trí lực, công sức tìm hiểu (không phải là vô tận) của mình vào một vài yếu tố mà mình quan tâm, có kiến thức nền vững vàng và thấy có tiềm năng thay đổi. Bạn nên nhớ rằng rất nhiều các phát minh vĩ đại đến từ việc tìm ra/thay đổi một yếu tố nhỏ trong lý thuyết.

    Thứ ba, sáng tạo là một quá trình:
    Vâng, không có nghĩa là bạn mở sách ra đọc, đột nhiên nảy ra điều gì đó và ngay hôm sau rình rang công bố với mọi người. Một sáng tạo cần phải trải qua nhiều thử nghiệm để phát triển, hoàn thiện về mặt cấu trúc. Kết quả cuối cùng của quá trình đó là sản phẩm sáng tạo thực sự của bạn.

    Thứ tư, sáng tạo khác với cải tiến:
    Thật khó để tách biệt hai khái niệm này. Theo tôi tự định nghĩa, giá trị tăng lên của một sáng tạo không bị bó hẹp trong một môi trường cụ thể. Chẳng hạn, bạn viết một cuốn truyện theo văn phong ngôn tình Trung Quốc. Truyện của bạn được đón nhận nồng nhiệt ở Việt Nam do được viết bằng Tiếng Việt và hợp với môi trường Việt. Đó là một sự cải tiến. Nhưng nếu bạn xuất bản truyện của mình ở Trung Quốc, cuốn truyện của bạn sẽ bị lẫn với hàng nghìn nghìn tác phẩm của các tác giả khác. Ngược lại, nếu bạn xây dựng được một phương pháp viết/diễn đat/mô típ mới, sẽ có khả năng truyện của bạn được đón nhận ở bất cứ đâu trên thế giới.

    Sau khi đã biết những điều này, bạn có thể đã định hình rõ hơn về xuất phát điểm của mình. Đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu thật nhiều về lĩnh vực mà mình quan tâm. Google hay sách báo là công cụ của bạn. Sau khi đã có được một nền tảng vững chắc, bạn bắt đầu sáng tạo. Nhưng sáng tạo như thế nào? Tôi tạm xếp thành các phương pháp như sau:

    1. Phương pháp kết nối nhân quả:
    Nếu bạn là một fan của các tiểu thuyết trinh thám như Sherlock Holmes, thì bạn phải biết phương pháp này. Phương pháp được diễn tả một cách cô đọng khi Holmes nói với Watson, người bạn đồng hành tận tụy nhưng "thiếu sáng tạo" của anh: "Watson, anh nhìn, nhưng anh không quan sát".
    Chìa khóa của phương pháp này là, bạn không chỉ nhìn một vật thể như là vật thể đó "tĩnh", mà là vật thể đó trong một dòng chảy trước-sau. Ví dụ khi bạn nhìn một cái cây, bạn không được phép chỉ cần biết đó là một cái cây có cành nhánh thân rễ, mà phải hình dung cái cây đó từ khi còn là hạt giống đến khi là cây con, đến khi thành cái cây trưởng thành, rồi già cỗi, bị đốn rồi bị mang đóng thành các sản phẩm.
    Bạn có thể diễn tả được dòng chảy thông qua các câu hỏi Vì sao? Điều gì sẽ xảy ra và các mệnh đề như Có thể là..., Nếu...thì... Tốt nhất, hãy lấy ra một tờ giấy càng lớn càng tốt. Ở trung tâm, bạn ghi những sự việc mà mình quan sát được ở hiện tại. Xung quanh bốn phía bạn hãy liệt kê tất cả các khả năng nhân-quả đã dẫn tới/nảy sinh từ các sự việc ở giữa mà bạn nghĩ ra. Sau đó bạn gạch đi những combination quá thường, quá dễ đoán.
    Chẳng hạn, bạn được đặt hàng một truyện dài đề tài tình yêu, yêu cầu bi kịch thảm thương kết hợp với hành động nghẹt thở và tiết tấu gay cấn:
    - Trung tâm: A và B chia tay nhau.
    - Lý do: A hoặc B phản bội. A ăn chơi đua đòi. B quá nhõng nhẽo ẻo lả. A hoặc B không có tiền. Xa nhau vì khoảng cách. Không đảm bảo về tương lai. Khi đã quen với phương pháp này rồi, bạn có thể gạch bỏ vì đây là những môtíp quá thường, ai cũng biết.
    - Cũng có thể A hoặc B bị mắc một chứng bệnh lạ.
    - Cũng có thể A hoặc B có vấn đề tâm thần.
    - Cũng có thể A hoặc B thuộc một hội kín.
    - Cũng có thể A hoặc B bị thay đổi trí nhớ.
    - Có thể A không phải là A và B không phải là B.
    ...
    - Cũng có thể là nhiều hơn hai cái ở trên gộp vào.
    Cứ tiếp tục như vậy. Với mỗi giả thiết bạn lại suy ra các tiền tố và hậu tố của giả thiết đó. Với cách làm này, bạn có thể xây dựng được một cốt truyện hoàn toàn mới lạ so với các mô típ thông thường.

    2. Phương pháp lật ngược mệnh đề:
    Dựa trên quan điểm „Sự sáng tạo phải sinh ra ít nhất một điều mới mẻ khác biệt so với cái gốc“, phương pháp này được tiến hành như sau. Bạn lấy một hoặc nhiều các mệnh đề bất kỳ mà mình lượm lặt được, hoán vị đúng sai đoạn văn đó (tức là khẳng định biến thành phủ định, phủ định biến thành khẳng định). Sau đó bạn sẽ có một tập hợp các mệnh đề hoàn toàn mới. Đọc đi đọc lại chúng một vài lượt, bạn sẽ lượm lặt ra nhiều điều thú vị.
    Ví dụ với một đoạn văn tôi lượm được trên mạng:
    Giữa người với người, không ai không thể rời xa ai. Chỉ có ai không trân trọng ai. Cho dù là cố hữu hay hồng nhan, chỉ cần một cái quay người đã thành hai thế giới. Trong cuộc đời, có một người yêu bạn, thương bạn, bao dung bạn, đây là hạnh phúc. Đời người đều là hồi ức, vừa bước tiếp vừa trân trọng.
    Sau khi được xử lý:
    Không chỉ là giữa người với người, tất cả đều không thể rời xa nhau. Không chỉ là việc ai trân trọng ai. Cho dù là cố hữu hay hồng nhan, dù có quay người cũng không thể trở thành hai thế giới. Trong cuộc đời, có một người yêu bạn, thương bạn, bao dung bạn, đây không phải là hạnh phúc. Đời người không phải là hồi ức, không cần vừa bước tiếp vừa trân trọng.
    Đoạn này rất sáo rỗng. Nhưng sau khi xử lý và nghiền ngẫm, gạt bỏ đi những thông tin rác và chỉnh sửa lại, thay vì có thể chỉ nhấn like và gật gù như trước, bạn đã tự tạo được cho mình một loạt quan điểm như sau:
    - Con người đã đi qua đời nhau luôn bị ràng buộc bởi nhau theo một cách nào đó.
    - Có một người yêu thương bao dung bạn, đó cũng có thể là phiền muộn.
    - Đời người không phải là hồi ức.
    - Không phải trải nghiệm nào của quá khứ cũng nên được trân trọng.
    Tiếp tục quá trình này, bạn chắc chắn sẽ tự tích lũy được cho mình nhiều quan niệm mới mẻ. Bạn có thể dùng các quan điểm/phương pháp này cho nhiều việc khác nhau. Việc đi khác lối mòn một cách hợp lý còn giúp bạn nhận được nhiều sự chú ý và thích hợp khi bạn cần gây ấn tượng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những điểm bạn cần lưu tâm.
    Chúng ta quay trở lại môtíp truyện tình cảm như tôi đã nói. Môtíp Romeo và Juliet kinh điển chẳng hạn: Chàng trai A và cô gái B thuộc về 2 gia đình có thù oán thâm căn cố đế, ghét nhau như chó mèo. Một ngày nào đó, A tình cờ bắt gặp B trong một hoàn cảnh rất tình cờ và bất ngờ. A và B yêu nhau đắm đuối bất chấp gia đình hai bên ngăn cản, gây sức ép. Cuối cùng lại một sự tình cờ nào đó xảy ra khiến gia đình hai bên thay đổi ý kiến và cuối cùng A chấp nhận B, B chấp nhận A. Từ đó tất cả chung sống thuận hòa vui vẻ đến đầu bạc răng long.
    Môtíp này, tất nhiên, sẽ rất hay ở thời điểm vài trăm năm trước, khi mà nhân loại còn chưa có smartphone cho nên Romeo mới phải liều lĩnh đu rào vào phòng Juliet. Nhưng ngày nay đây là một lối mòn, đến mức bất cứ ai đọc hay xem một cốt truyện như vậy cũng có thể đoán ra được một hoặc một vài cái kết cho nó. Tương tự là các mô típ: A yêu B nhưng C là bạn thân của cả hai chen vào, A lạnh lùng xinh giai giàu có yêu B xinh đẹp hiền lành, A và B là bạn thanh mai trúc mã, trải qua muôn vàn thử thách đã đến được bên nhau. Các câu chuyện được xây dựng theo lối này nếu có thành công thì thường là do các thủ pháp miêu tả nội tâm/hình tượng nhân vật của tác giả chứ thường ít được nhớ tới do cốt truyện.
    Bạn sẽ áp dụng yếu tố lật ngược trong câu chuyện trên như thế nào? Tất nhiên, bạn sẽ không lật ngược toàn bộ câu chuyện. Đơn giản vì có những tác giả khác đã sử dụng phương pháp này để tạo ra môtíp truyện của họ. Đây cũng là một sự minh chứng cho tính hữu dụng của phương pháp này: giả sử bạn lật ngược toàn bộ câu chuyện trên, bạn sẽ nhận được một mô típ „cũ của cũ“ mà tác giả đã sử dụng để tạo ra môtíp mới. Môtíp đó là A và B thuộc 2 gia đình thân thiết với nhau, nhưng A không yêu B mà yêu C. Gia đình ép A lấy B nhưng sau 10 năm nằm gai nếm mật gian khổ đấu tranh với niềm tin tất thắng song thân phụ mẫu của hai bên đã hiểu ra và anh A chị B ai về nhà nấy sống còn chuyện hạnh phúc để sau tính.
    Vì thế bạn không nên áp dụng phương pháp này một cách máy móc. Phủ định của phủ định là khẳng định. Rất có thể bạn sẽ không thể tạo ra cái gì mới mà còn đi vào lối mòn trước lối mòn, hoặc phủ định một cách máy móc cả các mệnh đề đúng. Đây cũng là nhược điểm của phương pháp này. Nói chung, bạn cần phải có đủ kiến thức và cả tư duy logic để có thể vận dụng một cách linh hoạt.
    Cách vận dụng trực quan nhất là bạn lại kiếm một tờ giấy, ghi ra những chi tiết bạn nhận thấy trong môtip gốc dưới dạng mệnh đề. Sau đó thử lật ngược các mệnh đề bạn thấy có tiềm năng và thử tạo ra liên kết giữa chúng. Chẳng hạn mệnh đề gốc „A là một người đẹp trai nghèo, hiền lành, tuân thủ pháp luật“. Nếu bạn lật ngược lại thành „A là một thằng cha sống ngoài pháp luật, bất lương nhưng giàu có“ thì bạn đã đi vào lối mòn của dòng sách ngôn tình. Nhưng bạn có thể có các combination như:
    „A là một người đẹp trai, hiền lành, giàu có và sống một mình một kiểu không theo pháp luật“
    „A là một người đẹp trai, khó tính, nghèo và tuân thủ pháp luật“
    „A là một người xấu trai giàu có, khó tính và bài bác pháp luật“
    Với mệnh đề „B là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, sống có tình nghĩa“ bạn có thể biến thành:
    „B là một cô gái xấu xí, dữ tợn nhưng tình nghĩa“
    „B là một cô gái xinh đẹp nhưng dữ tợn và vô tình“
    „B là một cô gái xấu xí, dữ tợn và vô tình“
    Mỗi combination (cặp A-B và quan hệ C) này sẽ giúp bạn tạo ra một ý tưởng khác nhau cho câu chuyện của mình, không câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Chẳng hạn A giàu có xấu trai không tuân thủ pháp luật nhưng hiền lành (có dấu hiệu tự kỷ, xa lánh xã hội) ghét B xấu xí dữ tợn tình nghĩa vì A thấy mình trong B (chẳng hạn thế).
    Ý tưởng đã có. Vấn đề còn lại, như tôi đã nói ở đầu bài viết này, là kiến thức bạn cần để triển khai ý tưởng.

    3. Phương pháp tìm kiếm điểm chung:
    Sáng tạo không có nghĩa là nghĩ ra một cái gì đó hoàn toàn mới lạ, mà là sự tổng hợp lại các nguyên vật liệu đã có để ra được một sản phẩm mới. Để tổng hợp được thì bạn phải nhìn ra được điểm chung cũng sự kết nối giữa các „vật liệu“ bạn có trong tay, tức là tri thức của bạn.
    Chẳng hạn, từ những câu hỏi dễ:
    - Con trai và con gái có điểm gì chung?
    - Các hệ thống khoa học có điểm gì chung?
    - Trái Đất và Sao Hỏa có điểm gì chung?
    Cho đến các câu hỏi:
    - Ngọn nến và cục xà bông có điểm gì chung.
    - Một cái ô tô và một con người có điểm gì chung.
    - Cuốn sách và bầu trời có điểm gì chung.
    Tất nhiên có khả năng bạn sẽ thấy các chi tiết tôi kể ra bên trên chẳng liên quan gì đến nhau. Không có gì phải băn khoăn. Bạn lại tiếp tục lấy ra một tờ giấy và ghi ra những thông tin bạn biết về các đối tượng đó. Sau đó bạn khoanh ra những thông tin giống với nhau.
    Tại sao bạn lại nên làm việc này. Đơn giản bởi: Thứ nhất, những khái niệm giống nhau thì có thể thay thế nhau hoặc sử dụng cùng nhau trong phạm vi các đặc tính giống nhau của chúng. Thứ hai, khi bạn biết đặc điểm giống nhau giữa chúng, bạn có thể tạo ra một khái niệm thứ ba cho phép tổng quát hóa các đặc điểm giống nhau của các đối tượng, đưa ra các tiếp cận, xử lý cũng như dự đoán chung cho các đối tượng đó và cả các đối tượng khác có cùng đặc điểm đó.
    Điều thứ nhất cho phép bạn sử dụng phương pháp thay thế điều A bằng điều B để diễn tả những điều rất bình thường theo một cách khác thường, độc đáo hoặc kết hợp cả A và B để phục vụ cho một mục đích nào đó thuộc phạm vi „điểm giống nhau“. Điều thứ hai cho phép bạn tạo nên một cơ chế tiếp cận, phân tích, đánh giá, dự đoán A,B,C... và cả những đối tượng D, E, F nào đó bạn chưa gặp nữa.
    Phương pháp này có thể được dùng trong cả các lĩnh vực ngoài tư tưởng nữa. Những nhà thiết kế thời trang chẳng hạn - là những người rất giỏi trong việc thế chỗ các chi tiết có các điểm giống nhau để tạo nên sự độc đáo trong thiết kế.

    4. Phương pháp tổ hợp ngẫu nhiên:
    Đây là phương pháp random nhất, vô tổ chức nhất nhưng đồng thời lại có thể cho ra những kết quả bất ngờ nhất. Phương pháp này cũng giống như trò chơi ghép năm sinh với một chủ ngữ, tháng sinh với động từ và vị ngữ, ngày sinh với trạng từ để tạo ra các câu văn hài hước trên mạng xã hội (Ví dụ: Tôi nhìn em đắm đuối trong nhà vệ sinh).
    Ưu điểm của phương pháp này là ngắn gọn dễ dàng, bất ngờ cao. Nhược điểm là bạn sẽ mất tương đối nhiều thời gian để liệt kê ra các chi tiết mình nghĩ tới, phân loại chúng vào các nhóm, tổ hợp chúng và loại đi các câu nhảm nhí vô nghĩa. Nếu bạn muốn thiết kế ra một sản phẩm hoàn thiện chỉ dựa vào phương pháp này thì bạn có thể sẽ phải xử lý vô số các tổ hợp. Trong trường hợp đó, đây không phải giải pháp lý tưởng.
    Tuy nhiên bạn có thể sử dụng phương pháp này trong các tình huống có tính ngắn hạn với các khả năng được giới hạn lại. Chẳng hạn bạn sẽ nói gì với nàng trong buổi hẹn đầu tiên và hẹn ở đâu? Bạn hay lấy ra vài mảnh giấy khác nhau, chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 là thái độ nói. Nhóm 2 là chủ ngữ. Nhóm 3 là vị ngữ. Nhóm 4 là trạng ngữ. Nhóm 5 là các địa điểm. Xào xáo các nhóm này rồi rút ra một mẩu giấy bất kỳ bạn muốn, bạn có thể sẽ tìm ra được một câu nói vừa thú vị, vừa đầy ẩn ý khiến nàng cảm động rớt nước mắt.

    Trên đây là bốn phương pháp tôi tạm nêu ra để „hỗ trợ sáng tạo“. Tất nhiên, có những người có những phương pháp khác, và cũng có rất nhiều người có thể sáng tạo mà không cần phương pháp. Tuy nhiên, nếu bạn đang băn khoăn câu hỏi „Sáng tạo gì, sáng tạo như thế nào“ thì tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nảy ra nhiều ý tưởng, quan điểm thú vị hơn. Tất nhiên, sáng tạo là một lĩnh vực rất rộng lớn, nên tôi chỉ có thể đưa ra một vài ví dụ trong một phạm vi hẹp mà nhiều người có thể thấy được. Còn rất nhiều lĩnh vực sáng tạo khác như thiết kế, kinh doanh, quản lý, du lịch, thậm chí cả quan hệ bạn bè hoặc giai gái cưa cẩm, tôi sẽ viết thành một bài riêng khi rảnh.

    Nhưng tốt nhất bạn hãy thử vận dụng vào các tình huống đó và nghĩ ra các phương pháp sáng tạo mới. Bởi vì sáng tạo ra phương pháp sáng tạo, tất nhiên cũng là sự sáng tạo.
     
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Đọc hết rồi chứ. Thấy đoạn đầu giống Fe, còn đoạn sau giống Ni hơn.
    Chắc là ISFP thật, nhưng rất giống Fe.

    ^
    Người thứ 4 dự là INTP. Kiểu "sáng tạo" này mà cũng nghĩ ra dc thì bó tay rồi, vớ va vớ vẩn...
     
  3. lemming

    lemming Guest

    :v đoán xong t cũng chắc mình đoán nhầm r, fi ni. Mấy lão xưởng t cũng isfp. Người thứ tư bại não v, estp
     
    Last edited by a moderator: 25/1/16
  4. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Thứ tư mình viết đấy, nhái theo cách diễn đạt của NTP để xem có khả năng fake đươc các function khác dựa vào định nghĩa (@ccharger) không. Có vẻ không thành công lắm.

    Nhận xét chung:
    - Fake một hoặcvài đoạn ngắn mang tính tình thế thì không vấn đề gì, fake một bài dài có nội dung đầu đuôi bố cục rõ ràng thì không dễ.
    - Dễ fake ra một decisive function cùng nhóm hơn là một intuitive function (Te-Ti, Fe-Fi dễ hơn Ne-Ni, Se-Si). - - Cặp T/F cũng dễ fake hơn cặp N/S, do cặp TF có thể điều chính được theo trải nghiệm xã hội, trong khi N/S có tính bẩm sinh hơn.
    - Fake được output chứ khó fake quy trình tư duy (in qua out). Mình cố fake mindset của Ne theo mô tả nhưng nhiều đoạn vẫn lộ ra là Ni/Se. Không tự nhiên.

    Tuy nhiên những người đã develop thì biểu hiện của họ ảo vô cùng. Mấy bạn thử đoán người viết bài trong link này type gì: Học và Đọc – Phạm Tuấn Anh – Học Thế Nào
     
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Sao mở đề sớm thế, bài dài quá chưa phân tích ngay dc nên tính post sau.

    Thực ra cái ý tổng quát xuyên suốt mà nội dung người này nói tới ko có vấn đề gì, nhưng cách lý luận rất vớ vẩn kiểu Ti/Ne là đã thành công phần nào rồi chứ?
    Chỗ này quan trọng nhất. Chỉ fake giống dc vẻ bề ngoài, nhưng ko thể bắt chước dc quá trình tư duy do khác biệt function. Nên đưa vào trường hợp phải phát huy thế mạnh của type là sẽ thấy khó khăn ngay. Nhưng nó cũng là giới hạn khi "fake" thôi, nghĩa là bắt chước học vẹt chứ chưa phải học hỏi.
    Khi cái học gắn liền với sự hỏi, thì hỏi dc một câu hỏi hay tức là đã đi đúng hướng, mới là cái tiền đề để hiểu đúng bản chất vấn đề. Lúc đó tuy khác biệt dom function nhưng có cùng một cách nhìn đứng đắn về vấn đề là chuyện hoàn toàn có thể.
    Picasso có câu này chất:
    Khi tâm lý và năng lực con người hoàn thiện ở trình độ cao thì suy nghĩ mỗi người như là đều dc lấy chung từ cloud database vậy, cùng chia sẻ cùng dùng chung mind. Sự khác biệt lúc đó gắn liền với chúc năng của mỗi cá thể chứ ko còn là khác biệt "tự nhiên" nữa. Tuy mỗi người có điểm xuất phát về chức năng nhận thức khác nhau, nhưng ai cũng có quyền để truy cập tới đủ 4 yếu tố T/F, N/S. MBTI ko phải để người ta nhận ra mình khác biệt với người khác, mà là làm người ta ngày càng giống nhau hơn.
    Có lẽ đây cũng là ý của CG Jung:
    PS: Bài trên đế tối về nghiên cứu.
     
    Last edited by a moderator: 25/1/16
  6. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Bài trên đọc lại thì thấy giống một loạt những "khối" Ni/Se kết nối lại với nhau nhưng rời rạc hơn network của Ne. Nó cũng na ná Ne nhưng không có sự chặt chẽ, trôi chảy và tự nhiên của Ne thực sự.

    Mình nghĩ nếu nhận thức con người khi khởi điểm là một bức tranh trắng rất lớn thì mỗi function đại diện cho một cách fill-in bức tranh đó. Một type có thể có những biến thể khác nhau (do sử dụng màu sắc, vật liệu khác nhau) nhưng cách thức sử dụng màu sắc vật liệu đó để fill-in bức tranh thì giống. Quan trọng là, kết quả, là bức tranh được fill-in, nói chung là giống nhau. Giống chơi ghép hình thì ghép viền trước, ghép trung tâm trước hay ghép từ một góc thì kết quả hướng tới vẫn là làm sao ra được bức hình hoàn chỉnh.

    Tất nhiên một số người có thể bao quát một phần tranh rộng hơn những người khác. Nhưng khi tốc độ tiếp thu/sàng lọc thông tin của con người được đạt đến một mức độ nào đó thì nhận thức về thế giới của con người sẽ trở nên giống y như nhau. Tuy nhiên, cách thức fill-in vẫn là sự khác biệt chứ không thể đồng nhất hoàn toàn được.

    P/S: Ý của Jung là khi tri thức đã được chuẩn hóa thì điều gì nên làm đã trở nên rất rõ ràng, khi đó vai trò của decisive function sẽ bị lu mờ vì người ta không cần đến một hệ thống để đánh giá lựa chọn nữa.
     
  7. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Vãi, hèn chi phân tích kiểu Ti/Ne nhưng văn phong lại có cảm giác quen thuộc. Hơn nữa cách trình bày ý kiến lại mang dáng dấp của Te/Ni, hướng người đọc vào các phương hướng nhất định người viết nghĩ ra, thiếu tinh phân tích tới tận cùng của Ti và liên tục gợi mở vấn đề của Ne mà lại chủ động hướng tới ngay những gì có thể áp dụng thực tế được. Ti/Ne cũng có thể hướng tới việc áp dụng nhưng thường nó vẫn mang nặng tính "lý thuyết thô", và họ cũng ít tỏ ra quả quyết và chắc chắn, mà thay vào đó trông như thể họ đang tiếp tục phân tích những vấn đề mới phát sinh.

    Fake các type có cùng chức năng nhân thức dễ hơn. INTJ và ITNP khác nhau hoàn toàn nên khó là phải. Mình có thể mô phỏng ESFP nhưng INTP thì chịu.
     
  8. lemming

    lemming Guest

    Thấy ng này là t, k có ne si nên đoán bừa
     
  9. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Mấy bạn giúp mình đoán type này là gì với ạ :) (nói rõ được là I hay E thì tốt nhất ah :h: ) *cảm ơn* *tung hoa*

    ["à thì, ngoài những thứ người ta muốn ra, còn những thứ mà người ta cần. một người từng bảo với mình, ‘giữa những người lạ, ta cần một người quen. giữa những người quen, ta cần một người yêu. giữa những người yêu, ta cần một người hiểu. giữa những người hiểu, ta cần một người tin. tin và được tin.’ ừm, nhiều lúc những thứ tưởng chừng như đơn giản, như là ‘tin và được tin’, lại phải quen, phải yêu, phải hiểu. ta lại tìm thấy mình đi lạc giữa những định nghĩa, những hoài nghi, những mong muốn, tin tưởng; rồi cuối cùng lại nghiễm nhiên giật một đầu dây nào đó và mọi thứ trở nên rối lắm. có những lúc, cảm thấy như muốn gục xuống, muốn nắm lấy một cái gì đó mà đi lên, nhưng lý trí cũng đủ nhủ thầm rằng, mày đâu cần những thứ như thế, và rồi lại thu mình lại, tự loay hoay với mớ bùng nhùng. có những lúc thấy mình con trẻ quá đỗi, cuối cùng cũng chỉ ích kỉ muốn mình được yêu thương, được an toàn như bao người khác… những thứ người ta cần, đâu phải dễ dàng nhận ra. có những thứ tưởng như bên mình vậy mà lại chẳng phải, có những người tưởng như là đã quen mà hoá ra lại quá xa lạ, có những lúc ta tưởng ta tìm được thứ ta cần nhưng hình như vừa mới buông tay khỏi chính nó… lựa chọn là lựa chọn, kết quả của lựa chọn không nói lên nó sai hay đúng, chỉ cần hoàn toàn tin tưởng vào nó khi ta tạo ra nó, chỉ cần ta không hối tiếc khi thực hiện nó, vậy là cũng đủ để cho bản thân tự tha thứ cho mình, dù thế giới ngoài kia có chĩa mũi dùi vào ta."]​

    [có những thứ dù chỉ là cảm giác, nhưng lại đủ sức mạnh để khiến chúng ta trở nên ham muốn như thế đấy. cho dù nó chỉ là một khoảnh khắc, cho dù có phải vứt bỏ tất cả để đạt lấy. rồi cuối cùng dằn vặt ta đến chết không thôi.

    như thứ cuồng si và ham muốn ẩn trong họ. họ có hiểu gì về nó đâu.

    một ngày nào đó, bên cạnh tôi sẽ chẳng còn ai.

    tôi cũng sẽ cô đơn mà tan biến.

    và sẽ chẳng có ai trả lời.]

    [nếu phải nói thật, tôi sẽ nói rằng tôi chán ghét đa số mọi người.
    rất nhiều lý do, mà có khi chẳng có lý do nào cả.
    có những người chỉ gặp một lần đã cảm thấy không thể chịu nổi. có những người chỉ cần cất câu là đã có thể gắn bó cả đời.

    ‘người ta chỉ thay đổi khi người ta thực sự muốn.’
    nói dối. nói dối.

    chỉ là khi đứng trước lựa chọn.
    người ta thường hay bộc lộ.

    mà lựa chọn ra sao, đã hiển nhiên trong mỗi người rồi.
    hoạ chăng, chỉ là lừa mình dối người.]

    [con người mãi mãi là trẻ thơ, chẳng ai khôn lớn nổi, có kẻ giữ lại tâm linh của trẻ thơ, có kẻ giữ lại đầu óc của trẻ thơ. chẳng ai tin rằng ngày mai mình sẽ chết, con đường cuộc đời bất tri bất giác đi đến tận cùng. Rốt cuộc không phải cứ ngây thơ, thì là cứ hồ đồ.]

    [Người ta nói hãy tiến lên, hãy làm việc đi. Ừ thì mình làm đây, làm cực chăm chỉ, mới phát hiện ra niềm vui ở công việc mình làm, không phải giải trí thông thường nữa.
    Ví dụ như đọc sách, ví dụ như học chụp ảnh, ví dụ như thêu thùa, ví dụ như thức đêm làm bài tập hay lọ mọ gõ bài dịch tiếng anh.
    Sắp tới chuẩn bị học thêm tiếng Pháp, vừa mới đăng kí khoá học xong.
    Mấy tháng nữa thôi là bạn phải đi một mình rồi, chỉ cầu cho cuộc sống an nhiên, ngày tháng đủ đầy.]

    ["không cần phải trang điểm quá nhiều, không cần phải gồng mình lên để khoác cho mình một vỏ bọc khó hiểu, không cần phải chạy theo những cái chết. không, anh không chạy theo, anh trải nghiệm nó. từng câu từng chữ như rạch lòng để viết ra, lại không nâng cao lên, chỉ đặt nó ở đó, đúng như thứ nó thuộc về, khiến ta thấy cả một sự im ắng như đang đè nặng, như đang gào thét đánh đuổi. tôi ngưỡng mộ anh, tri âm anh cũng vì điều này. phàm người ta im lặng, như tôi, như anh, không phải vì muốn thế giới kia trông thấy. đó không phải im lặng. mà người ta im lặng ngay cả khi người ta nói, có khi người ta nói để trở nên im lặng. anh im lặng vì anh không muốn nói nhiều, vì anh đã tổn thương quá nhiều, vì có thoảng ra người ta cũng không thể hiểu. tôi im lặng để tự vệ, để theo đuổi tự do [...]"
     
    Last edited by a moderator: 25/1/16
  10. Brayno

    Brayno Guest

    Dự là INTP. :v
    Chỉ là cảm nhận riêng thui :D.
     
    Huyên Linh thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.